Có dâu út giàu, mẹ chồng biến dâu trưởng thành osin không ngờ gậy ông đập lưng ông
Từ ngày có Quỳnh, ai cũng cảm nhận rõ được sự phân biệt đối xử của bà mẹ chồng. Mọi việc trong nhà bà Nga để hết cho Phương làm trong khi bản thân bà chỉ ở nhà không làm gì cũng quyết không động vào.
Phương chăm chỉ chịu khó lại biết chu toàn việc gia đình nên cũng được nhiều người quý mến. Về nhà chồng làm dâu, cách xử sự của cô khiến chẳng ai có thể ghét nổi, kể cả mẹ chồng.
3 năm về làm dâu, bà Nga chưa khi nào phải nặng lời hay khó chịu vì mọi việc trong nhà đã có con dâu làm hết. Đến bản thân bà cũng phải công nhận rằng từ ngày có con dâu, nhà cửa luôn tươm tất sạch sẽ, bà có thêm thời gian gặp gỡ vui chơi cùng bạn bè.
Phương được nhà chồng thiện cảm như vậy cũng là lẽ thường. Có người con dâu nào vừa đi làm kiếm tiền lại vừa làm hết được mọi việc trong nhà đâu. Mỗi sáng cô đều dậy rất sớm để phơi phóng quần áo rồi nấu đồ ăn sáng cho cả nhà. Chiều về tan làm Phương lại tất bật đi chợ nấu cơm cho kịp giờ. Từng ấy năm làm dâu, điều khiến duy nhất Phương tự dằn vặt mình đó là vẫn chưa thể sinh cho chồng một người con.
(Ảnh minh họa)
Chuyện có lẽ sẽ không có gì đáng nói cho đến ngày nhà chồng Phương xuất hiện thêm một thành viên mới. Quỳnh là dâu mới trong nhà, vợ của em trai chồng cô. Phương đã biết trước Quỳnh là cô gái con nhà có điều kiện, tiểu thư lá ngọc càng vàng song cô không hề biết lúc cưới Phương đã mang bầu được hơn 3 tháng.
Con trai cả cưới bao năm vẫn tậm tịt chẳng thu được gì, nay con trai út vừa tậu trâu tậu được cả nghé, vì vậy nên bà Nga phấn khởi lắm. Thương con dâu út tiểu thư lá ngọc cành vàng không biết làm gì nay lại bầu bí vất vả, bà Nga không muốn Quỳnh phải động vào bất cứ việc gì.
Video đang HOT
Từ ngày có Quỳnh, ai cũng cảm nhận rõ được sự phân biệt đối xử của bà mẹ chồng. Mọi việc trong nhà bà Nga để hết cho Phương làm trong khi bản thân bà chỉ ở nhà không làm gì cũng quyết không động vào. Bà nói con dâu út mới về nhà còn lạ nước lạ cái lại còn đang mang bầu nên tất nhiên phải được ưu tiên. Được mẹ chồng mở lời, Quỳnh càng được đà để hết việc nhà cho chị dâu.
Quỳnh mới ra trường chưa đi làm thì đã bầu bí cưới xin nên bố mẹ cô muốn cô ở nhà nghỉ ngơi, chờ sinh con rồi đi làm chưa muộn. Được bố mẹ chồng viện trợ hàng tháng nên cô sống cũng thoải mái, hàng ngày hẹn hò bạn bè đi chơi, mua sắm rồi đến chiều chờ chồng về.
Dù là gái mang bầu nhưng với Quỳnh, phụ nữ lúc nào cũng phải đẹp. Mỗi khi ra ngoài đường cô lại thay một bộ quần áo mới cho hợp với nơi mình cần đến. Quần áo chưa bẩn nhưng thay ra cũng vứt luôn vào chậu để chị dâu giặt.
Bữa cơm trong gia đình cũng trở nên phiền toái hơn khi nàng dâu út rơi vào thời kỳ nghén ngẩm. Quỳnh món này không ăn được rồi món kia có mùi khiến cả nhà phải chiều theo. Khổ nhất là Phương khi công việc nhà đã nhiều nay còn phải hầu hạ thêm em dâu.
Phương trở thành cô ôsin không hơn không kém. Tưởng vậy cô sẽ được mẹ chồng yêu mến trân trọng hơn thế nhưng Phương vẫn phải nghe những lời nói kháy, nói móc. Nhà có hai chị em dâu, dâu út đã có bầu còn cô thì mãi vẫn chưa có. Bất chấp Phương làm hết việc nhà rồi cả đi làm kiếm tiền, cô vẫn chỉ là số 0 trong gia đình, không hơn không kém.
Vất vả một thời gian dài khiến Thúy suy nhược cơ thể mà đổ bệnh. Hôm đó trở về nhà thấy vợ nằm ngủ mãi không dậy, cơm thì chưa nấu nên chồng cô vào phòng gọi. Lay mãi không thấy vợ dậy, anh hoảng loạn đưa vợ vào viện cấp cứu.
(Ảnh minh họa)
Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy nhược cơ thể cộng thêm việc rong kinh nên bị ngất đi như vậy, yêu cầu tĩnh dưỡng và bồi bổ thêm. Thế là cả gia đình bà nháo nhào lên, chia người ở trong viện để chăm sóc con dâu cả và dâu út ở nhà.
Chính sự ích kỷ, phân biệt đối xử của bà Nga đã khiến con trai bà thành người vất vả hơn bao giờ hết. Một mình anh chạy ngược chạy xuôi ở viện rồi lại đến cơ quan. Bà Nga nhìn con trai vất vả mà hối hận vô cùng. Nếu bà yêu thương, san sẻ việc nhà với con dâu hơn thì chuyện đâu đến mức thế này.
Theo eva.vn
Chán ngán với bà mẹ chồng muốn con dâu MUA CẢ CHỢ QUÊ về cho con gái nhưng lại... QUÊN GỬI TIỀN
Mỗi tháng bà đưa cho em thêm 2 triệu tiền ăn của 2 ông bà. Bà biết là không đủ nhưng thẳng tưng tuyên bố: "Bố mẹ hỗ trợ 2 triệu mỗi tháng, còn vợ chồng anh chị lo, coi như đó là báo đáp công ơn bố mẹ nuôi ăn nuôi học". Phận làm dâu như em cũng chỉ biết vâng chứ biết nói gì nữa.
Quy luật ở đời là mẹ đẻ thương con gái hơn con dâu thì ai mà chẳng rõ, thế nhưng thương theo cách của mẹ chồng em thì không thể nào mà chấp nhận nổi các mẹ ạ!
Em về làm dâu bà 5 năm nay nhưng chưa năm nào hết ấm ức mỗi dịp Tết đến. Năm em về làm dâu là mẹ chồng em cũng về hưu. Trước bà làm kế toán cho một công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng. Nhiều lúc nghĩ hay do cái nghề của bà đã ngấm vào máu nên lúc nào bà cũng tính toán thiệt hơn, khôn hết phần thiên hạ như thế. Chẳng thế mà em vừa về chân ướt chân ráo, bà giao cho toàn quyền chợ búa, mỗi tháng đưa thêm cho 2 triệu tiền ăn của 2 ông bà. Chắc bà sợ đi chợ tốn kém, lo thiệt hơn.
Chẳng là thế này, chồng em là con trai một, dưới có một cô em gái lấy chồng cách nhà khoảng 30 km, gia đình chồng cô ấy cũng không có điều kiện lắm, 2 vợ chồng phải thuê nhà trọ ở Hà Nội để đi làm. Mẹ chồng em xót xa lắm. Lúc nào nhắc đến cô út là bà lại thở dài thườn thượt nói: "Khổ! cảnh thuê trọ biết bao giờ mới thoát, giờ mà mình có tiền thì cho nó mua cái nhà nhỏ nhỏ thì tốt quá!".
Nghe những lời như thế, em cũng không khỏi chạnh lòng, vì thực ra cuộc sống của vợ chồng em cũng đâu có dư dả gì cho cam, nhà thì vẫn ở chung với bố mẹ chồng trong một căn tập thể từ ngày xưa, cũ rích. Thế mà bà chẳng thương, chẳng xót lại cứ lúc nào cũng lo cho con gái. Nhưng thôi, đó là quy luật ở đời, mẹ với con gái bao giờ chẳng hơn con dâu khác máu tanh lòng. Em cũng ngậm ngùi chấp nhận số phận và cố gắng để trở thành 1 nàng dâu làm tròn trách nhiệm với nhà chồng.
Tết nào em cũng è lưng lo tết cho cả cô út (ảnh minh họa)
Nhưng hình như em càng cố gắng thì bà càng lấn tới, càng muốn em hoàn thành nghĩa vụ một cách xuất sắc khi làm dâu trưởng. Trong năm, cứ cuối mỗi tháng vợ chồng con cái cô ấy về thăm ông bà ngoại là 1 lần em phải è lưng phục vụ, mua sắm đủ thứ để đãi khách. Đã vậy còn phải lo mua đủ thứ rau sạch, hoa quả sạch, thịt thà cá mú cho cô ấy mang đi Hà Nội ăn dần. Trong khi cả mẹ cả con mở lời nhờ sơn sớt nhưng cấm ai dám gửi tiền mua bao giờ. Thôi thì em cũng cắn răng chịu đựng chứ biết làm sao, rồi lại tự động viên mình rằng: "Cả tháng mới mua có 1 lần nên cố được!".
Mỗi tháng bà đưa cho em thêm 2 triệu tiền ăn của 2 ông bà các mẹ ạ. Bà biết là không đủ nhưng thẳng tưng tuyên bố: "Bố mẹ hỗ trợ 2 triệu mỗi tháng, còn vợ chồng anh chị lo, coi như đó là báo đáp công ơn bố mẹ nuôi ăn nuôi học".Phận làm dâu như em cũng chỉ biết vâng chứ biết nói gì nữa.
Mỗi tháng đưa 2 triệu mà Tết đến trăm nghìn thứ phải lo mà bà cũng chẳng thương. Đã vậy, bà còn muốn mang cả cái chợ quê về phục vụ con gái yêu. Những ngày này lo sắm tết cho gia đình mình, lo nội lo ngoại chưa xong, em còn phải lo cả tết cho cô em chồng theo chỉ thị của mẹ chồng.
Bánh chưng bà cũng muốn gói nhiều để cho cô út, thịt thà các loại cũng muốn em mua vì lý do: "Thịt ở nhà sạch chứ ở Hà Nội thì biết thế nào, còn đợi nghỉ tết mới về quê nhà nó mua thì còn cái gì mà mua". Vậy mà bà có đưa thêm cho em xu lẻ nào để lo tết đâu cơ chứ.
Nói chắc các mẹ không tin, em phải sắm cho cô ấy từ nải chuối xanh, từ quả bưởi bày bàn thờ. Đến ngày e gọi gà ăn tết thì bà với theo nhắc: "Tiện thì gọi luôn cho cái Trang (tên em chồng em) 3 con nhé!". Nói đến đặt giò bà cũng không quên phần con gái... Nói chung là nhà em sắm cái gì là bà nhắc "mua hộ" cô út cái đó. Thật quá chán ngán mà không biết làm sao. Em định cố gắng nốt năm nay thôi, còn từ năm sau phải tìm cách từ chối chứ không thể để tiếp diễn cảnh này được nữa. Các mẹ cho em cao kiến với?
TN
Theo emdep.vn
Ở đời, mấy ai có thể? Người ta chỉ nhìn thấy cô cao thượng, bao dung, đâu đếm được ngày cô đau buồn mấy lần, bị bao ánh mắt dò xét lẫn thương hại khi làm người đàn bà đi bên lề hạnh phúc của chồng mình. Đi thăm đồng nghiệp trong bệnh viện, tôi thoáng thấy bóng dáng quen quen. Chạy lên nhìn, tôi mừng rỡ nhận ra...