Có dâu, khỏi cần osin
Tốt nghiệp đại học, tôi có việc làm ở thành phố, rồi lấy chồng người thành phố. Ngay từ khi yêu nhau, tôi đã biết làm dâu thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự khác biệt về văn hóa, sở thích, tính cách…
ảnh minh họa
Giữa một người nhà quê như tôi và một gia đình “danh gia vọng tộc” thành phố của chồng.Nhưng vì yêu chồng, vì tự tin, và hơn hết tôi tự nhủ rằng, nếu mình thật sự cố gắng thì chắc chắn tôi sẽ được chấp nhận và yêu thương. Song, tôi nhầm.
Ngay khi bước chân vào nhà chồng, nghĩa là ngay buổi tối đầu tiên trở về nhà sau tuần trăng mật, mẹ chồng nắm tay tôi, kéo vào phòng riêng, giọng dịu dàng: “Mẹ muốn nói vài câu với con dâu của mẹ”. Ngay khi cánh cửa vừa đóng lại sau lưng, tôi đã có cảm giác “cảnh giác” khi gương mặt mẹ chồng tôi không còn nụ cười niềm nở. Bà nhìn tôi vài giây rồi nghiêm giọng: “Từ nay, con là dâu nên có phận sự lo toan mọi việc trong nhà”. Bà chậm rãi liệt kê những việc tôi phải “đảm trách”: lo ăn sáng cho cả nhà trước khi đi làm, lo việc nội trợ, từ chợ búa, cơm nước đến giặt dũ, dọn dẹp nhà cửa …”. Lúc đó, chồng tôi, có lẽ vì sốt ruột, nên đẩy cửa bước vào, lên tiếng bênh vợ: “Mẹ! Thơm còn phải đi làm chứ có ở nhà đâu”. Mẹ chồng tôi lạnh băng: “Vậy, mẹ sẽ phải dậy sớm hầu anh chị nhé !”. Tôi khẽ kéo tay anh: “Không sao đâu! Em sẽ cố gắng!”, rồi quay sang mẹ chồng: ” Vâng! Thưa mẹ”.
Buổi sáng, khi trời còn tối mù, dù chồng níu kéo, tôi vẫn gạt ra, bò dậy, xuống bếp bắc hai ấm nước, vừa để pha cà phê, pha trà, vừa để uống trong ngày. Tiếp đó, tôi hầm xương, băm thịt …để hôm thì làm mì, hôm khác nấu phở, bún… Có hôm tôi rang cơm hay đồ xôi…Các món điểm tâm tôi nấu tuy không ngon bằng ngòai tiệm, nhưng tôi nghĩ, dù sao cũng ăn được. Bằng chứng là bố chồng, anh và cô em chồng …đều “chén” sạch sẽ. Riêng mẹ chồng, có lẽ do “không ưa nên dưa hóa dòi”, thường tỏ ý không hài lòng, lúc chê mặn, chê nhạt, khi kêu phở nát, thịt dai…Thậm chí, không ít lần, bà mỉa mai: “Chỉ người nhà quê như cô mới ăn thế này!”. Tôi rất buồn và thất vọng nhưng chỉ lặng lẽ vâng dạ: “Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm”.
Hàng tháng, mẹ chồng đưa tôi 1 triệu để chi tiêu mọi việc trong nhà với lý lẽ: “Ngày xưa chúng tôi lo cho chồng cô ăn học. Giờ, lẽ ra anh chị phải có trách nhiệm nuôi bố mẹ. Nhưng thôi! Biết là thu nhập của hai đứa cũng chỉ ba cọc ba đồng nên tôi đóng góp”. Thời gian đầu, tôi cố gắng dè xẻn, huy động hết lương của hai vợ chồng nên cũng tạm đủ. Nhưng giá cả tăng vọt khiến tôi méo mặt. Mở miệng “xin thêm kinh phí” của mẹ chồng thì lại ngại. Vả lại, chắc gì đã được, lại còn bị mắng. Thế nên dạo này, các bữa ăn bị tôi “hạ tiêu chuẩn”: Buổi sáng chỉ có mì ăn liền, xôi hay bánh mì trứng… Bữa tối, thay vì 3, 4 món như trước đậy, tôi chỉ nấu một món mặn và một tô canh, thêm ít dưa giá , rau sống hay dưa leo… Đã không thông cảm, mẹ chồng còn mỉa mai: “Cô định mua nhà riêng hay sao mà tiết kiệm thế?”. Chồng tôi bênh vợ: “Mẹ, Thơm đã rất cố gắng rồi!”. Bà vứt đũa xuống bàn: “Tôi già rồi! Ăn uống thế này, nuốt không nổi!”. Tôi cúi mặt, nước mắt lã chã rơi vào chén cơm…
Video đang HOT
Tôi không biết sẽ tiếp tục cuộc sống “dâu quê ra phố” như thế nào đây? Rất muốn thoát khỏi bà mẹ chồng độc đoán bằng cách thuê nhà trọ ra ở riêng. Nhưng chồng tôi không chịu vì anh là con trai duy nhất. Anh hay nói: “Em ráng chịu một thời gian nữa. Mẹ sẽ hiểu và thương em thôi”. Nhưng tôi không biết “một thời gian nữa” là bao lâu?
Theo PNO
Con dâu "trời đánh"
Từ ngày ba thằng Thắng mất, tôi chưa bao giờ thấy cái gánh mà tôi đang vác trên vai lại nặng nề như thế. 46 tuổi, ngay cả trong mơ tôi cũng không tin là mình sắp sửa làm mẹ chồng.
Vậy mà điều đó sắp trở thành sự thật. Hoặc là tôi chấp nhận con dâu "trời đánh" hoặc tôi mất con. Nó đã ra tối hậu thư với tôi như vậy.
Cả tháng nay, không có đêm nào tôi ngủ được. Kể từ khi thằng Thắng dẫn con Nga về, tôi có cảm giác có một trận cuồng phong đang chờ đợi đâu đó và sẽ bất ngờ giáng xuống đầu mình. Tôi không dám nhìn lâu cái đầu tóc nhuộm đỏ choét của cô gái đó, cũng không đủ can đảm ngồi nói chuyện với cô ta quá 3 câu.
Nhớ hôm đầu tiên Thắng nói đưa người yêu về giới thiệu, nó bỏ nhỏ với tôi: "Mẹ đừng nhìn bên ngoài mà đánh giá Nga, cô ấy tốt lắm mẹ ạ". Trời ơi, suýt chút nữa là tôi ngất xỉu khi thấy cô ta, vậy mà nó còn bảo cô ta tốt lắm nghĩa là sao? Người có tâm tốt không bao giờ bộc lộ ra bên ngoài một ngoại hình kinh khiếp như vậy. "Ba con theo vợ bé bỏ mẹ con từ hồi con còn nhỏ xíu. 5 tuổi con phải theo mẹ con ra ga Sài Gòn bán trà đá, bánh mì dạo..."- Nga kể với tôi trong bữa cơm.
Nghĩa là cô con dâu tương lai của tôi xuất thân từ giới giang hồ đầu đường xó chợ; từ nhỏ đã quen nói tục, chửi thề, tranh giành, đánh nhau. Nga chỉ học hết lớp 9 bổ túc văn hóa. "Mới đầu con mở cái shop nhỏ xíu bán quần áo cũ, sau đó dành dụm mở cái bự hơn. Cứ vậy mà bây giờ con được mấy cái tiệm thời trang..." - Nga vừa gắp thức ăn cho thằng Thắng vừa kể.
Tôi quan sát cô gái 22 tuổi đang ngồi đối diện. Trông cô ta già dặn hơn tuổi của mình rất nhiều.
Khi ba thằng Thắng mất, tất cả yêu thương tôi dồn hết cho con những muốn sau này nó nên người, coi như tôi hoàn thành tâm nguyện của người đã khuất. Vậy mà học hết lớp 11, nó nhất quyết bỏ học: "Con học không vô nữa, mẹ ép con, con cũng không học được" - nó nói như khóc.
Hết năn nỉ, khuyên nhủ đến dọa nạt, nó cũng không nghe, tôi đành phải để con đi học nghề sửa chữa xe máy với ông sửa xe trong xóm theo ý nguyện của nó. Nó lanh lẹ, thông minh nên ông rất thương và truyền hết các ngón nghề. Vì thế, không bao lâu, nó đã thành thợ sửa xe chủ lực trong tiệm của ông. Tôi biết thằng con tôi sẽ gắn bó với cái nghề vất vả này suốt đời bởi nó cứ liên tục đi học hết lớp này tới lớp khác để nâng cao tay nghề. Và bây giờ khi đã 23 tuổi đời, nó lại đi học bổ túc văn hóa để lấy cái bằng cấp III. Nó bảo tôi: "Mai mốt con sẽ thi vô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, học cho có bài bản". Tôi chưa kịp mừng vì cái sự học của nó thì đùng một cái, nó tuyên bố cưới vợ.
Sau lần gặp đầu tiên, tôi bảo con: "Mẹ không đồng ý. Con phải biết rằng xuất thân của một con người rất quan trọng. Ba con Nga bỏ vợ con theo vợ bé, nó là bụi đời thứ thiệt, làm sao có thể làm dâu con nhà này? Hơn nữa, con còn quá trẻ, phải lo sự nghiệp, vướng vô vợ con làm gì?".
Nhưng Thắng không nghe. Nó bảo hiện giờ cả nó và Nga đều có công ăn việc làm ổn định, không chỉ lo cho bản thân mà còn có thể lo cho cha mẹ, anh em đủ đầy. Về ngoại hình tóc xanh tóc đỏ quần áo quái dị của Nga, thằng con tôi bênh vực: "Coi cô ấy vậy chớ không phải vậy đâu mẹ. Chẳng qua là do làm ăn, buôn bán nên phải hầm hố một chút cho thiên hạ ngán, không dám ăn hiếp". Nhưng tôi kiên quyết: "Mẹ nói không là không! Nếu con không nghe lời thì đừng có trách mẹ". Thằng con tôi nhăn mặt: "Mẹ thiệt kỳ. Chuyện hạnh phúc của đời con chớ có phải của mẹ đâu mà mẹ lo dữ vậy?".
Nó nói cứ tỉnh rụi như không. Tôi không ngờ nuôi con không lớn đến từng này rồi mà nói nó chẳng chịu nghe lời, lại còn đi bênh vực người dưng. Tôi buồn đến đổ bệnh. Nó bảo con Nga đi chợ, cơm nước cho tôi. Công bằng mà nói, con nhỏ nấu ăn cũng được. Nhưng sao mỗi khi nhìn thấy nó là máu trong người tôi lại sôi sục.
Tôi bảo thằng Thắng: "Con nói với con Nga đừng có tới lui nữa, nhìn nó, mẹ bệnh thêm". Thằng con tôi lại giở câu nói quen miệng của nó: "Mẹ thiệt kỳ...". Tôi quát: "Kỳ, kỳ cái gì? Mẹ từng tuổi này rồi, mẹ biết nhìn người. Cái ngữ ấy mà dâu con gì? Rước nó về, mai mốt nó leo lên đầu con mà ngồi".
Có lẽ trong cơn nóng giận, tôi đã nói nhiều lời khó nghe nên thằng Thắng ra "tối hậu thư": "Mẹ không cưới Nga cho con thì con tự cưới. Mẹ không cần phải bận tâm. Nhưng con nói trước, nếu như vậy thì con sẽ đi ở rể nhà người ta, mẹ đừng có trách".
Trời ơi, lại còn như vậy nữa? "Được rồi, chúng mày thích làm gì đó thì làm, tao không quan tâm. Muốn đi đâu đó thì đi" - tôi lại quát lên. Thằng Thắng bỏ ra ngoài. Từ bữa đó, nó lầm lũi đi về, không ríu rít chuyện trò với mẹ như trước. Tôi hỏi gì thì nó trả lời, không thì thôi. Tôi có cảm giác như có ai đó đang bóp nghẹt trái tim mình.
Không lẽ tôi sắp mất con thật hay sao? Nhìn nó bây giờ, tôi biết nó bị con kia bỏ bùa mê thuốc lú, nhưng cái ngữ ấy thì dâu con gì hả trời!
Theo VNE
Những cơn mưa đời người Vài hạt mưa lác đác trên thềm nhà rồi càng lúc mưa càng mạnh dần. Má tôi nhìn trời khẽ thở dài: "Vậy là ba mày lại có việc để làm rồi đấy Bi". Hồi ấy tôi chỉ nghe vậy thôi. Còn bé xíu, lại mãi lăng xăng với những trò nghịch mưa, tôi nào có hiểu má nói gì. Chỉ biết, mỗi...