Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là có thai hay không?
Chắc hẳn không ít chị em đã từng gặp phải tình trạng cơ thể có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch. Sẽ càng hoang mang hơn đối với những chị em chưa có kinh nghiệm.
Để giải đáp chính xác câu hỏi này chị em hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Chắc hẳn không ít chị em đã từng gặp phải tình trạng cơ thể có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạchCác dấu hiệu mang thai
Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có những thay đổi nhất định. Sau đây là những dấu hiệu mang thai phổ biến:
Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất, nếu quan hệ tình dục và trễ kinh khoảng 1 tuần thì khả năng bạn mang thai là rất cao.
Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất, nếu quan hệ tình dục và trễ kinh khoảng 1 tuần thì khả năng bạn mang thai là rất caoCăng tức ngực
Ngực căng cứng, tức và có cảm giác hơi nhức, chạm vào sẽ thấy hơi đau.
Mệt mỏi, chán ăn, thay đổi khẩu vịNôn ói, choáng váng, khó thởĐau râm rang, căng tức vùng bụng dướiRa một ít máu ở quần lótNhững nguyên nhân khiến chị em có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch
Mang thai giả
Video đang HOT
Mang thai giả hay mang thai tưởng tượng, có nghĩa là những dấu hiệu mang thai của cơ thể chỉ do chị em tưởng tượng ra. Những dấu hiệu chân thật đến bất ngờ nhưng khi thử que thì chỉ có 1 vạch, đi khám bác sĩ cũng không phát hiện bào thai.
Đây có thể do tâm lý lo lắng, áp lực chuyện con cái của các cặp đôi. Vì thế, chị em hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, không nên quá căng thẳng để không mắc phải tình trạng mang thai giả.
Khi trễ kinh, chị em thường nghĩ ngay đến chuyện mang thai. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng này. Vì thế, khi trễ kinh chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ mang thai, bạn hãy chờ khoảng 1 tuần – 10 ngày (kể từ ngày quan hệ) và thử que để có kết quả chính xác hơn.
Que thử thai bị hỏng
Cũng không thể bỏ qua trường hợp que thử thai hết hạn sử dụng hoặc bị lỗi kỹ thuật, lúc này giấy quỳ trong que không phản ứng với nước tiểu và không thể cho kết quả chính xác.
Thử thai quá sớm
Khi thử thai quá sớm, lượng HCG trong nước tiểu chưa cao nên khi thử thai, que chỉ cho kết quả 1 vạch hoặc 1 vạch mờ, 1 vạch đậm. Bên cạnh đó, lúc này trứng được thụ tinh và chưa vào tử cung nên khi siêu âm cũng không phát hiện bào thai.
Cách sử dụng que thử thai đúng cách
Để có được kết quả chuẩn xác, chúng ta nên tham khảo cách sử dụng que thử thai mà bên dưới.
Trước tiên, chúng ta phải đảm bảo que thử thai mình sử dụng là sản phẩm chất lượng. Khi mua que, chị em nên kiểm tra vỏ hộp xem còn nguyên vẹn không, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng không, hạn sử dụng tới ngày mấy?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại que thử thai khác nhau, tuy nhiên cách sử dụng của chúng cũng tương tự nhauThử thai theo đúng hướng dẫn sử dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại que thử thai khác nhau, tuy nhiên cách sử dụng của chúng cũng tương tự nhau.
Bước 1: Lấy lọ đựng nước tiểu trong bộ dụng cụ đi kèm trong que, hứng nước tiểuBước 2: Xé vỏ bao thử thaiBước 3: Cầm bao thử thai đặt vào lọ chứa nước tiểu theo hướng mũi tên. Lưu ý không nên cho que ngập sâu hơn mức quy địnhBước 4: Chờ 5 phút rồi đọc kết quả. Nếu xuất hiện 2 vạch hoặc 1 vạch mờ 1 vạch đậm thì có nghĩa là bạn đã có thai, ngược lại nếu que xuát hiện 1 vạch thì bạn không mang thai.
Theo Viknews
Nguy cơ sức khỏe khi "yêu" bằng miệng
"Quan hệ" bằng miệng có thể khá thú vị nhưng chỉ khi được thực hiện đúng cách. Và quan trọng hơn là khi bạn cảm thấy có thể thực hiện một cách an toàn không cần bảo vệ.
Theo một số nghiên cứu, quan hệ "bằng miệng" là khá phổ biến trong tình dục khác giới cũng như tình dục đồng giới, tuy nhiên, đa số là không được bảo vệ. Bạn có thể không thích "yêu" mà phải dùng các biện pháp bảo vệ nhưng nguy cơ bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau như cácbệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư là cao. Dưới đây là những nguy cơ sức khỏe của "quan hệ" bằng miệng.
Nhiễm vi-rút HIV
Vi-rút HIV có thể được lây truyền qua dịch cơ thể như tinh dịch, nước bọt. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền qua phơi nhiễm với nước bọt là ít hơn khá nhiều so với qua tinh dịch. Nhưng điều đó không có nghĩa "quan hệ" bằng miệng với người nhiễm HIV là an toàn vì có nhiều yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ lây bệnh. Những yếu tố này gồm dị ứng, xuất tinh trong miệng, ức chế miễn dịch, loét và viêm. Hơn nữa, khi tần số quan hệ tình dục và số lượng "đối tác" nhiều, nguy cơ sẽ cao hơn và nguy cơ tích lũy sẽ cao hơn so với quan hệ xâm nhập.
Ung thư
Một nghiên cứu công bố trực tuyến trên tờ JAMA Oncology chỉ ra rằng quan hệ tình dục đường miệng có thể tăng 7 lần nguy cơ ung thư đầu và cổ. Nó chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa HPV-16, một loại vi-rút HPV gây ung thư cổ tử cung, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ gia tăng phát triển ung thư. Vì vậy, nếu bạn bị nhiễm HPV, bạn nên tránh "quan hệ" bằng miệng.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Không nhiều người biết rằng "quan hệ" bằng miệng có thể đóng vai trò như một con đường lây truyền nhiều mầm bệnh đường miệng, hô hấp và sinh dục. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ngoài HIV còn có herpes, lậu, Chlamydia, viêm gan, giang mai, mụn cóc sinh dục và nhiễm kí sinh trùng đường ruột. Nếu bạn bị bất cứ vấn đề sức khỏe nào ở miệng như lợi chảy máu, vết rách ở miệng, loét da, các nhiễm trùng này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ. Vi-rút herpes gây loét hoặc tổn thương ở miệng và bộ phận sinh dục, có thể dẫn tới tiếp xúc da-da nên vi-rút có thể lây truyền khi "quan hệ" bằng miệng. Trong những trường hợp nhiễm Chlamydia, lậu, viêm gan và giang mai, vi-rút hoặc vi khuẩn có thể được truyền qua máu khi bạn tiếp xúc với dịch cơ thể trong khi "yêu".
Cũng giống như các hình thức quan hệ tình dục khác, một vài biện pháp phòng bệnh dưới đây có thể giúp bạn "yêu" bằng miệng an toàn:
- Sử dụng các màng chắn miệng hoặc bao cao su trong khi "quan hệ" bằng miệng có thể giảm nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV.
- Hạn chế tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo.
- Đảm bảo không có vết rách hoặc tổn thương nào trong bộ phận sinh dục.
- Duy trì vệ sinh răng miệng hợp lý và tránh xa hình thức quan hệ này nếu miệng bạn có vết loét, chảy máu lợi hoặc bất cứ vấn đề răng miệng nào.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ nếu bạn thường xuyên "yêu" bằng miệng.
Theo Sức khỏe đời sống
Mất kinh 6 tháng có bị bệnh gì không? Em đã 6 tháng rồi em không có kinh, đi khám thì bác sĩ có cho em dùng thuốc tránh thai. Nhưng em đã dùng được nửa tháng rồi mà vẫn chưa thấy có kinh trở lại. Chị cho em hỏi như vậy là em bị sao và làm thế nào để có kinh trở lại ạ? Ảnh minh họa - Nguồn Internet...