Có dấu hiệu “bảo kê”?
Một cơ sở hoạt động không có giấy phép, xả chất thải độc hại trực tiếp ra môi trường, báo chí đã từng có bài phản ánh nhưng các cơ quan chức năng huyện Phú Xuyên và thị trấn Phú Minh vẫn… đứng ngoài cuộc, mặc cho cơ sở hoạt động “chui”.
Chưa kịp cho người đi kiểm tra…
Báo PL&XH số ra ngày 23 và 24-8-2012 đăng các bài: “Một cơ sở kinh doanh không phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường”, và “Chất thải chảy về đâu?”, phản ánh về sự xuất hiện và tồn tại của một cơ sở giặt, nhuộm quần áo bò không có giấy phép và gây ô nhiễm môi trường tại thị trấn Phú Minh. Đây là cơ sở hoạt động “chui” trong khu nhà xưởng của Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm.
Vào thời điểm PV đến xác minh, phía đầu nhà (ngay cạnh đường đi) có 1 hố ga chứa chất thải trực tiếp, sau đó, nước từ hố ga này trào ra đường, biến đoạn đường trũng thành một bể nước đen thui và bốc mùi đến ngạt thở. Khi bài báo đăng đã nhận được sự ủng hộ của người dân thị trấn Phú Minh là cần xử lý cương quyết đơn vị vi phạm. Đồng thời, nếu cơ sở này sau khi xử lý vi phạm vẫn không đảm bảo vấn đề xử lý chất thải thì điều cần thiết là phải đóng cửa, dừng hoạt động.
Đơn vị này đã xả chất thải lỏng gây ô nhiễm môi trường nhưng không hề bị các cơ quan chức năng thị trấn Phú Minh và huyện Phú Xuyên “sờ gáy”. Đại diện UBND thị trấn Phú Minh cho biết: “Chúng tôi mới phát hiện ra nên chưa kịp cho người đi kiểm tra để xử lý”. Còn đơn vị cho thuê nhà xưởng là Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm thì… không quan tâm đến chuyện gây ô nhiễm môi trường của cơ sở này. Có lẽ vì “không quan tâm” nên từ khu nhà làm việc của ban lãnh đạo Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm đến xưởng hoạt động của anh Khuyên khoảng 50m đường bộ mà ông Vũ Văn Tài, TGĐ Cty này “không nhìn thấy” hồ nước thải đen thui xả ra phủ kín lối đi? Hay ông Tài đang cố “làm ngơ” cho đơn vị gây ô nhiễm hoạt động?
Nơi chứa chất thải ô nhiễm là… dòng chảy ra sông Hồng.
Biết rồi… nhưng vẫn cứ làm ngơ!
Gần 1 tháng sau, khi PV liên hệ lại với đại diện UBND thị trấn Phú Minh, ông Hoàng Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Chiều 21-8, UBND thị trấn đã mời chủ cơ sở kinh doanh đó lên làm việc và đã đình chỉ hoạt động”. Đồng thời ông Nhàn cũng tự tin khẳng định, cơ sở hoạt động trái phép và gây ô nhiễm này đã bị đình chỉ. Bằng nguồn tin đã được xác minh, PV khẳng định, cơ sở này vẫn đang hoạt động tại thời điểm PV đang trao đổi với ông Nhàn, thì vị Phó Chủ tịch này mới tỏ ra lúng túng: “Họ vẫn hoạt động hả anh, để tôi…”(?!).
Video đang HOT
Kể từ đó đến nay, người dân thị trấn Phú Minh phản ứng quyết liệt việc cơ sở hoạt động chui lại gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Nhưng các cấp chính quyền địa phương thì vẫn thờ ơ đến lạ lùng. Ông Nhàn không hề có thông tin phản hồi với báo chí như đã hẹn. Nhiều lần PV về liên hệ làm việc, nhưng những người có trách nhiệm đều “trốn” với những lý do bận họp, đi viện…
Thâm nhập tại cơ sở hoạt động hấp, nhuộm, giặt quần bò, có hàng nghìn chiếc quần bò đợi gia công. Một dàn máy đang hoạt động xả xuống rãnh dưới gầm máy một dòng nước đen thui và đầy bọt. Một khu vực để nhiều túi và lọ chứa chất bột và kem, được cho là hóa chất, một người quản lý khẳng định: “Bọn em là doanh nghiệp hoạt động thì gây ô nhiễm là lẽ đương nhiên rồi…”. Chủ của cơ sở này cũng thừa nhận cơ sở kinh doanh gia công quần áo chưa có giấy phép hoạt động và không hề chịu bất kỳ khoản thuế nào.
Đặc biệt hơn là hiện nay, cơ sở hoạt động nói trên đã được sự “tiếp tay” của Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm để xẻ rãnh, dẫn nguồn chất thải lỏng trực tiếp đó ra một khu đất um tùm cỏ dại trong khuôn viên Cty.
Đáng lưu ý, khu chứa chất thải lỏng của cơ sở này cũng chính là nơi có nguồn nước thải của Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm “chạy qua” để tuồn ra sông Hồng. Trên địa bàn thị trấn Phú Minh đang triển khai dự án nước sạch để bán đến từng hộ dân. Được biết, dự án này vừa hoàn thành việc khoan giếng và lắp đặt hệ thống dẫn nước. Hiện nay, nhiều hộ dân đã được sử dụng nước, nhưng là quá trình dùng thử nên chưa phải mất tiền mua nước.
Đây là nguồn nước được lấy trực tiếp trong lòng đất, nơi đặt giếng khoan để lấy nước cách nơi cơ sở gia công quần áo xả nước trực tiếp ra môi trường chỉ khoảng 300m. Điều này khiến người dân lo ngại nguồn nước họ đang sử dụng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày sẽ bị nhiễm các chất độc hại từ cơ sở gia công quần áo trong khu vực Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm thải trực tiếp ra môi trường.
Đề nghị UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN-MT và CA huyện Phú Xuyên kiểm tra hoạt động của cơ sở gia công quần áo bò trong khuôn viên Cty CP Thực phẩm Vạn Điểm, cũng như xác định trách nhiệm của UBND thị trấn Phú Minh trong công tác quản lý địa bàn.
Theo plxh
Làng quê ngập rác: Hành động trước khi quá muộn
Trả lời Thanh Niên, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng tình trạng làng quê ngập rác mà Thanh Niên phản ánh đã đến mức báo động, cơ quan hữu trách và các địa phương cần phải hành động ngay trước khi quá muộn.
Ông Tùng cho biết, trung bình mỗi ngày một người dân thải ra khoảng 0,7 kg chất thải, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh khoảng 6,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, nhưng tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt khoảng 40-55%.
Rác thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng trên toàn quốc hiện chỉ có 12/63 tỉnh, thành có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn, hầu hết các bãi rác thải ở nông thôn là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên. Nhiều xã không có quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác nên các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, khiến rác thải nông thôn trở thành vấn đề nan giải.
Rác ở nông thôn đã trở thành vấn đề khẩn cấp - Ảnh: Q.Duẩn
Ông nghĩ gì trước tình trạng người dân đổ rác khắp nơi, nhiều bãi rác tự phát mọc lên sát các khu dân cư... ở hầu hết các vùng nông thôn?
Đúng là hiện nay, ở nhiều làng xã có tình trạng rất nhiều bãi rác "mọc" lên một cách bừa bãi, không được dọn dẹp thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan nông thôn. Khi đi về các làng quê, chúng ta dễ dàng nhận thấy, có thể đường làng, ngõ xóm thì sạch nhưng các bãi rác chất đống tại đầu làng, đầu xã hoặc tại một khu vực đất trống nào đó lại đang bốc mùi kinh khủng. Điều lo lắng hơn là tình trạng này trong mấy năm gần đây có xu hướng gia tăng trong khi các địa phương lại đang lúng túng, chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả, triệt để.
Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể tới việc chưa có quy hoạch quản lý chất thải rắn tại nhiều địa phương, mới chỉ loay hoay chọn vị trí bãi chôn lấp/xử lý mà chưa có được quy hoạch tổng thể. Một nguyên nhân mà chúng tôi nghĩ rằng cần phải nhìn nhận để giải quyết một cách thấu đáo, cặn kẽ và cương quyết là sự chồng chéo, không rõ ràng, thiếu thống nhất trong phân công phân nhiệm quản lý chất thải rắn nông thôn giữa các cấp các ngành, giữa các cơ quan ở trung ương, các cơ quan tại địa phương. Điều đó dẫn đến việc phân tán các nguồn lực, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ai cũng thấy đó là vấn nạn, ai cũng kêu là phải thế này thế nọ, nhưng chưa thực sự xắn tay áo vào làm, làm một cách nghiêm túc và bài bản.
Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe người dân thưa ông?
Ở nhiều nơi, đến đầu làng đã thấy bãi rác, các bãi rác tạm này (gọi là tạm nhưng thực ra nhiều bãi rác đã tồn tại cả chục năm) rất hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước mặt (ao, hồ sông suối) và nước ngầm tại chỗ. Nước rỉ rác mang nhiều chất độc hại sẽ lan tỏa, ảnh hưởng đến các nguồn nước mà hằng ngày người dân phải dùng, phải tiếp xúc. Việc đốt rác tự nhiên gây bụi bặm, phát sinh chất độc hại, gây ô nhiễm không khí. Những người dân tại địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên nhất. Người dân sống tại các bãi rác không hợp vệ sinh thường mắc phải các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp...
Tôi được biết, một nghiên cứu được tiến hành tại Lạng Sơn cho thấy, tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn nhiều lần so với khu vực không chịu ảnh hưởng.
Thưa ông, chúng ta cần phải làm những gì để từng bước chấm dứt tình cảnh "làng quê ngập rác"?
Ở nước ta, rõ ràng, rác thải sinh hoạt ở nông thôn đang là vấn nạn, thực sự báo động. Cần phải hành động ngay trước khi quá muộn. Phải xóa các bãi rác tự phát và các bãi rác tạm, không để phát sinh các bãi rác tạm, bãi rác tự phát tại làng quê. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cả việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý, quy hoạch và xây dựng các bãi rác đạt chuẩn, xa khu dân cư, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, quy hoạch và xây dựng các bãi rác đạt tiêu chuẩn, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện của các địa phương.
Đặc điểm ở các địa phương khác nhau nên các giải pháp cũng sẽ khác nhau về cách thu gom, vận chuyển, quy mô, công nghệ. Việc xây dựng các mô hình để triển khai áp dụng thí điểm tại một số địa phương và sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng áp dụng rộng rãi đang được tiến hành khẩn trương. Tại một số tỉnh thành như Quảng Nam, Bình Định... đã áp dụng thành công mô hình xử lý rác thải với quy mô nhỏ. Tại đó chỉ với 4 - 6 người địa phương cùng một sàn xi măng có mái, diện tích khoảng 1.000 m2 đã giải quyết cơ bản, xử lý rác thải cho 3.000 - 4.000 người dân trong làng. Một số nơi khác có điều kiện hơn, các hợp tác xã đứng ra thu gom rác hằng ngày, vận chuyển đến bãi rác hoặc nơi xử lý rác tập trung.
Tôi cho rằng bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, chúng ta cần công khai các hành vi xả rác vô tội vạ, những bãi rác ô nhiễm nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng... để thúc đẩy người dân và chính quyền địa phương sớm có biện pháp cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, chúng ta phải bố trí đầy đủ thùng đựng rác và tiến hành thu gom thường xuyên, xây dựng những khu đổ rác ở nông thôn hợp chuẩn, hợp quy.
Theo TNO
Hà Nội chi 14 tỷ đồng đổi giấy phép lái xe mới UBND TP Hà Nội vừa quyết định đầu tư 14,3 tỷ đồng để ứng dụng công nghệ thông tin vào cấp giấy phép lái xe bằng vật liệu PET từ năm 2013. Dự án do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác giấy phép lái xe bằng vật liệu PET...