Cô dâu đeo 129 cây vàng: Chú rể lấy lại vàng về quê
Theo bà Út, sau khi tổ chức đám cưới ở quê, chú rể lại đem vàng về Đài Loan, đợi ngày cưới chính thức mới cho Linh.
Mới đây, nhiều người chia sẻ một clip ghi lại hình ảnh cô dâu trong đám cưới được người thân nối tiếp nhau lên sân khấu trao lắc, vòng cổ, nhẫn… bằng vàng. Người trao là mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác của cô dâu.
Đặc biệt trong đó, một người đàn ông lớn tuổi, vừa trao vừa phát biểu: “Tôi cho cô dâu trang sức về nhà chồng là 50 cây vàng 24k”.
Trao đổi với báo Đất Việt ngày 27/9 về việc này, bà Út (ấp Trường Ninh 1, xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) cho biết, tổng số vàng cô dâu tên Linh (18 tuổi, cháu ngoại bà Út) đeo không đến 129 cây.
“Mặc dù người thân tặng cháu cũng nhiều vàng nhưng không đến con số 129 cây. Ngoài nhà trai mang đến còn có cha dượng, mẹ và các dì tặng cháu.
Tuy nhiên, sau khi tổ chức đám cưới ở quê xong, nhà trai và mẹ cháu lại đem hết vàng về Đài Loan, bao giờ nhà trai đón cháu sang và tổ chức lại đám cưới bên nước họ thì mới chính thức cho cháu”, bà Út nói.
Video đang HOT
Số vàng cô dâu đeo trên người khiến nhiều người choáng váng. Ảnh: GĐVN
Theo bà Út, chồng của Linh là người Đài Loan. Trong mấy ngày gia đình chú rể còn ở quê, Linh vẫn đeo vàng trên người, vừa để giữ tài sản vừa làm vật trang trí.
“Vàng có nặng gì đâu mà phải tháo ra, chỉ khi sau đám cưới, chú rể về nước Linh mới tháo ra cho chú rể đem đi. Hiện tại, cháu tôi vẫn ở quê, chừng nào chú rể làm xong giấy tờ sẽ sang rước Linh”, bà ngoại cô dâu chia sẻ thêm.
Nói về hoàn cảnh gia đình, bà Út cho biết, trước đây gia đình bà rất nghèo nên mẹ cô dâu và các dì cô dâu phải sang Đài Loan làm ăn rồi lấy chồng bên đó.
Cô dâu rạng rỡ với số vàng được tặng
Chia sẻ thêm về việc này, cùng ngày, ông Lê Tuấn Nhân, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân A cho biết, sau đám cưới, Linh đã cùng chồng ngoại đi đăng ký kết hôn và được ủy ban chấp nhận.
Bữa tiệc được tổ chức đơn giản, theo nét truyền thống cưới hỏi của người địa phương.
Khách tham dự có hơn 300 người, chủ yếu là bạn bè, hàng xóm và người thân.
Được biết, Linh là con gái út, vì thế khi lấy chồng được người thân cho nhiều vòng vàng để sau này có vốn làm ăn.
Theo Thu Hoài (Đất Việt)
Lũ dâng cao, đe dọa sạt lở các tuyến đê bao ven sông Hậu
Trong những ngày qua, lũ trên thượng nguồn đổ về nhanh kết hợp với triều cường đầu tháng Tám (âm lịch) và mưa tại chỗ làm ngập nhiều tuyến đường nội ô của thành phố Cần Thơ; đe dọa sạt lở nhiều tuyến đê bao ven sông Hậu.
Mức nước lũ sáng ngày 12/9 tại thành phố Cần Thơ là 2,02 m, vượt báo động III (1,9 m) là 0,12 m khiến nhiều tuyến đường nội ô của thành phố Cần Thơ ngập sâu trên dưới 0,5 m. Các khu vực bị ngập sâu như: Trung tâm Thương mại Cái Khế, phường Tân An, phường An Lạc; hồ Xáng Thổi, Bến Ninh Kiều, quận Bình Thủy... Đây cũng là mức lũ cao nhất trong đợt lũ, triều cường đầu tháng Tám âm lịch tại thành phố Cần Thơ.
Tuy nước lũ dâng cao chưa gây thiệt hại lớn về người cũng như tài sản nhưng bước đầu đã làm cho việc đi lại của người dân vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều gặp nhiều khó khăn; xảy ra ùn tắc cục bộ...; nhiều hộ kinh doanh ế ẩm; sinh hoạt của một bộ phận người dân bị xáo trộn.
Đáng chú ý, nước lũ lên nhanh đe dọa sạt lở các tuyến đê bao ở các huyện đầu nguồn như: Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ô Môn và các cồn trên sông Hậu như cồn Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Cái Khế, cồn Khương... Nhiều diện tích lúa, hoa màu, cây ăn trái và thủy sản của bà con nằm ngoài khu vực đê bao ở các huyện đầu nguồn cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước tình hình này, Ủy ban Phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ đã có công văn gửi đến tất cả các địa phương đề nghị theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn do các cơ quan chuyên môn cung cấp để chủ động xây dựng các phương án ứng phó, phù hợp với tình hình của địa phương.
Cùng đó, triển khai các giải pháp ứng phó với tình trạng ngập lũ, bảo vệ diện tích lúa Thu Đông ở các địa phương đầu nguồn; chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để gia cố, tôn cao các đoạn đê, bờ bao thấp, yếu, có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ, sạt lở; tổ chức bơm tát cứu lúa khi sự cố xấu xảy ra; tổ chức hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn trên các tuyến đường bị ngập lụt...
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, trong các ngày qua đã khảo sát tình hình, triển khai phòng chống lụt bão tại các địa phương; chỉ đạo những điểm nguy cơ cao như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy... và các cồn trên sông Hậu tu bổ, nạo vét, tôn tạo tuyến đê bao. Do đó, hiện chưa xảy ra thiệt hại diện tích lúa vụ 3, hoa màu và cây ăn trái, thủy sản của người dân.
Ngọc Thiện (TTXVN)
Theo baotintuc
Đồng bằng sông Cửu Long: Lại rộ lên nạn lừa đảo "nợ cước điện thoại" Gần đây, nhiều trường hợp thuê bao điện thoại cố định ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP.Cần Thơ tự nhiên bị nhắc cước phí tăng cao đột biến. Có trường hợp "tổng đài" còn hù dọa: Số điện thoại của bạn đang nằm trong đường dây tội phạm, đang bị truy nã... Vào cuối tháng 8.2018, anh N.Q.B (thành...