Cô dâu choáng váng khi bị ép hôn tài xế xe hoa, thái độ của những người xung quanh càng khiến dân tình bất bình
Một cô dâu ở Trung Quốc đã vô cùng hốt hoảng khi biết mình phải hôn người tài xế lái xe hoa mới được phép tiến hành hôn lễ.
“Náo hôn” luôn là chủ đề tranh luận, vấp phải nhiều ý kiến trái chiều tại Trung Quốc. Bởi lẽ, phong tục này được cho là rất phản cảm, thô tục và không thể chấp nhận được.
Vào ngày 7/2/2024, câu chuyện về một đám cưới diễn ra ở tỉnh An Huy, Trung Quốc khiến cộng đồng mạng không khỏi phẫn nộ. Cụ thể, đoạn video ghi lại hình ảnh xung quanh đám cưới này nhận được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng. Trong đoạn video xuất hiện hình ảnh một cô dâu đang ngồi trong xe hoa của mình, chuẩn bị bước xuống xe để tiến tới nhà chồng sắp cưới.
Vụ việc cô dâu bị ép hôn tài xế xe hoa trong đám cưới của mình đã gây xôn xao dư luận thời gian qua
Tuy nhiên, khi cô đang nôn nóng gặp chú rể thì bất ngờ một tình huống trớ trêu đã xảy ra. Một người phụ nữ đã nhanh chóng bước tới xe hoa, mở cửa cho cô dâu và đưa ra một yêu cầu rất vô lý. Người phụ nữ bắt ép cô dâu phải hôn người tài xế thì mới được bước xuống xe, nếu cô dâu không làm theo sẽ không được gặp chú rể và cuộc hôn nhân này sẽ bị hủy bỏ. Người phụ nữ gằn giọng: “Đây là phong tục của chúng tôi”.
Video đang HOT
Hốt hoảng trước những gì mình nghe được, cô dâu tỏ ra vô cùng bối rối, lúng túng. Nhất quyết không hôn người tài xế lái xe hoa cho mình, cũng không biết phải làm thế nào, nên cô dâu chỉ biết ngồi im trên xe “cầu cứu” nhà chồng.
Tưởng như những người tham gia lễ cưới sẽ bênh vực cô dâu, phản đối yêu cầu vô lý. Nhưng không, mọi người xung quanh đều đồng lòng tán thành, la ó cô dâu phải làm theo phong tục này: “Hôn đi. Phải hôn!”.
Đoạn video thời gian qua được lan truyền một cách chóng mặt khiến gia đình cô dâu cuống quýt, tìm đến người đã quay video để yêu cầu gỡ video xuống. Dù vậy, câu chuyện về đám cưới ở tỉnh An Huy vẫn rất “hot”, trở thành chủ đề để công chúng tranh luận, bàn tán.
Thái độ của những khách mời xung quang càng khiến dân tình bất bình
Dưới phần bình luận, vô vàn cư dân mạng đã bày tỏ sự bất bình: “Thật lố lăng và phản cảm. Tại sao họ lại bắt cô dâu hôn người lạ trong chính ngày cưới của cô ấy được cơ chứ”, “Những người này không biết suy nghĩ hay sao? Chú rể đâu rồi? Nhà trai đâu rồi? Sao họ lại để yên được vậy?”…
Được biết, một số phóng viên đã tìm đến Cục dân chính Phụ Dương để tìm hiểu về phong tục trong đám cưới. Cuối cùng, họ nhận được câu trả lời rằng không có bất cứ phong tục nào như vậy tại địa phương. Đồng thời, Cục dân chính Phụ Dương cũng đang thúc đẩy, cải cách các phong tục cưới hỏi, vận động người dân tôn trọng các thuần phong mỹ tục, xoá bỏ những hủ tục thô thiển, phản cảm mà thay thế bằng một số quan niệm mới.
Cử nhân Trung Quốc giảm kỳ vọng về lương
Thống kê mới đây của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Liepin, sinh viên mới tốt nghiệp năm nay mong muốn mức lương khởi điểm là 8.033 nhân dân tệ.
Cử nhân Trung Quốc giảm kỳ vọng về mức lương khởi điểm.
Thống kê mới đây của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Liepin, sinh viên mới tốt nghiệp năm nay mong muốn mức lương khởi điểm là 8.033 nhân dân tệ, ít hơn 100 nhân dân tệ so với năm ngoái.
Kết quả này cho thấy cử nhân Trung Quốc đã giảm kỳ vọng về lương trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong thanh thiếu niên cao kỷ lục. Thống kê hồi tháng 4 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ từ 16 - 24 tuổi ở Trung Quốc lên đến hơn 20%. Kể từ đó, Chính phủ Trung Quốc không công bố con số nữa.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Liepin, mức lương kỳ vọng giảm là xu hướng hợp lý đối với sinh viên và các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, họ có động lực tuyển dụng cao hơn.
Đơn cử, trong những năm gần đây, Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc đã tập trung nguồn lực cho các ngành như sản xuất xe điện, nhà thông minh, thông tin điện tử... Để xây dựng cụm công nghệ quốc gia mới, Hợp Phì cần tăng cường tuyển dụng nhân tài với mức đãi ngộ hợp lý.
Còn sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đang cố gắng thích nghi với thị trường việc làm hiện nay bằng cách thay đổi tư duy tìm việc. Thay vì kiên trì tìm việc đúng ngành nghề, người trẻ sẵn sàng làm những công việc tay chân như lái xe công nghệ, giao hàng... hoặc các công việc truyền thống như sản xuất, lâm nghiệp.
Như vậy, trong xu hướng kỳ vọng về lương giảm, tỷ lệ người trẻ làm việc trái ngành trái nghề cũng tăng cao.
Đi rước dâu, chú rể đón nhầm một cô gái khác cũng đang đợi lên xe hoa, sự cố khiến nhà trai gặp kết đắng Chú rể đi rước dâu nhưng vô tình đón nhầm một cô gái khác cũng đang đợi lên xe hoa cùng. Sự nhầm lẫn này đã tạo ra một tình huống khó xử khiến nhà trai nhận kết đắng Đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời nên ai cũng mong muốn chuẩn bị thật chỉn chu. Tuy nhiên, dù có chuẩn...