Cô dâu cao 1m2, bố mẹ tưởng không bao giờ lấy được chồng, nhìn chú rể lại càng bất ngờ
Sinh ra với căn bệnh lạ khiến chiều cao bị hạn chế, cô gái đã từng rất mặc cảm vào bản thân cho đến khi gặp được một người đàn ông cùng chung hoàn cảnh và yêu thương mình.
Cô Yang Suxuan, hiện sống tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, chỉ cao 1m2 dù đã là người trưởng thành. Căn bệnh bẩm sinh đã khiến cô dừng phát triển chiều cao từ lúc tiểu học. Suốt nhiều năm, cô Yang luôn phải đối mặt với những câu hỏi của người xung quanh: “Bạn là trẻ con hay người lớn?”. Khi đi học hay đi làm, cô Yang luôn bị mọi người nhìn chằm chằm vì ngoại hình khác biệt. Bố mẹ của cô Yang luôn sợ rằng con gái mình sẽ không bao giờ lấy được chồng với chiều cao như thế.
Cô dâu Yang Suxuan cao 1m2 bên cạnh chú rể Gu Yue 1m35.
Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học được 3 năm, cô Yang Suxuan quyết tâm tìm kiếm một công việc để tự nuôi sống bản thân. Cô đã tới một cửa hàng photocopy và studio để phỏng vấn nhưng bị từ chối vì chiều cao ảnh hưởng tới công việc. Thất vọng, cô Yang về nhà và lên mạng tìm hiểu, vô tình đọc được bài tuyển dụng của Đoàn kịch nghệ thuật múa rối bóng Bắc Kinh.
Sau đó, cô Yang quyết định tới Bắc Kinh tìm hiểu. Tại đây, cô đã gặp được anh Gu Yue, đến từ thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cùng gặp tình trạng sức khỏe giống cô Yang, anh Gu chỉ cao 1m35, tuy nhiên không bao giờ tự ti về ngoại hình của mình. Sau một lần xem múa rối bóng, anh Gu cảm thấy rất thú vị nên đã quyết tâm theo đuổi đam mê, cũng nhờ đó mà thay đổi cuộc đời.
Cặp đôi gặp nhau khi cùng tham gia Đoàn nghệ thuật múa rối bóng Bắc Kinh.
Sau khi gặp nhau tại Đoàn nghệ thuật múa rối bóng Bắc Kinh, cô Yang và anh Gu đã phải lòng nhau. Nhờ sự động viên và giúp đỡ của anh Gu, cô Yang dần lấy lại sự tự tin của bản thân. Tới năm 2017, sau 5 năm yêu nhau, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà bằng một đám cưới giản dị. Đám cưới của cô dâu 1m2 với chú rể 1m35 đã khiến rất nhiều người thân, bạn bè xúc động khi cuối cùng họ cũng tìm được tình yêu đích thực của cuộc đời mình.
Sau khi kết hôn, cô Yang và anh Gu cũng chuyển về thành phố Trùng Khánh để làm việc, phần vì nơi đây dễ dàng phát triển hình thức múa rối bóng, phần để gần gũi và tiện chăm sóc cho bố mẹ già của anh Gu. Tháng 12/2017, đoàn nghệ thuật múa rối bóng của cặp vợ chồng được thành lập.
“Ngoài việc để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tôi hy vọng nhiều người có thể đến xem múa rối bóng hơn để hiểu thêm về di sản văn hóa phi vật thể này cũng như yêu hơn nghề thủ công truyền thống”, cô Yang chia sẻ.
Cô Yang và anh Gu hạnh phúc bên nhau dù chưa có con.
Hiện tại, cô Yang và anh Gu vẫn kiên trì theo đuổi công việc của mình. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, cuộc sống cũng không hề giàu có, thu nhập trung bình hàng ngày chỉ khoảng 200 nhân dân tệ (hơn 650 nghìn đồng), vừa đủ để chi tiêu những phí sinh hoạt nhưng cặp vợ chồng vẫn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Do căn bệnh bẩm sinh, cô Yang và anh Gu chưa có ý định sinh con.
Dùng bữa qua vách ngăn in bài thơ, kiến thức phòng dịch bệnh học sinh vừa ăn vừa học
Ngoài các bài thơ, trường học còn in thêm các kiến thức phòng chống dịch bệnh.
Ngày 7/5, học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, trở về trường sau kỳ nghỉ dài ngày. Một trường tiểu học tại khu vực Bắc Bội đã lắp đặt tại bàn ăn vách ngăn chống giọt bắn, tia dịch, có in các bài thơ cho học sinh vừa ăn, vừa học.
'Trong mùa dịch, giáo viên đã nhắc nhở chúng em rằng, khi ăn cần hạn chế nói chuyện. Trên mỗi vách ngăn tại nhà ăn có in hoa lan, hoa mai và một số bài thơ, em vừa ăn vừa học cảm thấy rất vui'.
Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học dùng bữa, trường học phân chia các nhóm học sinh dùng bữa theo từng mốc thời gian. Trên vách ngăn tại mỗi bàn ăn, ngoài các bài thơ, trường học còn in thêm các kiến thức phòng chống dịch bệnh.
Trường học phân chia các nhóm học sinh dùng bữa theo từng mốc thời gian.
Ngoài các bài thơ, trường học còn in thêm các kiến thức phòng chống dịch bệnh.
Hiệu trưởng cho biết: 'Chúng tôi không muốn các em dùng bữa trong môi trường có bầu không khí buồn chán, tẻ nhạt, do đó in bài thơ trên vách ngăn sẽ giúp các em học thơ và từ vựng, đây cũng là một cách bồi dưỡng văn hóa truyền thống của đất nước'.
Sau khi video trên được chia sẻ, cộng đồng mạng Trung Quốc bình luận:
'Trường học chắc là đang cố gắng phân tán sự chú ý của học sinh, bởi học sinh tiểu học nói luôn mồm ấy'.
'Học thơ là cách làm giàu vốn từ vựng, tuy nhiên vừa ăn vừa học không có lợi cho hệ tiêu hóa'.
'Các em háo hức đi học, nhưng không thể nói chuyện với các bạn trong khi ăn nhất định sẽ buồn lắm đây'.
Tinh vi gắn thiết bị gian lận thi cử lên tóc, thí sinh 41 tuổi vẫn bị giám thị phát hiện vì sơ hở này Giám thị nữ gọi một giám thị nam khác trong phòng thi cùng quan sát thí sinh 41 tuổi và nhận ra nhiều điểm nghi vấn. Ảnh minh họa Ngày 13/4, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, tiến hành tổ chức kỳ thi chứng chỉ hành nghề cho các thí sinh. Trong buổi thi lý thuyết, giám thị bất ngờ phát hiện...