Cô dân quân làng Đỏ dùng khẩu K53 bắn rơi máy bay Mỹ giờ ra sao?
Mấy chục năm trước, cô du kích làng Đỏ Nguyễn Thị Dần đã dùng khẩu K53 bắn rơi máy bay Mỹ, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất trong những năm tháng chiến tranh… Nay, giữa cuộc sống đời thường, sau biết bao thăng trầm khó khăn trong cuộc sống, cô đang một mình tần tảo nuôi các con nên người…
Anh dũng trong chiến đấu
“O du kích nhỏ” Nguyễn Thị Dần (SN 1950) bây giờ sống tại tại phường Hưng Dũng, TP.Vinh, Nghệ An, cũng chính là mảnh đất “làng đỏ” oai hùng năm xưa. Bà Dần nay đã gần 70 tuổi, nước da ngăm đen, giọng nói nhẹ nhàng. Ngồi đối diện với bà trong cuộc trò chuyện, tôi cảm nhận được ánh mắt bà rực sáng mỗi khi nhắc đến những ký ức thời chiến tranh.
Cô du kích nhỏ Nguyễn Thị Dần trong một lần cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ vùng trời của tổ quốc. Ảnh: C.T
Từ chiến hào tay súng em dương lê, đến đường cày lúa hàng hàng thẳng tắp, em trải đẹp đời lên từng mảnh đất… Em đi tiếp đạn lên núi, em xông pha giữa chiến hào và tiếng súng em gầm vang trong lửa khỏi, vạch từng đường, đạn sáng rực trời cao…”. Lời ca khúc “Cô dân quân làng Đỏ” ( nhạc sĩ Nguyên Nhung)
Bà Dần kể lại: Từ năm 1966 – 1968, đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt. Trước tình hình đó, Ban chấp hành Đảng ủy xã Hưng Dũng (TP.Vinh) quyết định thành lập đội trực chiến chiến đấu cơ động tại địa phương. Đội trực chiến là những nông dân gồm 9 nữ, 3 nam, thường trực 24/24 giờ với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống…
Năm 1967, cô gái Nguyễn Thị Dần vừa tròn 17 tuổi đã xung phong vào đội dân quân trực chiến phòng không xã Hưng Dũng. Cô gái nhỏ nhắn ấy đã cùng đồng đội quyết tâm bảo vệ các công trình trọng điểm như phà Bến Thủy, nhà máy điện, kho xăng, ga Vinh…
Video đang HOT
Cô Dần kể lại: “Những năm 1967-1968, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng trở nên ác liệt. Các trọng điểm của thành phố như ga Vinh, phà Bến Thủy… bị địch giội bom điên cuồng suốt ngày đêm. Có ngày máy bay Mỹ ném 20 lần bom xuống TP.Vinh. Đội dân quân trực chiến chúng tôi gần như không có thời gian để ăn cơm, tắm giặt… Có những lúc mãi đến khuya, khi máy bay địch rút về căn cứ thì khi đó mới cử người về hậu phương để lấy đồ tiếp tế…”.
Theo lời bà Dần, cũng trong khoảng thời gian này, đội dân quân trực chiến của xã Hưng Dũng đã 2 lần bắn trúng máy bay Mỹ. Cụ thể là ngày 23.6.1968, đơn vị trực chiến xã Hưng Dũng đã bắn cháy máy bay F4 của giặc Mỹ rơi tại bãi bồi bên dòng sông Lam, phi công nhảy dù xuống, chờ đồng đội đến giải cứu. Lúc đó, hàng chục máy bay địch đến cứu phi công đã ném bom xối xả xuống trận địa. Nhưng lực lượng du kích với tinh thần chiến đấu anh dũng và quyết tâm cao độ cuối cùng cũng bắt sống được tên giặc lái.
Trong trận trực chiến ngày 28.4.1968, cô Dần bị sức ép của bom đã ngất đi, mảnh bom cắm vào vai, được đồng đội đưa vào bệnh viện dã chiến chữa trị. Vết thương chưa kịp lành, cô Dần vẫn nhất quyết đòi về trận địa cùng anh em trực chiến. Năm đó, cô gái chưa đầy 20 tuổi ấy nổi tiếng gan dạ, luôn đi đầu trong các trận chiến quan trọng… Trong đội du kích trực chiến, cô được đánh giá cao với vai trò xạ thủ số 1…
Để đảm bảo an toàn cho cả trung đội trực chiến, trận địa pháo phòng không phải liên tục di chuyển. “Hôm đó tôi là ngày 25.7.1968, trung đội chúng tôi vừa được điều động xuống ga Vinh để phòng thủ, đang triển khai luyện tập thì 2 máy bay F4 bay từ hướng Tây bổ nhào giội bom bắn phá ga Vinh. Tôi nhảy xuống công sự vào trận đánh. Chiếc máy bay bổ nhào đúng tầm ngắm của khẩu K53, tôi siết cò. Trong tích tắc chiếc máy bay bốc cháy rồi chao đảo, rơi xuống đất. Mọi người nhảy ra hò hét, reo mừng, còn tôi thì đứng bất động vì không tin mình bắn cháy máy bay Mỹ. Chỉ đến khi các anh cán bộ, các đồng đội nhảy xuống công sự ôm tôi, nói như hét vào tai “Mi bắn trúng rồi, máy bay rơi rồi Dần ơi”, tôi mới bừng tỉnh. Ôm nhau nhảy mà nước mắt tôi cứ rơi trong vui sướng” – cô Dần nhớ lại quá khứ hào hùng.
Sau khi cùng các đồng đội bắn rơi máy bay địch, trung đội trực chiến của cô Dần đã tiếp 18 đoàn báo chí khắp nơi trên thế giới đến tìm hiểu. Sau đó, cô được mời đi kể chuyện tại các lớp học nhằm giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Từ tháng 7.1971, cô du kích nhỏ Nguyễn Thị Dần được Quân ủy Trung ương mời đi tham quan các nước XHCN ở Liên Xô.
“Cô dân quân làng Đỏ” Nguyễn Thị Dần bây giờ. Ảnh: C.T
Cũng trong năm 1971, với những chiến công lập được, lực lượng dân quân xã Hưng Dũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu: Dân quân du kích làng Đỏ anh hùng. Với cảm hứng từ hình ảnh cô dân quân Nguyễn Thị Dần bắn cháy máy bay Mỹ, nhạc sĩ Nguyên Nhung đã sáng tác ca khúc “Cô dân quân làng Đỏ” với những câu từ, hình ảnh ca ngợi vẻ đẹp của cô gái tuổi mười tám đôi mươi dũng cảm, ngoan cường.
Kiên cường giữa đời thường…
Sau gần 3 năm trực tiếp chiến đấu cùng đội dân quân trực chiến, chiến đấu bảo vệ quê hương, ngày 5.10.1968 Nguyễn Thị Dần được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, cô trở về cống hiến cho quê hương làng Đỏ anh hùng. Được sự tín nhiệm của lãnh đạo và nhân dân, cô liên tục đảm nhận các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền xã Hưng Dũng lúc bấy giờ.
Năm 21 tuổi, cô Dần trở thành đại biểu HĐNĐ trẻ nhất tỉnh Nghệ An đồng thời là đại biểu Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ III. Sau đó cô tiếp tục làm việc ở văn phòng Đảng ủy, văn phòng phụ nữ, hợp tác xã… Tháng 11.1986 cô được bầu làm Chủ tịch UBND xã Hưng Dũng (sau là phường Hưng Dũng). Đến năm 1995 cô được cử đi học nâng cao nghiệp vụ tại Trường Chính trị Nghệ An. Hai năm sau, người chồng thân yêu của bà đột ngột ra đi trong một vụ tai nạn.
Nén nỗi đau tột cùng, bà Dần gượng dậy vừa hoàn thành khóa học, vừa làm đủ nghề nuôi dạy 4 đứa con ăn học nên người và chăm sóc mẹ chồng tuổi ngoài 80. Thời kỳ khó khăn, gian khổ rồi cũng qua đi. Tuổi trẻ trải qua đấu tranh, trận mạc đã rèn luyện cho bà biết cách chấp nhận số phận để vượt lên hoàn cảnh mà sống.
Hiện nay, các con của bà Dần giờ đây đều đã thành đạt và có gia đình hạnh phúc. Hàng ngày “cô dân quân Làng Đỏ” tận hưởng niềm vui quây quần bên con cháu. Hiện tại bà đang được hưởng chế độ thương binh 4/4 và là bí thư chi bộ khối Tân Phúc, tiếp tục mang tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương. làng Đỏ thân yêu.
Theo Danviet
Cặp máy bay chiến đấu "kỳ phùng địch thủ" của quân đội Nga - Mỹ
Quân đội Nga gần đây đã ra mắt máy bay chiến đấu Su-30SM1, phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng Sukhoi Su-30SM, và được coi là đối trọng với "Đại bàng" tấn công F-15E của quân đội Mỹ.
Hai máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM của Nga và F-15E Strike Eagle của Mỹ (Ảnh: BI)
Theo Business Insider, Nga hồi tháng 7 đã công bố mẫu máy bay chiến đấu Su-30SM1, phiên bản nâng cấp mới nhất của dòng máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM. Theo đánh giá của các chuyên gia, Su-30SM1 được trang bị hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại.
Tuy nhiên, Su-30SM1 hiện vẫn chưa được sản xuất hàng loạt. Theo National Interest, Nga mới chỉ triển khai một trong số các máy bay chiến đấu đời mới này tại nhà máy hàng không Irkutsk.
Su-30SM là mẫu máy bay chiến đấu đa năng của Nga, có thể tham gia vào các cuộc tấn công không đối không hoặc không đối đất. Su-30SM được xem là đối trọng của máy bay Đại bàng F-15E của Không quân Mỹ.
Su-30SM thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012 còn F-15E ra mắt vào năm 1986. Cả hai mẫu máy bay chiến đấu này đều có buồng lái chở 2 phi công với mục đích giúp tăng cường khả năng giám sát và phát hiện mục tiêu trên chiến trường.
Su-30SM có thể mang theo khối lượng vũ khí lên tới gần 8 tấn, trong đó có nhiều loại bom cũng như các tên lửa đất đối không và không đối không. Trong khi đó, F-15E có thể mang khối lượng vũ khí nhiều hơn, lên tới 12 tấn.
Su-30SM sử dụng hai động cơ Saturn AL-31 với lực đẩy khoảng hơn 12 tấn, còn F-15E sử dụng 2 động cơ phản lực cánh quạt với lực đẩy từ 11-12 tấn. Máy bay chiến đấu của Nga đạt tốc độ tối đa đến Mach 2 trong khi tốc độ cao nhất của máy bay chiến đấu Mỹ là Mach 2.5.
Về vũ khí, Su-30SM có thể mang theo súng máy cỡ nòng 30mm 150 vòng đạn còn F-15E mang được súng máy với cỡ nòng 20 mm với 500 vòng đạn. Nga hiện có khoảng 50 chiếc Su-30SM, và dự kiến có thêm 17 chiếc vào năm 2018. Trong khi đó, Mỹ hiện có 220 chiếc F-15E.
Thành Đạt
Theo BI
Tiêm kích F-18 của Mỹ bị Iran áp sát nguy hiểm ở vùng Vịnh Máy bay không người lái của Iran đã áp sát nguy hiểm một tiêm kích F-18 của Mỹ hoạt động gần tàu sân bay USS Namizt đóng ở vùng Vịnh. Một máy bay Mỹ ở vùng Vịnh. Một máy bay không người lái của Iran áp sát tàu sân bay Mỹ trong phạm vi 300m trong khi tàu Mỹ đang di chuyển trong...