“Cô cũng chỉ là loại nái sề hết đát chứ có gì mà kinh!”
“Đến tôi còn rùng mình nữa là chúng nó. Thằng nào lao vào họa chỉ có thằng điên…”.
Anh chị đã cưới nhau được hơn 10 năm và có với nhau 2 nhóc kháu khỉnh. Phụ nữ 2 con, chị nào có thể như hồi gái son nữa. Mà cũng không hẳn thế vì hồi con gái chị cũng không phải có nhan sắc gì cho cam, chỉ là dễ nhìn, dễ thương mà thôi. Chị cũng nẫu ruột lắm mỗi khi nhìn mình trong gương.
Thế nhưng điều khiến chị đau khổ hơn cả là mấy năm trước, anh thỉnh thoảng tương những cú đánh như trời giáng vào nỗi đau của chị. Anh thường nhìn chị chép miệng: “ Sao trông em nhàu nhĩ thế?”. Hay lúc nặng nề thì: “Cô chỉ là nái sề hết đát! Sao tôi lại nuôi một con nái sề trong nhà thế này? Chao ôi là chán đời!”.
Hai năm trở lại đây, anh luôn thường trực câu cửa miệng: “Giờ thả cô ra đường chắc cũng chả ma nào liếc mắt đến nhỉ! Nái sề 2 con, nhăn nheo bùng nhùng lắm rồi! Chỉ có thằng tôi lấy về, sống với nhau ngần ấy năm rồi thì thôi coi như cắn răng chấp nhận chịu đựng thôi!” để chê bai chị. Nghe chồng “đốt” tai bằng những câu chê không tiếc miệng, chị ấm ức lắm. Vì đâu mà chị trở thành như này chứ?! Thời gian và tuổi tác là một phần, còn phần lớn là vì cái gia đình này, vì anh và vì các con chứ còn ai vào đây nữa. Nhưng rồi chị lại nghĩ bụng anh thẳng tính nên nói thế thôi, chứ thực ra anh cũng chưa vin vào cái cớ đó mà làm điều gì có lỗi với chị cả. Chị tự ngồi soi gương lại cũng thấy mình sập sệ quá rồi, nên quyết tâm cải tiến một phen. Xem ra những lời như ong chích của anh cũng có cái hay, đó là giúp chị tỉnh ngộ, chú ý chăm sóc bản thân mình hơn.
Thế là chị lên kế hoạch tút lại nhan sắc, nào là thể dục thẩm mỹ, nào là spa, nào là mỹ phẩm, nào là quần áo… Sau có mấy tháng mà ngoại hình của chị đã có bước tiến đáng kể. Thế nhưng chồng chị vẫn không thấy vui hơn là bao, anh vẫn nhai đi nhai lại cái câu: “Trông cũng màu mè sặc sỡ hơn tí đấy! Nhưng làm sao có thể thay đổi một sự thật là cô đã là gái già 2 con rồi!”.
Có những hôm anh còn mang ảnh mấy em hotgirl ra xem, xuýt xoa, tặc lưỡi so sánh với vợ mình. Biết chồng vô lí vì đi so gái 18 với phụ nữ ngoài 30 nhưng nhưng vì anh cũng chỉ “võ mồm” mà thôi, chưa làm ra hành động gì phản bội chị nên chị nhẹ nhàng thanh minh: “Em già rồi thì đẹp kiểu già, không so bì với các em trẻ trung mơn mởn được!”. Anh nghe thế thì được thể nhìn chị với ánh mắt khinh khỉnh: “Tất nhiên là so làm sao được! Kiếp sau nhé!”.
Video đang HOT
Cứ như thế, ngày này qua tháng khác, anh chì chiết vẻ bề ngoài của chị giống như chị là kẻ cố tình gây ra điều đó; cứ như chính chị mong mình méo mó, xấu xí, thảm bại… Anh không hề bận tâm rằng tuổi tác kèm với những lo toan, gánh nặng kinh tế đã lấy đi cái dáng thắt đáy lưng ong, làn da khỏe khoắn, đôi mắt trong trẻo của chị. Những vết chân chim hằn quanh khóe mắt tăng theo cấp số nhân cùng với những chật vật của cuộc sống hằng ngày. Dáng chị xồ, nhăn nhúm những lớp da sau 2 lần chửa đẻ. Rồi những muộn phiền anh trút lên chị càng khiến cho chị thấy bản thân mình bất lực, già nua vì khốn khổ. Chị đã cố công để thay đổi bản thân, nhưng dẫu chị có cố gắng thế nào thì cũng không còn “vừa mắt” anh nữa. Khoảng cách giữa hai vợ chồng chị càng xa thêm. Khóe mắt chị lại chứa thêm những nỗi buồn. Nhìn chị vốn già, giờ lại càng thêm già vì chính nỗi sầu não “chồng chê xấu”.
Một dạo, thấy chị có tin nhắn thăm hỏi của người khác giới, anh đọc xong liền nguýt dài: “Nái sề &’hết đát’ đừng tưởng bở. Đến tôi còn rùng mình nữa là chúng nó. Thằng nào lao vào họa chỉ có thằng điên…”.
Nghe chồng chê nhiều, miệt thị lắm, dần dà, chị thành quen, chai lỳ. Rồi chị mặc kệ trước những lời lẽ cay nghiệt đó của anh. Dẫu anh không làm gì có lỗi với chị nhưng những lời lẽ khinh rẻ của anh đối với ngoại hình của chị khiến tim chị đau nhói và tình yêu dành cho anh cũng theo đó mà chết dần. Sự phủ nhận sạch tron của anh về công lao, đức hy sinh của chị dành cho gia đình khiến chị mệt mỏi, chán nản. Chị tìm cách giảm thời gian giáp mặt với anh. Chị ăn mặc đẹp và thường xuyên vắng nhà hơn.
Bốn tháng trước, lần đầu tiên sau hơn 10 năm làm vợ, chị đi qua đêm không về nhà. Chị tắt điện thoại nên anh chẳng gọi được, 2 con chị cũng đã gửi qua bà ngoại. Sáng sớm thấy vợ lững thững về nhà, anh gầm lên hỏi chị đi đâu. Chị im lặng không trả lời. Trả lời sao được khi đêm đó chị đã ngã vào vòng tay người đàn ông khác không phải chồng mình. Đó là người bạn học ngày xưa của chị, một người đàn ông đáng thương khi bị vô sinh và vợ anh bỏ đi lấy người khác. Anh ấy rất yêu trẻ con mà lại không thể có được đứa con của chính mình nên muốn chăm lo cho chị và các con của chị. Sau chừng ấy năm gặp lại, rồi một quãng thời gian dài chị cô đơn, tủi hờn vì chồng chê bai phũ phàng, người bạn đó đã ở bên, trò chuyện, chia sẻ, mang lại cho chị niềm vui như thuở chị còn đôi mươi. Quãng thời gian đó không dài nhưng chị thấy mình được bù đắp – điều mà chồng chị suốt nhiều năm qua không mang lại cho chị… Chị lặng thinh, toan đi thẳng vào trong.
Thế nhưng chồng chị nhìn thái độ im lặng của chị thì càng căng thẳng, anh nói như hét, gằn lên từng tiếng nửa tra khảo, nửa mỉa mai: “Cô đi đâu giờ này mới về? Không phải cô đi ngủ với thằng cha nào đấy chứ? Liệu có thằng điên nào mù mắt rước cô đi hay cho cô chỗ nương thân sao?”. Bao nhiêu ngày tháng nay, câu nói đay nghiến của anh: “Có thằng điên mới thèm rước cô đi!” đã đi vào cả trong những cơn ác mộng của chị.
Nỗi cay đắng và uất nghẹn dâng trào, chị bình thản: “Vâng, đã có một thằng điên chờ tôi ở khách sạn và giờ nó muốn rước tôi về nhà đấy!”. Nói xong chị liền bắt tay vào thu dọn đồ đạc, mặc cho anh sững người đứng như trời trồng…
Theo PLXH
3 năm làm dâu sống trong tủi hờn vì bị mẹ chồng mắng diếc
3 năm qua, kể từ ngày về nhà Tuấn, Yến chưa được đi đâu xa cả. Vậy mà vừa mở lời, Yến đã nhận ngay một cái tát trời giáng từ Tuấn cùng câu nói mỉa mai của mẹ chồng.
Tuấn là con trưởng nên khi quyết định yêu Tuấn, Yến đã biết trách nhiệm của mình sẽ rất nặng nề. Nhưng tình yêu, Yến tin, nó sẽ giúp Yến vượt qua tất cả. Nhưng về làm dâu nhà Tuấn, Yến mới phát hiện ra có quá nhiều điều Yến có cố gắng cũng không thể trung hòa nó được.
Yến cũng là như Tuấn, thu nhập cả hai đều ngang ngửa nhau vậy mà mọi công việc nhà đều dồn hết lên đầu Yến. Tuấn đi làm về chỉ việc ngồi vắt chân lên ghế, tới bữa cơm thì vào. Tuấn không hề động tay động chân vào bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất. Tuấn quan niệm, việc chợ búa, cơm nước, bếp núc là việc của đàn bà, Tuấn là đàn ông, chỉ lo việc lớn mà thôi. Không chỉ có Tuấn mà bố mẹ chồng Yến cũng tương tự như vậy. Cả hai ông bà đều còn khỏe mạnh, ở nhà cả ngày nhưng tới bữa vẫn đợi Yến về đi chợ, nấu cơm. Phận làm con, lại là con dâu, Yếnsao dám mở lời trách bố mẹ chồng. Nhưng đã là người cùng một nhà thì công việc gia đình phải biết chia sẻ cùng nhau chứ.
Ngay cả khi Yến mang bầu, khối lượng công việc một ngày Yến phải làm cũng chẳng hề bớt đi. Bầu bí mệt mỏi, Tuấn lại vô tâm, bố mẹ chồng hờ hững khiến Yến tủi thân vô cùng. Nhưng nghĩ thương con, Yến lại tự dặn lòng phải cố gắng.
Yến sinh con, đứa trẻ là con trai khiến bố mẹ chồng Yến vui mừng ra mặt. Có con, Yến lại càng bận rộn hơn. Ông bà nội chỉ thi thoảng ẵm bồng, bế cháu đi khoe với hàng xóm chứ việc ăn uống, giặt giũ của cháu chẳng hề quan tâm. Yến đi làm mà giữa trưa vẫn phải về nhà lo cho con rồi mới quay lại công ty vì bà nội ở nhà nhất định không giúp. Mẹ chồng Yến thậm chí còn nói:
- Con mình thì mình phải chăm, phải lo, trông chờ vào ai được!
Chẳng lẽ con Yến không phải cháu nội ông bà hay sao?
Tại sao gia đình Tuấn lại nghiễm nhiên coi Yến là vật sở hữu, tự ý định đoạt cuộc sống cá nhân của Yến như vậy.
Con trai tròn 1 tuổi, Yến cũng đỡ vất vả hơn vì đã gửi con đi trẻ. Nhân dịp cuối năm, công ty Yến tổ chức liên hoan tổng kết và đi chơi xa 1 ngày. Yến về thông báo với cả nhà thông tin ấy đồng thời xin phép Tuấn và bố mẹ chồng để được đi cùng công ty vì 3 năm qua, kể từ ngày về nhà Tuấn, Yến chưa được đi đâu xa cả. Vậy mà vừa mở lời, Yến đã nhận ngay một cái tát trời giáng từ Tuấn cùng câu nói mỉa mai của mẹ chồng:
- Ở đâu ra cái giống đàn bà hư hỏng thế không biết. Đã chồng con rồi còn muốn chơi bời, đàn đúm, tưởng còn trẻ trung lắm ấy!
Yến còn chưa kịp phản ứng gì thì Tuấn đã tiếp lời luôn:
- Cô mà đi thì ai ở nhà lo cơm nước, phục vụ bố mẹ tôi. Tôi lấy cô về không phải để cô rong chơi đâu đấy. Biết điều thì từ bỏ ý định ấy đi không thì trách tôi ác.
Có nằm mơ Yến cũng không thể mình lại bị đối xử tệ bạc như vậy. Yến đâu có đi nhiều ngày. Chỉ là một ngày, từ sáng tới tối là về thôi. Vậy mà cả nhà chồng coi Yến như tội đồ, ra sức mắng nhiếc. Bao năm qua, Yến hầu hạ, phục vụ, cung phụng cả nhà Tuấn, không dám sơ xuất bất cứ điều gì. Vậy mà bây giờ Yến chỉ xin đi liên hoan cùng công ty ngày cuối năm thôi mà cũng khó khăn như vậy. Yến cũng có quyền được vui chơi, được tham gia cách hoạt động tập thể với bạn bè chứ. Tại sao gia đình Tuấn lại nghiễm nhiên coi Yến là vật sở hữu, tự ý định đoạt cuộc sống cá nhân của Yến như vậy.
Lúc này Yến thật sự thấy hoang mang quá! Nếu Yến vẫn cố đi thì không biết sẽ có chuyện gì xảy ra. Nhưng còn chấp nhận nghe lời, nín nhịn, thì cuộc sống sau này trong nhà chồng, Yến sẽ chẳng bao giờ có tiếng nói nữa. Bây giờ, Yến phải làm sao mới vẹn cả đôi đường đây?
Theo SKCĐ
Tân hôn, chồng bật điện kiểm chứng và nỗi đau cả đời không quên Từ sau đêm tân hôn đó, chồng luôn đối xử với tôi như thể tôi là kẻ phạm tôi, còn anh giữ cái quyền trừng phạt. Tôi và chồng yêu nhau được hơn nửa năm thì tiến tới hôn nhân. Tôi là gái quê, còn anh là người Hà Nôi. Lúc nhận lời yêu anh, tôi cũng băn khoăn lắm, bởi lũ bạn...