“Cô cứ ‘thủ công’ thì làm sao tôi ’sướng’!”
Chị lặng người vì xấu hổ khi chồng không dè chừng kiên nể, không thèm giữ thể diện cho vợ mà nói thẳng toẹt điều tế nhị đó trước mặt mọi người…
Chị Hiền (Ba Đình – Hà Nội) năm nay 32 tuổi. Ở độ tuổi đó, thêm việc “một nách 2 con” như chị thì nhiều chị em khác trông đã sập sệ, lếch thếch lắm rồi. Nhưng với chị thì không. Vóc dáng vẫn thanh mảnh, vòng eo con kiến, vẻ đoan trang toát ra qua từng cử chỉ, điệu cười, bước đi. Người ta nói, chị hai con nhưng vẫn “trông mòn con mắt”, càng xinh đẹp, mặn mà. Họ bảo rằng chồng chị sung sướng nhưng cũng sẽ khốn khổ vì nhìn thấy chị, đàn ông độc thân vẫn có thể xếp hàng dài để sẵn sàng đổ gục. Thế nhưng không ai biết nỗi khổ, niềm đau đang ngày một dày vò tâm can chị!
Ảnh minh họa
Chị lấy anh được 4 năm. Ngày anh dẫn chị về nhà ra mắt ra đình, dòng họ, từ già trẻ, lớn bé cứ tròn mắt vì không ngờ gã trai thô kệch là anh lại tìm được cô người yêu xinh xắn, khéo léo. Rồi như sợ chị “chạy mất”, gia đình anh hối thúc con trai phải hỏi nhanh, cưới gấp. Thậm chí họ còn tự dò hỏi và đến nhà đặt vấn đề khi anh chị còn chưa ỏ ê muốn cưới xin gì. Rồi chị cũng gật đầu vì yêu đã được hai năm có lẻ, tuổi cũng sẽ được coi là ế nếu duyên không thành.
Về làm dâu, chị cũng bỡ ngỡ và hoang mang. Nhưng rồi chị nhanh chóng vượt qua. Nhà chồng vốn đã ưng mắt giờ càng thêm hài lòng vì chị chu đáo, tỉ mẩn trong việc vun vén, chăm sóc gia đình. Với nhà chồng thế là đủ.
Còn với chồng, sau khi mang thai và sinh đứa con đầu, chị bắt đầu nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn như lúc trước. Mỗi lần gần gũi với chồng, anh hùng hục khiến chị sợ hãi. Chị cố gắng chiều chồng nhưng chưa bao giờ thấy anh hài lòng. Mang chuyện tế nhị dò hỏi kinh nghiệm của mẹ chồng. Bà cười rồi phẩy tay: “Đàn ông cục súc, lúc nào cũng thích hùng hục. Rồi sẽ quen thôi”. Chị tạm yên lòng lúc đó, nhưng càng về sau chị càng sợ gần chồng. Chị tính toán mang bầu để có cớ hợp lý…
Video đang HOT
Nếu người ta hạnh phúc, hân hoan hơn khi chào đón đứa con đầu lòng thì với vợ chồng chị ngược lại. Chị vui ra mặt còn chồng thì tiu nghỉu. Chồng chị sợ mình bị bỏ rơi sau khi mang bầu, rồi sinh con. Để chồng đỡ hoang mang chị hứa vẫn sẽ cố, miễn là không ảnh hưởng đến con. Thế nhưng càng “chiều” anh, thì chị càng thấy bất ổn… Rồi bỗng chồng chị không “đòi hỏi” nữa. Chị biết ơn, thở phào nhẹ nhõm vì được thoải mái và vì chồng đã thông cảm!
Đứa thứ nhất xong, chuyện vợ chồng lại phải quay về như cũ. Chị gượng gạo như gái mới lần đầu, còn anh vẫn hùng hục xông vào như chưa bao giờ thỏa mãn. Chị lại tính sinh đứa thứ 2 như một cuộc chạy trốn tạm thời để cân bằng lại cảm xúc và tìm hiểu lại bản thân.
Khi mang bầu đứa thứ 2 chị bắt đầu thấy khoảng cách giữa mình và chồng ngày càng xa. Dẫu chị đáp ứng không còn gượng gạo nhưng vẫn khiến anh hững hờ bỏ ra phòng khách hút thuốc sau khi “xong trận”. Có nhiều hôm, anh than thở: “Em giống như khúc gỗ có nhánh”. Chị buồn nhưng không biết làm thế nào. Anh đòi hỏi, anh buộc chị phải thực hành theo những thứ mà chị chưa bao giờ ngờ đến. Anh bảo chị vứt cái vẻ đoan trang, đài các của mình ra khỏi giường, lúc gần anh. Thế là chị hiểu, anh chưa bao giờ hài lòng về một nửa vai trò của chị.
Sinh con được nửa năm, chị đau đớn khi phát hiện ra anh có bồ. Hơn thế việc anh cặp kè với người ta đã từ rất lâu. Tủi phận, chị hỏi lý do. Anh dù đuối lý vì hành vi bất chính bị phát giác nhưng vẫn vớt vát tự trọng bằng lý do vợ không “đáp ứng” được nên phải đi tìm bên ngoài. Khi chị mang nỗi ấm ức chồng đingoại tình ra công khai với cả nhà. Chị khóc nức bảo anh không yêu nữa thì cứ bỏ vợ, sao phải hành hạ nhau. Những tưởng anh ăn năn nhưng anh lại cáu nhặng và phũ phàng: “Cô cứ &’thủ công’ thì làm sao tôi &’sướng’!”. Thử hỏi lúc nào cũng như khúc gỗ, làm cho xong thì có ai không chán! Làm sao không đi gái cho được. Có việc chiều chồng mà cũng không làm nổi thì đoan trang với đoan chính làm gì!”. Chị lặng người vì xấu hổ khi chồng không dè chừng kiên nể, không thèm giữ thể diện cho vợ mà nói thẳng toẹt điều tế nhị đó trước mặt mọi người…
Hai tuần nay, chị đóng cửa phòng nằm khóc. Cả nhà chồng rầu rĩ. Còn anh sau khi vò đầu, dứt tóc thì đi biệt, lúc về thì lặng thinh không nói hay hỏi han ai một lời nào…
Theo VNE
Con sẽ về
Bao năm con sống giữa đô thị xa hoa, nơi niềm vui thì có người chia sẻ nhưng nỗi đau chỉ riêng mình gặm nhấm. Mỗi lần nhận được thư của mẹ, cú điện thoại của bố hay dòng tin nhắn của em trai, tim con lại cồn cào nỗi nhớ thương kỷ niệm.
Giữa phồn hoa đô hội, nhiều khi con ước mình có thể trở về với tuổi thơ
Ngày ấy nhà mình nghèo quá. Con còn nhỏ chưa hiểu được cảnh nghèo, vẫn hồn nhiên chân đất đi bắt chuồn chuồn giữa trời nắng gắt và vắt vẻo lưng trâu thong thả mỗi chiều. Căn nhà vách gỗ năm gian có từ thời cố nội, được dựng lên từ thời nghèo khó đã chứa đựng đầy ắp tuổi thơ con. Khi con tập đánh vần dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại" ông nội nắn nót viết hoa bằng phấn trắng trên xà nhà hay dòng chữ bố dặn mẹ "Ra năm nhớ tẩy giun cho con" mẹ lại vỗ tay khen con giỏi hơn thằng em ngọng nghịu.
Con nhớ, ngày mẹ sinh em, con vừa tròn hai tuổi, trong căn buồng chật hẹp thưng bằng cót tre quây tròn, mẹ bế em trên tay đỏ hỏn đưa cho con xem, con sợ hãi chạy biến ra ngoài thềm và ngồi lì ở đó. Khi đến tuổi học vỡ lòng vì con yếu nên đi học chung lớp cùng em. Tối tối, trong khi mẹ ngồi sàng gạo thì hai chị em con chụm đầu tập đọc: Công cha như núi Thái Sơn... Ánh đèn dầu cạn dần và mùi tóc cháy bùng lên khét lẹt. Sẽ không bao giờ con quên cảnh đó, giữa không gian u tịch của xóm làng, dưới ánh đèn dầu tù mù mẹ ngồi sàng gạo và tiếng trẻ thơ ngọng nghịu thánh thót trong đêm.
Con nhớ, những khi trời mưa, gian nhà bếp bằng phên đất nhà mình trở nên ẩm ướt, từng đám mốc trắng xóa nổi lên như tuyết. Anh con hù dọa đó là ma hiện hình làm chị em con khóc thét lên vì sợ. Ngày mùa đông khi vào vụ gặt, mẹ và anh cắt lúa trên đồng, con ở nhà trông vườn để đàn gà khỏi phá vồng rau cải. Con nghịch ngợm đứng dưới hàng hiên, xòe tay đựng những giọt mưa từ mái tranh nhỏ xuống từng giọt, từng giọt vàng ố. Rồi con lại chạy ào ra ngõ khi nghe tiếng xe cải tiến nặng nhọc đến gần, bóng mẹ và anh thấp thoáng trong chiều xám xịt.
Những ngày mùa như vậy, tranh thủ những khi trời tạnh mưa mẹ và anh thường tuốt lúa suốt đêm. Hai chị em con ngồi ở góc thềm chí chóe trêu chọc cãi vã nhau, rồi ngáp vặt liên hồi. Đứa nào cũng tranh nhau ngồi đợi mẹ làm xong rồi mới đi ngủ những rồi sáng mai dậy chẳng nhớ nổi tối qua mình leo lên giường tự lúc nào.
Con nhớ, những đêm hè nóng như hong lửa, ba mẹ con ngủ chung trên một chiếc giường hẹp. Mẹ nằm giữa, hai chị em nằm hai bên, đứa nào cũng đòi mẹ quay về phía mình để quạt. Chiếc quạt nan mẹ chuyển từ tay này sang tay kia phần phật suốt đêm cho đến khi chẳng đứa nào còn thức để đòi mẹ nữa. Khi ánh điện được giăng về thôn xóm, chúng con mừng vui nhảy múa khắp nhà. Chiếc quạt nan được thay bằng chiếc quạt con cóc, và từ đó tay mẹ được nghỉ ngơi trong những đêm hè bức bối.
Con nhớ, hồi đó làng mình còn hiếm ti vi, cứ tối tối khi chúng con đã ngủ say, mẹ lại khóa cửa đi sang nhà hàng xóm xem phim. Một đêm con thức giấc quờ tay không thấy mẹ đâu đã bò dậy, cố chui qua cái ngạch cửa đi tìm mẹ. Bố biết chuyện đã xin về phép sắm ngay một cái ti vi. Từ hôm đó, nhà mình tối nào cũng chật như nêm, tiếng cười trẻ con, tiếng nói người già xôn xao căn nhà nhỏ. Chả thế mà đến giờ nhắc đến bộ phim nào ngày xưa con cũng nhớ...
Con lớn lên, bỏ lại sau lưng những con đường làng tối và hẹp để hòa mình vào dòng người tấp nập trên phố, vẫn không sao quên được mình ra đi từ đâu và luôn mong đợi được trở về. Lạ kì thay những miền con đến, đâu đâu con cũng bắt gặp những dáng hình hao hao giống mẹ. Có phải trên dải đất Việt Nam này nơi đâu cũng thế, dáng hình người mẹ nào cũng giống như nhau?
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, đã gần ba mươi năm rồi kể từ ngày nhỏ dại, con khao khát một lần được trở lại tuổi thơ, được ngồi ở ngõ ngóng mẹ đi chợ. Mẹ lại đặt hai chị em con vào hai đầu quang gánh đi quanh sân và rao "Ai mua lợn con không nào?" trong tiếng cười nắc nẻ của chị em con. Con ước về lại những đêm trăng cùng các bạn đuổi nhau quanh đống rơm khô ngổn ngang mùa gặt hái. Hay một lần nữa được mẹ cõng trên lưng đi xem đám cưới trong làng...
Mẹ đã từng khóc rất nhiều khi con bước chân ra đi. Mẹ sợ con ngờ nghệch giữa thói đời và thương con bơ vơ trong cái thế giới không có mùi rơm rạ. Và con, con cũng đã khóc rất nhiều, khi mỗi chiều mưa ngồi giở lại album ảnh chụp ngày xưa của gia đình, những tấm ảnh đen trắng đã ố vàng nhưng mẹ của con thì vẫn vô cùng trẻ trung và xinh đẹp.
Mẹ ạ, dù con có đi nơi đâu, có phải mệt mỏi trên con đường kiếm tìm chỗ đứng, con vẫn luôn khát khao được trở về mái nhà nơi có mẹ, để mỗi đêm được rúc vào lòng mẹ nghe mẹ hỏi han, còn con ríu rít kể mẹ nghe những tháng ngày buồn vui nơi đất khách. Ở đó, cứ mỗi khi bước chân về, đặt bàn chân vào căn nhà gỗ đã không còn giữ được mình kiên cố trước mối mọt, thời gian, con lại cảm thấy mình như ngày nào trẻ dại, lại muốn chạy tung tăng từ nhà ra ngõ, từ bếp ra vườn.
Mẹ bảo đó là thế giới của con. Vâng, thế giới của con. Chốn bình yên không phải kiếm tìm và cũng chẳng ai chen chân vào đó được.
Theo VNE
Năm mới lặng lẽ Năm nay chồng nó lại xung phong trực Tết, tạo điều kiện cho những gia đình đầy đủ được sum vầy bên nhau, cũng do mọi năm Tết đã diễn ra quá nhàm chán. Vợ chồng nó giờ như hai người bạn trọ chung phòng, góp gạo vào và chẳng có thêm gì chung. Lúc đầu đi đâu mọi người cũng hỏi chuyện...