Có chữa khỏi dị ứng thời tiết?
Bệnh viêm mũi họng dị ứng hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi ở những người có cơ địa dị ứng. Một số người bệnh xuất hiện gần như có tính chất quy luật vào một mùa nhất định của năm.
Ảnh minh họa
Vào những ngày thay đổi thời tiết là tôi bị viêm mũi họng, ho, chảy nước mũi. Tôi đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là do dị ứng thời tiết. Xin hỏi bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn không?
(hahong@gmail.com)
Bệnh viêm mũi họng dị ứng hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi ở những người có cơ địa dị ứng. Một số người bệnh xuất hiện gần như có tính chất quy luật vào một mùa nhất định của năm.
Video đang HOT
Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu thay đổi được môi trường sống phù hợp. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện nên chỉ có thể điều trị triệu chứng sớm bằng các thuốc chống dị ứng như các kháng histamine H1 có tác dụng giảm sự giãn mạch và giảm sự kích thích của các nhánh thần kinh cảm giác ở mũi, họng, các steroid dạng xịt tại chỗ hoặc uống toàn thân tuỳ mức độ của bệnh.
Tránh những biến chứng có thể xảy ra như viêm mũi xoang dị ứng, hội chứng xoang – phế quản, những biến chứng mắt…
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng thuốc tăng cường hệ miễn dịch – miễn dịch liệu pháp. Biện pháp này đòi hỏi phải xác định rõ được dị nguyên gây bệnh, thời gian điều trị là 5 năm.
Giữ vệ sinh chung vùng mũi họng luôn luôn sạch để lớp lông chuyển trên bề mặt niêm mạc mũi họng phát huy tác dụng bảo vệ của nó, giúp giảm những yếu tố kích thích tác động lên mũi họng.
Nhiều nguy cơ về sức khỏe khi rét đậm, rét hại
Nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại ở một số địa phương khiến cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi, đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Người dân ở Hà Nội phải đốt lửa ngoài đường sưởi ấm để xua tan cái lạnh mấy ngày qua. Ảnh: Ngô Nhung
Người cao tuổi dễ mắc bệnh nặng
Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ xuống quá thấp là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người - nhất là trẻ nhỏ và người già - mắc bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Bác sĩ Nguyễn Văn Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết, trời rét khiến người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch, như rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt; tê cóng, bệnh xương khớp... Trong đó, đột quỵ là chứng bệnh hay gặp trong những ngày trời lạnh, đặc biệt là với người già, người có bệnh nền...
Bên cạnh đó, khi rét đậm, hạ thân nhiệt là biến chứng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và có thể gây tử vong, thường gặp ở người già, trẻ em, người làm việc quá lâu ở ngoài trời lạnh... Trời rét còn gây cước chân, tay. Trường hợp cước nặng có thể gây mất cảm giác kéo dài hoặc suốt đời, thậm chí dẫn đến hoại thư, có thể phải cắt chi.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong những ngày gần đây ghi nhận số lượng bệnh nhân tăng cao ở các khoa Cấp cứu và Đột quỵ; Hồi sức tích cực; Tim mạch - Hô hấp và Thần kinh - Alzheimer. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Còn tại Bệnh viện Hữu Nghị, số lượng bệnh nhân cao tuổi nhập viện tăng 15 - 20% so với ngày bình thường, chủ yếu là bị bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại, tai nạn do sưởi than hay chở trẻ đi ngoài trời lạnh cũng dễ xảy ra. Vừa qua, việc một bé gái ở Hà Giang tử vong đột ngột do sưởi than là lời nhắc nhở các gia đình cần thận trọng khi sưởi ấm trong tiết trời giá lạnh.
Nâng sức đề kháng cơ thể
Sở dĩ thời tiết giá lạnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người cao tuổi là do người già sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém, nhiều khi ngồi dậy đột ngột trong điều kiện thời tiết lạnh nửa đêm về sáng dễ dẫn đến đột quỵ.
Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, để bảo đảm sức khỏe, mọi người cần hạn chế ra ngoài trời khi nền nhiệt thấp, nhất là trong những ngày rét đậm, rét hại. Người già và trẻ nhỏ nên ở trong phòng kín, tránh những nơi có gió lùa. Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, đi găng tay, tất, đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang... Cần chú ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Khi trời giá rét, người dân không nên đi tập thể dục quá sớm hoặc khi trời quá lạnh. Với người cao tuổi, không nên dậy vào 4 - 5h vì lúc đó huyết áp hay tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, béo phì, tiểu đường cần tuân thủ yêu cầu điều trị, phòng cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột quỵ.
Với trẻ nhỏ, theo bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trời giá rét cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên, nhất là vào ban đêm; nếu cần thì đắp thêm chăn cho trẻ, nhưng không nên quấn quá chặt khiến trẻ khó thở. Khi trẻ chơi đùa bị toát mồ hôi, cần cởi bớt áo hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi để trẻ không bị lạnh dẫn đến cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi...
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, theo các chuyên gia, người dân cần có chế độ ăn khoa học, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả; uống nước ấm, tránh dùng đồ lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Người dân không nên uống rượu khi ở ngoài trời lạnh để tránh tình huống hạ thân nhiệt.
Ngoài ra, hoạt động ngoài trời lạnh dễ dẫn đến những cơn chuột rút ở chân, để phòng tránh hiện tượng này, theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, người dân cần tăng cường dùng thực phẩm giàu canxi.
Trời lạnh dưới 10 độ C, cẩn thận chứng bệnh không chỉ làm khó chịu mà còn gây nguy hiểm này Trời lạnh dưới 10 độ C, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh và gặp phải cước. Không chỉ gây khó chịu, cước còn có thể dẫn tới nguy hiểm như xơ da đầu ngón, cơ, xương nếu để tình trạng kéo dài, nhưng ít người chú ý. Những ngày gần đây, thời tiết trở lạnh với nhiều nơi nhiệt độ giảm sâu, có...