Cố chịu đau bụng, chàng trai trẻ vào viện thì đã dính ruột, thủng ruột non
Vào viện vì thấy bị sốt, tiểu buốt, đau bụng nhiều, chàng trai ở Hà Nội không ngờ mình bị dính ruột, thủng ruột non, nhiễm trùng do xương gà.
Bệnh nhân không biết nuốt phải dị vật lúc nào cho đến khi xuất hiện tình trạng sốt, đau bụng nhiều vùng dưới rốn, tiểu buốt, dắt… Đến khám tại Bệnh viện E, các bác sĩ thấy bệnh nhân có khối cứng chắc dưới rốn, kích thước 12cm, ấn đau nhói.
Bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết, xác định bệnh nhân bị hội chứng nhiễm trùng. Kết quả siêu âm và chụp CT cho thấy có ổ áp xe trong ổ bụng kích thước 3×5x9cm, bên trong có hình dị vật cản quang xuyên qua thành ổ dịch này và tiếp tục xuyên qua thành ruột non lân cận. Bệnh nhân bị áp xe trong ổ bụng nghi do dị vật đâm thủng ruột non, bị nhiễm trùng. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu.
Bệnh nhân không biết mình nuốt phải xương gà từ bao giờ.
TS.BS Hữu Hoài Anh, Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp tiến hành ca mổ này cho biết, ca mổ này tương đối khó khăn bởi ổ áp xe lan xuống tiểu khung dính vào bàng quang, thành bụng trước. Vỏ ổ áp xe lại chính là mạc nối lớn, quai ruột. Mạc nối lớn bọc ổ áp xe viêm dày, hồi tràng cách góc hồi manh tràng 20cm dính vào ổ áp xe, thành ruột viêm dày nghi do vị trí xương chọc thủng đã bị viêm dày bịt kín.
Các bác sĩ đã phá bỏ ổ áp xe hút ra khoảng 100 ml mủ trắng đục, gỡ dính ruột, mạc nối lớn, cắt bỏ tổ chức viêm, cắt lọc và khâu lỗ thủng ruột non…
Video đang HOT
Dị vật được lấy ra khỏi ổ bụng của bệnh nhân dài 4-5cm, được xác định là mảnh xương gia cầm (có ống tủy) chuyển màu vàng đậm. Các bác sĩ dự đoán khả năng bệnh nhân nuốt dị vật trên trước đó khoảng 7-10 ngày. Bệnh nhân có xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ nhưng vẫn cố chịu đựng cho đến khi ổ áp xe quá lớn gây nên các triệu chứng bất thường kể trên mới đến viện E để khám.
Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Đạt, khoa Ngoại tổng hợp, hầu hết những bệnh nhân nuốt phải dị vật gây thủng ruột đều đến viện trong tình trạng muộn, khiến dị vật sau khi đâm thủng ruột tạo thành ổ áp xe lớn chứa nhiều mủ, thậm chí dị vật có nguy cơ làm thủng nhiều tạng khác trong ổ bụng. Điều này gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thay đổi thói quen ăn uống, chế biến thức ăn như sử dụng động vật, cần lọc xương kỹ trước khi chế biến, đặc biệt khi chế biến thức ăn cho người già, trẻ nhỏ. Khi ăn cần nhai chậm, nhai kỹ, không nuốt vội hoặc vừa ăn, vừa nói…
Nếu không may nuốt phải xương thì tuyệt đối không cố nuốt trôi hoặc không tự ý móc bỏ xương mà cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và xử trí sớm, tránh trường hợp dị vật đi sâu xuống hệ tiêu hóa, gây đâm thủng thành ống tiêu hóa. Dị vật trong ống tiêu hóa chưa gây thủng, ở vị trí thuận lợi như hầu họng, thực quản, dạ dày thì có thể xử trí bằng phương pháp nội soi qua đường miệng gắp dị vật.
Trong trường hợp dị vật gây thủng hoặc ở vị trí khó lấy như ruột non thì cần chẩn đoán và mổ sớm để gắp dị vật và xử trí tổn thương.
Khi có những biểu hiện bất thường như sốt, đau bụng… cần đến ngay cơ sở y tế để khám và chẩn đoán sớm, giảm nguy cơ biến chứng và xâm lấn của dị vật trong ổ bụng bệnh nhân.
Bé 5 tuổi bị xương cá xuyên thủng ruột thừa
Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho một bé trai (5 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị nhiễm trùng ruột thừa do nuốt phải một chiếc xương cá.
Thủ phạm do xương cá
Ngày 14/7, bệnh nhân nhi này nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đau bụng vùng hố chậu phải... Trước đó, bệnh nhân nhi có những cơn đau bụng âm ỉ, có sốt, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân nhi được chỉ định chụp MRI và kết quả cho thấy, hố chậu phải ruột thừa to bất thường kèm phản ứng viêm. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhi bị viêm ruột thừa muộn. Ngay lập tức, các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu cho bé.
TS.BS Hữu Hoài Anh - Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp thực hiện ca mổ này, cho biết: Khác với bệnh nhân người lớn, đây là một bệnh nhân nhỏ tuổi, nên các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, khoa Nội Nhi tổng hợp, khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện E đã tiến hành hội chẩn và lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu nhất cho bệnh nhân nhi.
Thay vì mổ hở, rạch rộng bụng, xử lý nhiễm trùng cho bé, đồng nghĩa đó, bệnh nhân sẽ phải chịu một vết sẹo dài dọc theo bụng nên vì lợi ích của người bệnh, các bác sĩ đã chọn phương pháp phẫu thuật bằng hệ thống mổ nội soi một vết mổ qua rốn cắt ruột thừa nhằm hạn chế đau đớn, nhanh hồi phục, đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh nhiều vết sẹo cho bé.
Khi tiến hành mổ nội soi vào ổ bụng, các bác sĩ phát hiện ruột thừa của bé viêm mủ căng to, phần gốc đã bị vỡ, tạo thành ổ áp xe kích thước khoảng 3 cm. Trong lòng ổ áp xe, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên nó có chứa một dị vật sắc nhọn.
Bé trai được ca mổ phẫu thuật gấp
Dị vật đó được xác định là một xương cá nhỏ đâm xuyên thủng và gây viêm ruột thừa, dẫn đến nguy cơ viêm mủ toàn bộ ổ bụng nếu không được mổ cấp cứu kịp thời. Sau khi tiến hành lấy dị vật sắc nhọn là chiếc xương cá trên, do mổ nội soi nên các bác sĩ phải làm rất cẩn thận để rửa sạch mọi ngóc ngách ổ bụng cũng như xử lý phần ruột thừa vỡ. Ca mổ diễn ra thành công trong 1 giờ đồng hồ.
Nguy hiểm hóc dị vật
Theo ThS.BSNT Nguyễn Quốc Đạt - Khoa Ngoại tổng hợp, trẻ hóc dị vật sắc nhọn như xương cá có thể rất hay gặp nhưng dị vật chọc thủng ở vị trí ruột thừa lại hiếm. Bởi vì, thực tế, khi nuốt phải dị vật là xương cá, do hoạt động nhu động ruột đẩy đi xương cá có thể "du lịch" khắp hệ tiêu hóa của con người, từ khoang miệng - thực quản - dạ dày - ruột non - ruột già và ra ngoài theo đường phân.
Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đó, phụ thuộc vào kích thước dị vật to hay nhỏ mà xương cá đó có thể "dừng lại" và "cắm thủng" bất kỳ chỗ nào trong hệ tiêu hóa của con người gây nên áp xe, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Điều đáng nói, gia đình của bé cũng ngạc nhiên và lo lắng vì không hề biết được bé đã ăn và hóc xương cá từ lúc nào, cho đến khi các bác sĩ thông báo có chiếc xương cá đâm thủng và gây nhiễm trùng ruột thừa của con.
Các bác sĩ cảnh báo về mức độ nguy hiểm của viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Có nhiều nguyên nhân làm cho lòng ruột thừa bị tắt nghẽn (do quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa, dị vật...) sẽ khiến cho ruột thừa bị viêm. Viêm ruột thừa ở trẻ có thể xảy ra ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi, ít gặp ở dưới 2 tuổi do tổ chức bạch huyết thành ruột thừa chưa phát triển.
Tuy nhiên, bệnh này rất khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Ở trẻ nhỏ, điểm đau rất khó xác định vì trẻ đa phần gặp bác sĩ là sợ, kêu khóc, không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thương có môi khô, lưỡi dơ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Trẻ có sốt nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt.
Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy có thể có hoặc không nên dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa. Đăc biêt, viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ tiến triển rất nhanh với các triệu chứng điển hình rầm rộ va có thể vỡ dê dang gây viêm phúc mạc sớm. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy con có những biểu hiện bệnh như trên cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu và xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, thậm chí nguy cơ tử vong.
Hàng trăm giun móc trong ruột thiếu niên Bệnh nhi 14 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương khám với triệu chứng đau bụng, ăn uống kém kèm đi ngoài phân lỏng. Người nhà cho biết, cậu bé đi ngoài phân lỏng 7 ngày liên tiếp không rõ nguyên nhân. Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương ngày 28/7 sau khi điều trị tại hai cơ...