Có chị gái là giáo viên dạy Văn, đúng hôm chị nghỉ dạy, cậu bé 9 tuổi vô tư viết 7 chữ làm chị gái suýt bị đuổi việc
Sự vô tư của cậu học sinh cũng như sự tắc trách của cô giáo Văn đã bị nhà trường phát hiện.
Chắc chắn trong số chúng ta, thời đi học ai cũng đều mong có người thân, người quen là giáo viên. Bởi nếu có được điều đó thì sẽ rất “quyền lực”, mỗi lần phạm lỗi gì thì có thể sẽ được nương tay, không quở trách gì nhiều. Học trò có tâm lý này bởi vì đã thấy nhiều bạn học của mình có quan hệ trong gia đình với thầy cô, được ưu ái hết mức.
Xiaochen năm nay lên 8 tuổi, trong 3 năm học tiểu học trước đó là một cậu bé ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ. Mới đây, gia đình Xiaochen cưới vợ cho anh trai, và vì thế cậu bé có thêm một người chị dâu. Nhưng không ngờ người chị này lại chính là cô giáo dạy môn Văn của cậu. Tất nhiên, điều này làm cả Xiaochen và gia đình rất vui. Bố mẹ cũng không quên “gửi gắm” con trai út cho con dâu dạy dỗ.
Điều này khiến cho Xiaochen vô cùng tự hào với chúng bạn trong lớp, lúc nào cậu bé cũng như một người đặc biệt, không ai dám bắt nạt cậu hay làm trò gì sau lưng cô giáo. Cũng từ đây, Xiaochen bắt đầu chểnh mảng trong giờ học Văn, cậu thường xuyên không làm bài tập và nghịch ngợm trong lớp song điểm số vẫn cao.
Cậu bé vui sướng vì có chị dâu làm giáo viên dạy Văn của mình
Video đang HOT
Tuy nhiên đến một ngày, chị dâu của Xiaochen có việc đột xuất, không giảng dạy nên đã có giáo viên khác đến dạy thay. Ngay đầu giờ học, cô giáo mới đã yêu cầu học sinh mở hết vở bài tập để kiểm tra. Các học sinh đều nghiêm chỉnh chấp hành, duy chỉ có trường hợp của Xiaochen khiến giáo viên vô cùng tức giận. Khi cô giáo kiểm tra bài tập, trong vở của Xiaochen không có bài nào mà chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ: “Cô chỉ là cô giáo dạy thay, chị dâu em mới là giáo viên chính”.
Ngay lập tức cô giáo này đuổi Xiaochen ra khỏi lớp và trình báo với nhà trường về trường hợp này. Ban giám hiệu đã điều tra thông tin và phát hiện Xiaochen không làm bất cứ bài tập nào, những bài kiểm tra điểm cao đều được giáo viên hỗ trợ. Chính vì những sai phạm này mà chị dâu của Xiaochen đã bị cảnh cáo trước toàn trường, đồng thời bị điều chuyển sang giảng dạy lớp khác. Còn với Xiaochen, sau một thời gian chểnh mảng đã bị hổng kiến thức rất nhiều, những bài kiểm tra lộ rõ dấu hiệu học hành đi xuống.
Câu chuyện này khiến nhiều người bức xúc không chỉ vì xuất hiện tiêu cực trong môi trường học đường mà còn bởi cách hành xử của người chị dâu. Đặt trên vai là danh xưng giáo viên, lẽ ra người chị này phải là người dạy bảo em mình, ngăn chặn những hành vi không phù hợp. Nếu như người chị này nghiêm khắc với em mình trên lớp, còn về nhà thì tận tình dạy dỗ thì đã không xảy ra trường hợp xấu như này.
Trong thực thế, có không ít những trường hợp lợi dụng mối quan hệ người nhà để đạt điểm số cao trong học tập. Song, nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ tạo nên thói quen không hề tốt cho học sinh. Thói dựa dẫm, lười biếng sẽ hình thành từ đây, bên cạnh đó là chất lượng giáo dục đi xuống, và còn xảy ra tình trạng tiêu cực, bức xúc trong môi trường học đường.
Vì vậy, cần phải xử phạt nghiêm những trường hợp như vậy để làm gương cho những hành vi tương tự. Quan trọng nhất vẫn là bản thân các giáo viên, cần làm đúng trách nhiệm của mình ở trường học, định hướng những giá trị tốt đẹp cho học sinh và đặc biệt bài trừ những thói xấu trong trường học.
Con gái học giỏi, ông bố thưởng cho con 1 phút lấy bất cứ thứ gì thích trong siêu thị, đến khi trở lại nhìn giỏ hàng ai cũng bất ngờ
Nhìn giỏ hàng mà con gái mang về, ông bố không khỏi bất ngờ.
Mỗi bậc cha mẹ đều đặt kỳ vọng là con mình sẽ học tập thật tốt, đạt điểm cao và mang về danh hiệu, phần thưởng dịp cuối năm. Để con chăm chỉ học hành, nhiều phụ huynh không ngại khích lệ con bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là hứa tặng những phần thưởng giá trị cho trẻ.
Một phụ huynh họ Lưu tại Trung Quốc có một cô con gái học tiểu học. Cô bé rất thích mua sắm đồ chơi và quần áo, nhưng ông bố này muốn giúp con hình thành thói quen tốt nên không yêu chiều con quá mức, anh chỉ cho phép con dùng một số tiền nhất định trong ngày để chi tiêu và hạn chế các món đồ chơi.
Dịp cuối học kỳ, để khích lệ con cố gắng thi tốt, ông bố này đã hứa rằng nếu con đạt điểm cao thì sẽ cho con mua sắm thỏa thích thứ mình muốn trong siêu thị trong thời gian 1 phút. Cô bé cũng hoàn thành bài thi đúng như kỳ vọng của bố mẹ nên giao kèo của cả hai bố con được thực hiện.
Sau khi dẫn con đến siêu thị, ông bố này lấy điện thoại ra bấm giờ và cho con 1 phút để lấy bất cứ thứ gì mà con muốn. Tất nhiên, đứa trẻ nào cũng háo hức được mua sắm trong siêu thị và ngay lập tức cô bé đã đẩy giỏ hàng đi ngay để lượn tìm thứ mình đang cần.
Một phút ngắn ngủi trôi qua, khi con mang xe hàng trở về, ông bố không khỏi bất ngờ khi nhìn vào giỏ. Không một món đồ nào được đặt bên trong cả, chiếc xe hoàn toàn trống rỗng. Ông bố nghĩ rằng do thời gian 1 phút quá ngắn khiến con gái không đủ thời gian tìm thứ mình thích, nhưng đứa trẻ đáp lại rằng đây chính là điều mình thích. Cô bé nói vì biết bố mẹ làm việc cực khổ nên không thể phung phí tiền bạc được.
Câu nói của đứa trẻ khiến người bố không khỏi xúc động, cuối cùng ông nói cô bé hãy tìm lấy những thứ mà mình muốn có nhưng em lại chỉ lấy vài ba món đồ lặt vặt với số tiền không đáng kể.
Có thể thấy cô bé đã được giáo dục rất tốt từ gia đình. Em đã biết tầm quan trọng của đồng tiền và giá trị của sức lao động. Với một đứa trẻ sớm hình thành lối sống tiết kiệm và biết nghĩ cho người khác thì rất dễ trở thành một người thành công và được mọi người quý trọng trong tương lai.
Ngoài ra, việc không tìm chọn món đồ yêu thích cho thấy đứa trẻ nỗ lực và cố gắng học tập, nâng cao thành tích và điểm số là do ý thức của chính cô bé. Phần thưởng từ bố mẹ có thể là động lực cho em chăm chỉ hơn nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần tự giác và xem trọng việc học của đứa trẻ này.
Bộ tranh: "Gia đình là nơi con muốn trở về chứ không phải cơn ác mộng để trốn chạy" dạy lại người lớn cách yêu thương Câu chuyện "thương cho roi cho vọt" qua nét vẽ của họa sĩ Nhất Đan đã được rất nhiều người đồng cảm. Ngày còn nhỏ, có bao giờ bạn cảm thấy ấm ức, bất mãn vì bố mẹ lỡ nặng lời, lỡ tay đánh đòn chưa? Nếu đó là một tình huống cực kỳ nhỏ nhặt hoặc oan uổng thì nỗi tức giận...