Cơ chế tỷ giá mới: Có tránh được biến động theo tâm lý?
Hôm nay (5/1) bước sang ngày thứ 2 của cơ chế tỷ giá mới, mặc dù tỷ giá trung tâm có tăng vọt lên 21.907 đồng, tăng hơn 11 đồng so với ngày thứ nhất nhưng thị trường vẫn diễn ra bình thường cho thấy bước đi mới trong điều hành tỷ giá của NHNN đã có những hiệu quả nhất định.
Tránh sốc
Tại cuộc họp ngày 4/1, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết với cơ chế điều hành tỷ giá mới thì biên độ /-3% tiếp tục được thực hiện, các NHTM quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng của mình trong biên độ này.
Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam. Với cơ chế chọn tỷ giá bình quân gia quyền này, NHNN đã loại bỏ yếu tố đầu cơ, làm giá trên thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, NHNN cũng bổ sung thêm cách thức giao dịch với NHTM theo hợp đồng phái sinh, thay cho hợp đồng giao ngay trước đây. Theo đó, nếu NHTM muốn mua ngoại tệ, NHNN sẽ bán cho một hợp đồng phái sinh với giá bán cao hơn nhất định. Thông qua hợp đồng này, NHNN gửi thông điệp về giới hạn biến động tỷ giá tới NHTM. Với cách điều hành này sẽ tạo sự minh bạch cho thị trường và tránh được các cú sốc bất ngờ.
Video đang HOT
Bỏ được tâm lý đám đông
Theo nghiên cứu của NHNN, diễn biến tỷ giá 2015 chịu tác động lớn của yếu tố tâm lý (93%). Do vậy, để đảm bảo phản ánh đúng thực tế, NHNN dựa trên thực tế cung cầu thị trường trong nước, qua tỷ giá bình quân gia quyền để xác định tỷ giá trung tâm.
Việc công bố hàng ngày sự biến động về tỷ giá sẽ giúp cho thị trường thích nghi dần với tâm lý chủ động đón nhận, tránh những phản ứng quá đà khi thị trường tài chính quốc tế có biến động như Fed tăng lãi suất, Nhân dân tệ được quốc tế hóa, …vào dịp cuối năm 2015.
Theo TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cách làm này bước đầu có thể tác động tới tâm lý các doanh nghiệp vốn thích được xác định với các biến cố cố định để dễ dàng tính toán hơn. Tuy nhiên, cũng theo TS.Thành, các doanh nghiệp cũng không nên lo lắng thái quá bởi bên cạnh điều hành để tránh các cú sốc lớn thì NHNN cũng sẽ có những giải pháp đồng bộ để đảm bảo về cơ bản không biến động quá lớn.
Cụ thể như NHNN sẽ phải gắn với thị trường ngoại tệ mà ở đó các NHTM tham gia và NHNN là 1 bên nhằm đưa ra tín hiệu cho thị trường ngoại hối và có một cơ chế giám sát, nếu cần một số công cụ kinh tế tham gia chuyển động tại thị trường mở đó để các NHTM có phản ứng không đi quá xa so với định hướng của NHNN.
Tiếp đó, NHTM cần phát triển công cụ thị trường phái sinh, thị trường quyền chọn, bảo hiểm và hướng dẫn các doanh nghiệp qua đó có các giao dịch gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm biến cái bất định thành xác định.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa phải quá quen với công cụ thị trường phái sinh do vậy cần một quá trình tương tác giữa NHTM, các định chế tài chính và doanh nghiệp. Với cách điều hành tỷ giá mới này, thị trường tài chính Việt Nam sẽ có những bước đi linh hoạt dần dần với học hỏi của thị trường và hội nhập của Việt Nam.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Trung Quốc mở cửa thị trường tiền tệ
Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường ngoại hối nội địa cho các ngân hàng trung ương nước ngoài, cho phép các nước khác nắm giữ tài sản bằng nhân dân tệ.
Quyết định này sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình đưa nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ trong giỏ tiền tệ của IMF cùng với USD, euro, yên và bảng Anh.
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới hôm nay 10/9 tại Đại Liên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ giữ nhân dân tệ ổn định ở mức hợp lý. Các cơ quan tiền tệ nước ngoài cũng đã được cấp phép tiếp cận thị trường trái phiếu liên ngân hàng của Trung Quốc.
"Cách đây không lâu, chúng tôi [Trung Quốc] đã cho phép các ngân hàng trung ương trên thế giới tham gia vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Bước tiếp theo là cho phép họ trực tiếp tham gia vào thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Trước cuối năm nay, Trung Quốc sẽ hoàn tất hệ thống thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động của thị trường nhân dân tệ quốc tế", ông Lý Khắc Cường nói.
Giai đoạn đầu tiên của Hệ thống Thanh toán Quốc tế Trung Quốc (CIPS) sẽ bắt đầu tại Thượng Hải nhằm xử lý các giao dịch tại châu Á, châu Đại Dương và châu Âu, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết hôm 11/6. CIPS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán thương mại xuyên biên giới, đầu tư trực tiếp và các giao dịch khác bằng nhân dân tệ.
Theo ước tính của Standard Chartered, hơn 60 ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang đầu tư vào tài sản định giá bằng nhân dân tệ với tổng giá trị 70-120 tỷ USD.
Nhân dân tệ đã giảm 2,6% trong tháng 8, mạnh nhất 2 thập kỷ qua khi PBOC phá giá nội tệ và cho biết đang áp dụng phương pháp theo hướng thị trường để ấn định tỷ giá hối đoái hàng ngày.
Lúc 12h47 tại Thượng Hải, nhân dân tệ giảm 0,11% xuống 6,385 nhân dân tệ đổi 1 USD. Nhân dân tệ giao dịch tại Hong Kong giảm 0,03% xuống 6,4688 nhân dân tệ/USD.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm kỷ lục vì nhân dân tệ Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vừa giảm 93,9 tỉ USD - kỷ lục trong vòng một tháng - sau nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chặn đà rơi của đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán. Trung Quốc vừa công bố số liệu dự trữ ngoại hối giảm kỷ lục - Ảnh: Reuters Reuters và Bloomberg dẫn số liệu...