Cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám” là liều thuốc cởi bỏ tâm lý sợ sai
Chia sẻ với báo chí bên lề Đại hội Đảng XIII ngày 28/1, bí thư và lãnh đạo nhiều tỉnh thành bày tỏ sự ủng hộ về tinh thần đổi mới trong công tác cán bộ được nêu trong dự thảo văn kiện.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy nhìn nhận, công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại hội XIII được Trung ương Đảng khóa XII triển khai từ rất sớm với cách làm bài bản, thận trọng, dân chủ, khách quan.
Qua đó, tạo ra sự thống nhất cao, đoàn kết trong Đảng và sự tin tưởng tuyệt đối của các tầng lớp nhân dân với một kỳ vọng tại Đại hội XIII sẽ lựa chọn được những đảng viên thực sự ưu tú, đại diện cho trí tuệ, tâm huyết của hơn 5 triệu đảng viên cũng như đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân để tham gia vào bộ máy lãnh đạo, đưa đất nước ta phát triển trong giai đoạn tới.
Rất tâm đắc với cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám”
Theo dõi phiên thảo luận văn kiện trong hai ngày qua, Bí thư Yên Bái cảm nhận không khí thảo luận rất dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu và cũng mang tinh thần khí thế từ các Hội nghị Trung ương 10 – 15 đến Đại hội như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Bí thư Yên Bái Đỗ Đức Duy
“Chúng tôi cho rằng những người được bố trí tham luận hoặc những đại biểu ngồi theo dõi quá trình tham luận đều cảm nhận được một không khí chính trị, một khí thế, một quyết tâm động lực mới của toàn Đảng, toàn dân mong muốn để Đại hội XIII thực sự trở thành một đại hội của sự đổi mới với quyết tâm, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhấn mạnh.
Đề cập đến việc xây dựng chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám” được nêu trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII, ông Duy cho rằng, trong tiến trình đổi mới không thể tránh khỏi có những vấn đề bất cập của cơ chế, chính sách, những vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống mà hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Chính vì vậy mà trong suốt nhiệm kỳ XII, Đảng đã đặt vấn đề này và nay đưa vào dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Đó là, Đảng cần có cơ chế để bảo vệ những người “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.
Video đang HOT
“Chúng tôi là những người lãnh đạo địa phương rất tâm đắc với chủ trương này của Trung ương mà tới đây sẽ được quyết nghị tại Đại hội XIII để những người lãnh đạo các địa phương sẽ tự tin hơn, vững tâm hơn khi mình dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám mạnh dạn đổi mới vì mục tiêu phát triển của địa phương cũng như của đất nước”, Bí thư Yên Bái nhấn mạnh.
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Trung Nhân cũng bày tỏ tâm đắc với dự thảo văn kiện trình Đại hội có nêu các nhóm giải pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có giải pháp Đảng khuyến khích và bảo vệ cán bộ thực hiện “6 dám”.
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai.
“Như trước đây chúng ta thường nghe “3 dám” là “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, thì tại Báo cáo chính trị lần này Đảng khuyến khích và có giải pháp để bảo vệ những cán bộ “dám nói, dám đổi mới sáng tạo và dám đương đầu với những khó khăn, thử thách”, ông Nhân nhấn mạnh.
Theo Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai “dám nói” ở đây là nói thẳng, nói thật, nói đúng không cần nói nhiều, quan trọng nói là phải làm.
Đặc biệt là “dám đương đầu, dám đổi mới” mới khó, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết.
“Hơn nữa, trong điều kiện mà cuộc đấu tranh chống tham nhũng của nước ta hiện nay rất quyết liệt, có một bộ phận nhỏ cán bộ có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình. Chính vì vậy, trong dự thảo Báo cáo chính trị lần này đặt ra “6 dám” như đã nêu, tôi nghĩ đây là “liều thuốc” rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao”, ông Nhân phân tích.
Chính từ những chủ trương này, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, tới đây, Đảng, Nhà nước sẽ có những quy định rất cụ thể, rất thiết thực để bảo vệ những cán bộ tâm huyết, những cán bộ trách nhiệm, những cán bộ vì nước, vì dân.
“Có như vậy, tôi nghĩ rằng việc thực hiện đạt các mục tiêu như Nghị quyết Đại hội XIII đề ra là hoàn toàn khả thi”, ông Nhân nói.
Chọn đúng cán bộ thì nhân dân được nhờ
Cũng liên quan đến công tác cán bộ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho biết, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành rất nhiều văn bản, quy định về công tác cán bộ, từ việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường
Từ những chức danh cao nhất như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, cho đến các chức danh khác đều được cụ thể hóa bằng tiêu chuẩn chức danh.
Ngoài ra, ông Cường cũng nhìn nhận, công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, trước đây chưa được thực hiện bài bản thì lần này được làm bài bản; quy trình công tác cán bộ theo 5 bước rất chặt chẽ. Đáng chú ý là lần đầu tiên có quy định về chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Từ đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
“Đối với Đắk Lắk, chúng tôi đã cụ thể hóa những quy định này của Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh đó, chúng tôi đổi mới công tác đánh giá cán bộ, theo tinh thần như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Nếu chúng ta chọn đúng cán bộ thì nhân dân được nhờ, cách mạng và đất nước phát triển. Tương tự như vậy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu: tìm người tài, không tìm người nhà”, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho hay.
Theo ông Cường, ngoài việc đánh giá qua hồ sơ, qua quá trình công tác, qua đạo đức, phẩm chất, công tác đánh giá cán bộ của tỉnh Đắk Lắk còn lấy hiệu quả đóng góp của cán bộ cho ngành, lĩnh vực và địa phương trên mỗi vai trò, vị trí công tác làm thước đo. Qua đó đã tạo ra hiệu ứng rất tốt, xem xét kỹ lưỡng để góp phần chọn được người thực tài.
"Liều thuốc" rất kịp thời, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai
Dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đặt ra "6 dám" là "liều thuốc" rất kịp thời, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sau 1,5 ngày thảo luận sôi nổi, Đại hội XIII của Đảng đã nghe 36 ý kiến tham luận của các cơ quan, bộ ngành và địa phương. Theo đoàn Chủ tịch, còn nhiều đại biểu đăng ký tham luận nhưng chưa được trình bày, Đại hội sẽ tiếp thu những ý kiến tham luận của các đại biểu.
Đánh giá về toàn bộ phiên thảo luận Văn kiện Đại hội, đại biểu Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình trao đổi với phóng viên: "Tôi thấy phiên thảo luận sôi nổi, dân chủ và thẳng thắn. Các đại biểu từ thực tiễn của địa phương mình, ngành mình để hiến kế cho Đại hội trong các nhiệm vụ thời gian tới. Đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá cả phát triển nông nghiệp, công nghiệp và khoa học sáng tạo".
Tại phiên thảo luận, có cụm từ được nhắc tới nhiều là phát triển bền vững, giảm nghèo bền vững. Nhìn nhận về thực tế này, đại biểu Trần Hải Châu kỳ vọng: "Tôi nghĩ phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập sự phát triển bền vững sẽ tạo động lực, là mục tiêu để các ngành hướng tới. Điều này sẽ tạo sự tăng trưởng và phát triển trong thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, không để lại hậu quả, ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường".
Các đại biểu tham dự Đại hội đánh giá cao Báo cáo Chính trị và các tham luận tại Đại hội XIII của Đảng.
Đại biểu Châu đánh giá cao các giải pháp của các tham luận đã bám vào thực tế từ địa phương, từ yêu cầu của cuộc sống. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực tổng hòa để tạo điều kiện cho sự phát triển sắp tới.
Đại biểu Lê Thị Thu Hồng (Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang) nhận định các báo cáo tham luận được chuẩn bị công phu, mang thực tế từ cơ sở và có tầm nhìn xa trông rộng.
"Chúng tôi rất quan tâm đến các ý kiến tại hội trường. Đây là những ý kiến phát biểu chất lượng mang được tiếng nói từ cơ sở mang tiếng nói của đảng viên, quần chúng nhân dân đến với Đại hội Đảng.
Theo tôi được biết, tầm này có gần 800 ý kiến đăng ký góp ý kiến vào các dự thảo Văn kiện Đại hội. Tôi cho rằng các ý kiến đóng góp rất xác đáng. Tôi hy vọng và tin tưởng Đại hội sẽ thành công tốt đẹp", đại biểu Hồng nói.
Trong phiên thảo luận có nhiều ý kiến nói về công tác bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, đại biểu Hồng quan tâm và đề cao các tham luận này. Đại biểu Hồng chia sẻ: "Tôi cho rằng từ trước đến nay, Đảng rất quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng. Trong đó có cơ chế bảo về người dám nghĩ, dám làm tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng. Hy vọng trong thời gian tới với sự quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng, cùng với các quy định, cơ chế Đảng tiếp tục quan tâm tăng cường hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng và trong đó có sự quan tâm hơn nữa với những người tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực".
Đảng khuyến khích và bảo vệ cán bộ thực hiện "6 dám": Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. Đây là một trong những vấn đề tâm đắc của đại biểu Trần Trung Nhân, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, về nội dung dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
"Như trước đây chúng ta thường nghe "3 dám" thôi, là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì tại Báo cáo Chính trị lần này, Đảng khuyến khích và có giải pháp để bảo vệ những cán bộ dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với những khó khăn, thử thách", đại biểu Nhân nói.
Phân tích về vấn đề này, ông Trần Trung Nhân cho biết dám nói ở đây là nói thẳng, nói thật, nói đúng, không cần nói nhiều, quan trọng nói là phải làm. Đặc biệt là dám đương đầu, dám đột phá, đây là vấn đề mới, vấn đề khó, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết, như trong dự thảo Báo cáo Chính trị đã nêu là chưa đồng bộ, thậm chí có chồng chéo, có những lĩnh vực, vấn đề mới phát sinh nhưng pháp luật chưa kịp điều chỉnh.
Hơn nữa, trong điều kiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng của nước ta hiện nay rất quyết liệt, có một bộ phận nhỏ cán bộ có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình. Chính vì vậy, trong dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đặt ra "6 dám" là "liều thuốc" rất kịp thời, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
"Chính từ những chủ trương này, tôi nghĩ tới đây, Đảng, Nhà nước sẽ có những quy định rất cụ thể, rất thiết thực để bảo vệ những cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, vì nước, vì dân. Có như vậy, việc thực hiện đạt các mục tiêu như Nghị quyết Đại hội XIII đề ra là hoàn toàn khả thi", Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Trung Nhân tin tưởng.
Kỷ luật không có "vùng cấm" nhưng phải trên tinh thần "trị bệnh cứu người" Đó là ý kiến của ông Mai Trực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi tham luận tại Đại hội Đảng XIII chiều 27/1. Ông Mai Trực - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Làm nghiêm từ trên xuống, không có "vùng cấm", không có ngoại lệ Tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ...