Có chặn đứng mục đích thương mại của những “máy đẻ thuê”?
Dù đã có Nghị định về xử phạt hành vi mang thai hộ với số tiền 30-40 triệu đồng nhưng thực tế vẫn có những người bất chấp biến mình thành “máy đẻ” đáp ứng nhu cầu của những nhà có tiền nhưng hiếm muộn.
Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép mang thai hộ thể hiện tinh thần nhân đạo nhưng mặt trái của cơ chế thị trường cũng lấp ló, phát sinh thực trạng đẻ thuê. Vì thế, dự thảo Nghị định hướng dẫn luật Hôn nhân và Gia đình đã thể hiện quan điểm, để tránh mang thai hộ vì mục đích thương mại, Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ giữa người trong gia đình hoặc được chính quyền địa phương xác nhận người mang thai hộ.
Tìm cách ngăn chặn “đẻ thuê” biến tướng của mang thai hộ.
Nhiều người có nhu cầu tìm người mang thai hộ
Hiện ở Việt Nam có khoảng 15% các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh vì nhiều lý do khác nhau, và không phải trường hợp nào cũng có thể can thiệp được bằng y học. Chính vì vậy, dù pháp luật đã cấm hành vi mang thai hộ, đẻ thuê nhưng trong thực tế, niềm khao khát được làm cha, làm mẹ vẫn khiến nhiều người tìm mọi cách để đạt được nguyện vọng ấy.
Cho dù đã có Nghị định về xử phạt hành vi mang thai hộ với số tiền 30-40 triệu đồng nhưng thực tế vẫn có những người bất chấp biến mình thành “máy đẻ” đáp ứng nhu cầu của những nhà có tiền nhưng hiếm muộn. Và điều kiện tiên quyết của những cặp vợ chồng này là người vợ phải có noãn để thụ tinh được, chứ không phải xin của người khác.
Như vậy, việc mang thai hộ không áp dụng trong trường hợp sử dụng noãn của người mang thai hộ kết hợp với tinh trùng của người bố. Vì nếu lấy noãn của người mang thai hộ để thụ tinh thì sẽ liên quan đến yếu tố sinh học, di truyền. Do đó, việc người chồng quan hệ trực tiếp với người mang thai hộ là hoàn toàn bị cấm.
Ông Dương Đăng Huệ, Vụ Trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – kinh tế (bộ Tư pháp) khẳng định, đứa trẻ ra đời từ người mang thai hộ sẽ mang gene di truyền của người phụ nữ có noãn, chắc chắn không bị tác động di truyền của người mang thai hộ.
Video đang HOT
Cho phép mang thai hộ hiện nay vẫn là vấn đề tương đối nhạy cảm. Vụ trưởng Vụ Pháp chế (bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang nêu quan điểm chỉ người thân, gia đình mới được mang thai hộ nhằm tránh tình trạng đẻ thuê. Việc cho phép mang thai hộ hay không, dự định sẽ do một hội đồng độc lập đánh giá, dựa trên các tiêu chí: Hồ sơ về tình trạng bệnh lý không thể mang thai tự nhiên của người nhờ; quan hệ họ hàng giữa người nhờ và người mang thai hộ có xác nhận của chính quyền; điều kiện sức khỏe của người mang thai hộ…
Tuy nhiên trước đó nhiều ý kiến đã khẳng định người mang thai hộ không nhất thiết phải là họ hàng, cùng huyết thống mà có thể là bạn bè thân thích. Một số chuyên gia pháp lý cho rằng tới đây nếu nội dung này được thông qua thì các văn bản dưới luật cần phải thể chế hóa cụ thể hơn nữa. Bởi lẽ ranh giới giữa việc mang thai hộ và đẻ thuê đôi khi rất mong manh. Do vậy, ngoài việc kiểm tra, đánh giá của hội đồng y khoa thì còn có cơ quan nào giám sát hoạt động này nữa và trong trường hợp nảy sinh hiện tượng đẻ thuê thì phải xử lý ra sao, mức độ xử lý như thế nào, hành chính hay hình sự?
Chỉ nên cho mang thai hộ khi cơ sở pháp lý đã chặt chẽ
Bà Nguyễn Thị Khá, Uỷ viên chuyên trách, Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng: “Việc cho mang thai hộ là thể hiện tính nhân đạo của pháp luật để những gia đình hiếm muộn có quyền được làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, để tránh bị lạm dụng, pháp luật phải quy định chặt chẽ, cụ thể các điều kiện đối với người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ; hình thức pháp lý của việc mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên và nhiều vấn đề khác có liên quan đến việc mang thai hộ”.
Không ít chuyên gia lo ngại, có những người vì sợ sinh đẻ sẽ làm xấu đi hình thể, nhan sắc nên sẽ tìm người đẻ thuê. Trong trường hợp này, Luật, Nghị định cũng cần quy định rõ: Đối với những người có sức khỏe bình thường hay ca sĩ, người mẫu hoặc người giàu không muốn mang thai thì không được phép nhờ người khác mang thai hộ. Khi nhờ mang thai hộ, cặp vợ chồng mong muốn có con và cả người mang thai hộ sẽ phải trải qua đợt kiểm tra, đánh giá của hội đồng y khoa và đôi bên phải tự nguyện cam kết dựa trên quy định của pháp luật.
Còn theo bà Khá, để chính sách không bị lợi dụng luật và các văn bản dưới luật phải quy định chặt chẽ. “Người có sức khoẻ như thế nào mới được nhờ mang thai hộ. Với người nhận mang thai hộ cũng phải xác nhận mối quan hệ thân nhân như thế nào? Sức khoẻ có đảm bảo hay không? Tôi cho rằng chỉ những người đã sinh nở một lần mới được mang thai hộ, và số lần sinh đẻ cũng phải quy định cụ thể. Như vậy mới tránh được tình trạng một người nào đó biến mình thành “máy đẻ”, thành “nghề đẻ thuê” cả chục lần. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thai sản của người phụ nữ”.
Hiện tại cho mang thai hộ cũng đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức nhạy cảm phát sinh mà chưa có hướng giải quyết cụ thể. Bà Khá nêu ví dụ: Trong trường hợp thai nhi sinh ra không đạt “yêu cầu”, người mang thai hộ bị bệnh trong quá trình mang thai, đứa trẻ sinh ra chẳng may bị khuyết tật mà người nhờ mang thai hộ không nhận nuôi, hoặc người nhận mang thai hộ trong quá trình mang thai bị tai biến thì ai chịu trách nhiệm? Cơ quan nào sẽ đứng ra giải quyết khi phát sinh những vấn đề thực tế mà luật chưa đề cập.
Hơn nữa, quan điểm “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”, người mang thai hộ là người thân thì sự hiện diện sợi dây tình cảm của “người thứ ba” vẫn còn đó có thể sẽ gây bất tiện cho cuộc sống vợ chồng và đứa con của họ. Chính vì thế, tâm lý của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn muốn nhờ người không có quan hệ thân thiết mang thai hộ để “cắt mối liên quan tình cảm”. “Thực tế, tôi cũng chưa thấy vấn đề này sáng tỏ cho lắm. Chuyện mang thai hộ vẫn còn thấy quá mông lung trong các mối quan hệ tình cảm và pháp lý”, bà Khá nói.
Nhiều vấn đề phát sinh từ thực tế phải điều chỉnh
Quy định cho phép mang thai hộ vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, vì vậy cần phải chờ các văn bản dưới luật hướng dẫn bằng các quy định cụ thể, chặt chẽ. “Tôi nghĩ rằng việc mang thai hộ cần quy định ở mức rất hạn chế, hạn chế ở mức tối đa. Chúng ta cũng không nên sốt ruột triển khai nhanh chóng mà nên chờ các quy định ràng buộc.
Bên cạnh đó cũng cần tính đến chi phí bồi dưỡng cho người mang thai hộ như thế nào cho hợp lý, không để xảy ra tình trạng thấy người ta cần có con thì vòi vĩnh, đẩy giá. Còn nếu quy định không được bồi dưỡng thì cũng không đúng vì liên quan đến tổn hại sức khoẻ của người mang thai hộ. Hơn nữa vấn đề mặt trái phát sinh phải cần ngăn chặn là các trường hợp biến tướng thành “nghề đẻ thuê”, mang thai hộ từ khi 18 tuổi đến ngoài 40 tuổi là không ổn. Tôi cho rằng cần phải xây dựng khung pháp lý chặt chẽ và vừa làm vừa điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tế”, bà Nguyễn Thị Khá bày tỏ quan điểm.
Theo ĐSPL
Mang thai hộ giá nửa tỷ đồng
Mang thai hộ là món "hời" với người này nhưng lại là nỗi ân hận đeo đẳng suốt cuộc đời với người khác.
Dù có nhiều tranh cãi và chưa được pháp luật công nhận nhưng mang thai hộ đang là một dịch vụ được không ít người tìm đến. Mong muốn có 1 đứa con để nối dõi tông đường nhưng vì sức khỏe không cho phép, hết tuổi sinh đẻ, ảnh hưởng đến công việc đang làm hay sợ mất dáng..., không ít vợ chồng phải tìm người mang thai hộ.
Nửa tỷ đồng cho 9 tháng 10 ngày
Rời Cà Mau năm 2010, vợ chồng Thắm lên TP.HCM thuê nhà trọ ở quận 4. Mỗi sáng, vợ chồng chở nhau trên chiếc xe máy gắn thùng phía sau đến chợ đầu mối nông sản Thủ Đức mua rau rồi kéo về ngồi dưới dạ cầu Ông Lãnh (quận 1) bán. Công việc khá vất vả nhưng đổi lại, tháng nào trừ tiền ăn ở, vợ chồng Thắm cũng gửi về quê được hơn 1 triệu đồng để nhờ mẹ nuôi đứa con mới 2 tuổi.
Để có thêm tiền phụ chồng, Thắm nhận giúp việc nhà cho 1 gia đình ở quận 7 từ 16h đến tối muộn với giá 100.000 đồng/ngày. Nơi Thắm giúp việc là một biệt thự sang trọng nằm trong khu Phú Mỹ Hưng. Cô chủ tên H. làm nghề người mẫu, có chồng là một người lớn tuổi thường đi công tác xa, lâu lâu mới về.
PV tiếp xúc với một người mang thai hộ đang ở trọ tại huyện Nhà Bè - TP.HCM .
Thấy Thắm mạnh khỏe, tính tình lại vui vẻ, một hôm, cô chủ gọi Thắm vào phòng tâm sự. Cô chủ cho biết đang sống kiểu "phòng nhì" với một đại gia, muốn có con để ràng buộc chồng nhưng lại không muốn đẻ vì sợ mất dáng nên đề nghị Thắm mang thai hộ. Quá bất ngờ nhưng Thắm hứa sẽ giúp nếu được chồng đồng ý.
Vừa nghe vợ trình bày ý định, chồng Thắm mắng như tát nước vào mặt rằng con mình không có tiền nuôi, hơi sức đâu đi mang thai hộ cho người khác. Tuy nhiên, 500 triệu đồng là số tiền quá lớn mà cả đời làm thuê chẳng thể nào có được. Nếu đồng ý thì 9 tháng sau, vợ chồng Thắm sẽ sở hữu số tiền trong mơ này. Thế là họ đồng ý mang thai hộ cho H. Theo thỏa thuận, Thắm nhận trước 20 triệu đồng làm chi phí kiểm tra sức khỏe trước khi cấy phôi thai. Sau nhiều lần xét nghiệm, Thắm được cấy phôi thai từ tinh trùng và trứng của "vợ chồng" H. Sau đó, Thắm được cho về nhà nghỉ dưỡng sức nhưng phải tuân thủ các quy định của bác sĩ, thỏa thuận của người thuê như không được tiếp tục buôn bán. Một tháng sau, thai đậu, Thắm phải thăm khám theo định kỳ và chờ ngày sinh đẻ.
Nỗi buồn sau vượt cạn
Trong thời gian mang thai, Thắm được H. cung cấp mỗi tháng 10 triệu đồng để bồi dưỡng sức khỏe. Lúc này, mỗi lần qua điện thoại, H. đều căn dặn Thắm phải ăn uống đủ chất, không được tiết kiệm mà ảnh hưởng đến thai nhi. Đến tháng thứ ba, khi biết thai nhi khỏe mạnh, cả H. và Thắm đều mừng rỡ. Trước khi sinh 2 ngày, Thắm được đưa vào một bệnh viện quốc tế để sinh mổ; đồng thời Thắm phải mang tên, tuổi, ngày tháng năm sinh của H.
Sau khi tỉnh lại, toàn thân đau buốt, vừa mở mắt, Thắm thấy bên cạnh chỉ có chồng mình. Rảo mắt nhìn quanh, chiếc nôi trống không, Thắm biết người ta đã mang đứa trẻ đi. Quay mặt vào trong tường để giấu đi những giọt nước mắt, Thắm thều thào mong được nhìn mặt đứa trẻ. Người chồng ngồi thu lu, an ủi: "Thôi, không phải là con mình mà. Dù mượn "cửa" ra thôi, sao anh cũng vẫn muốn nhìn nó một lần nhưng họ đã mang đi từ khi đứa bé vừa chào đời.
Số tiền 500 triệu đồng quá lớn đối với vợ chồng Thắm, nó có thể thay đổi hẳn cuộc sống cơ cực mà họ đã gánh chịu suốt những năm tháng qua. Với số tiền này, vợ chồng Thắm dự định mua 1 căn nhà nhỏ ở ngoại ô, đón thằng con 3 tuổi dưới quê lên cho nó đi học, hằng ngày tiếp tục bán rau dưới chân cầu Ông Lãnh...
Hai tuần sau khi sinh, Thắm bảo chồng chở đến nhà H. để thăm đứa con mình đã dứt ruột đẻ ra. Căn biệt thự nằm im lìm trong nắng trưa, sau tiếng chuông cửa, một phụ nữ lớn tuổi bước ra. Người phụ nữ cho biết mình vừa thuê căn nhà này hơn 1 tháng và hoàn toàn không biết người thuê trước đó đã đi đâu.
Vợ chồng Thắm lầm lũi bước đi như kẻ mất hồn.
Nghề môi giới La cà ở các khu nhà trọ nằm khuất sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo dưới chân cầu Rạch Đỉa, huyện Nhà Bè, TP.HCM, bà Tám Bía đang tìm 3 người có diện mạo dễ coi, sức khỏe tốt, trên 30 tuổi, đã có chồng và 1 lần sinh con để thuê mang thai hộ cho 3 cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh. Mỗi giao dịch thành công, bà Tám Bía được nhận hoa hồng 50 triệu đồng. Trong vai người phụ nữ lớn tuổi không còn khả năng sinh đẻ, tôi được bà Tám Bía ra giá tới 100 triệu đồng tiền công môi giới vì theo bà, nếu có trứng rồi thì bà chỉ nhận 50 triệu đồng thôi, trường hợp lớn tuổi hết trứng như tôi thì phải gấp đôi vì công đoạn lấy trứng đau lắm nên không mấy người mang thai hộ chịu cho. Sau nhiều vụ thành công, bà Tám Bía phân bua: "Tui làm nghề này để mang phước đức cho người khác. Người cần tiền thì có tiền, người cần con thì được con". Theo bà Tám Bía, phần lớn những ca mang thai hộ, mọi động thái từ khám thai đến sinh mổ vào thời điểm nào, ở đâu đều do người thuê đẻ quyết định. Đã môi giới thành công 7 vụ nhưng bà chưa thấy trường hợp nào không giao con vì phần lớn người đẻ thuê nghèo nên rất cần tiền, không giao con thì lấy gì mà nuôi.
Theo Người lao động
Những rắc rối phát sinh khi luật cho phép mang thai hộ Đẻ thuê đội lốt mang thai hộ; đẻ xong không giao con cho người nhờ mang thai; đẻ sinh 2, sinh 3 nhưng người nhờ chỉ nhận... 1 trẻ; đứa con do mang thai hộ bị tật nguyền và người nhờ mang thai từ chối nhận... là một số những rắc rối có thể phát sinh khi luật cho phép mang thai hộ......