Có câu Tiếng Anh mà đến cả học sinh lớp 1 cũng dùng nhiều, nhưng 99% người sử dụng lại không biết cách dùng đúng
Chắc chắn ai cũng biết đến cụm từ tiếng Anh này nhưng dùng đúng hay không thì chưa biết đâu nha.
Từ lâu, Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ hai và là môn học bắt buộc đối với hầu hết học sinh Việt Nam. Càng ngày Tiếng Anh càng thể hiện tầm quan trọng của mình bằng việc có mặt trong tất cả các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp, xin việc làm… Vì thế mà ai ai cũng phải học Tiếng Anh để phát triển.
Tuy nhiên, ngôn ngữ nào cũng có những đặc điểm và cái khó riêng mà đôi khi người học không để ý nên dù sử dụng hằng ngày vẫn nhầm lẫn như thường. Giống như Tiếng Việt, cái khó nằm ở từ đồng nghĩa thì Tiếng Anh cũng có những từ thêm vào tuy không thay đổi ý nghĩa nhưng lại thay đổi mục đích sử dụng.
Mới đây, cư dân mạng đã phát hiện một từ ai cũng nghe nhiều, nói nhiều nhưng khi hỏi đến sự khác nhau thì cũng tắc tịt. Cụ thể, đó là cụm từ “Go to school” và “Go to the school” đều có nghĩa là “đi đến trường”.
Cư dân mạng phát hiện ra một cụm từ mà rất ít người phân biệt được (Ảnh chụp màn hình)
Cụm từ này vốn không hề xa lạ với những ai đã từng sử dụng Tiếng Anh, ngay cả học sinh Tiểu học cũng sử dụng nhuần nhuyễn trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, ở hai cụm từ lại khác nhau ở mạo từ “the”.
Theo đó, nếu dùng cụm từ này trong câu thì nghĩa không thay đổi, nhưng sẽ tạo ra sự khác nhau về mục đích của hành động. Cụ thể, “go to school” là đến trường để học; “go to the school” là đến trường nhưng không để học mà để làm một việc nào đó chứ không phải để đi học.
Giải thích về sự khác biệt này như sau:
- KHÔNG SỬ DỤNG “the” khi diễn tả một hành động đúng mục đích như: đến trường để học, đến bệnh viện để khám bệnh, đến khách sạn để nghỉ dưỡng,…
Ví dụ: I went to hospital because I was sick. (Tôi đi đến bệnh viện vì tôi bị ốm)
Video đang HOT
- SỬ DỤNG “the” khi diễn tả một hành động không đúng với mục đích chính như: đến trường để họp phụ huynh, đến bệnh viện để thăm người ốm,…
Ví dụ: The teacher left the school for lunch. (Giáo viên đã rời khỏi trường đi ăn trưa)
Với những trường hợp này, thường dùng với các danh từ như: home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, university, sea v.v…
Đây tuy không phải là lỗi sai quá lớn nhưng khi học một ngôn ngữ mới thì ai cũng muốn mình thành thạo và chuẩn chỉ phải không? Vì thế nếu giờ bạn đã nắm được quy tắc này rồi thì hãy sử dụng mạo từ “the” đúng với hoàn cảnh và mục đích nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Chàng trai than thở "Không biết Tết âm DỊCH thế nào", ai ngờ tự nhiên bị chê trình kém, nhận về 1 câu Tiếng Anh gây "muối mặt"
Câu trả lời trong đoạn tin dưới đây sẽ khiến bạn "cười ra nước mắt" vì sự hiểu lầm trong Tiếng Anh dẫn đến cuộc trò chuyện bế tắc ngay lập tức.
Người ta thường nói "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" quả không sai. Tiếng Việt luôn là thứ ngôn ngữ phức tạp, phong phú với nhiều kiểu câu, từ vựng hay các cấu trúc dễ lẫn lộn. Chẳng hạn như hàng loạt từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ chuyển nghĩa,... dẫn tới nhiều ý hiểu khác nhau.
Vậy nên trong giao tiếp thường ngày không ít cuộc hội thoại đi vào ngõ cụt vì sự hiểu lầm đó. Chẳng hạn như cuộc trò chuyện diễn ra chóng vánh dưới đây khiến nhiều người cười ra nước mắt vì sự hiểu lầm.
Theo đó, đoạn tin nhắn vừa mới bắt đầu thì chủ tus nhận về câu trả lời "trên trời rơi xuống" khiến người này không biết phải rep như thế nào.
Câu trả lời khiến chủ thớt rơi vào ngõ cụt... (Nguồn: Trại Tâm Thần Đa Ngôn Ngữ 0.2)
"Tết năm nay về nhà chơi không em?
Dạ em cũng định ạ. Mà chưa biết năm tới Tết âm dịch thế nào?
Em kém thế. Tết âm dịch là Lunar New Year."
Tràng cười xuất hiện ở câu chốt đi vào lòng đất đến từ nhân vật người thân của chủ thớt. Theo đó khi bạn nam này thông báo dự định Tết sẽ về thăm nhà nhưng chưa chắc chắn vì không biết "Tết âm dịch như nào?".
Đặt vào hoàn cảnh câu nói thì đa số ai cũng hiểu được ý chủ thớt đang nói về "dịch Covid-19". Bạn nam có lẽ đang lo lắng không biết tình hình dịch bệnh cận Tết thế nào, liệu việc về quê có thuận lợi hay không...
Nhưng bất ngờ nhất chính là câu trả lời từ đối phương khiến ai nấy đều bật ngửa vì không ngờ tới. Người này vì hiểu sai ý của bạn nam, tưởng rằng đang hỏi "Tết âm lịch dịch nghĩa ra là thế nào?" nên ngay lập tức bắn Tiếng Anh: "Lunar New Year". Kèm theo đó là câu chốt đi vào lòng đất "Em kém thế" đánh giá trình độ chủ tus.
Thêm 1 đoạn tin nhắn hài hước về tiếng Anh (Nguồn: Thắng Đang Học Bài)
Có sự hiểu lầm trầm trọng này xuất phát từ chính cấu trúc từ đồng âm (từ "dịch") trong Tiếng Việt. Từ đồng âm là từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng mang nghĩa khác biệt nhau.
Vậy nên người kia mới rơi vào hoàn cảnh "ông nói gà, bà nói vịt" như vậy. Cũng phải nói thêm do chủ tus nhắn tin không rõ ràng nên cả hai mới rơi vào trường hợp trớ trêu như trên. Xét trong văn học, chủ tus mắc lỗi nói không rõ ràng còn đối phương lại nói "lạc đề" đấy nhé!
Bên dưới hình ảnh được chia sẻ, rất đông netizen vào bàn luận rôm rả về chủ đề trên:
- "U là trời cuối cùng chủ tus vẫn không biết 'dịch' sẽ như thế nào, haha".
- "Tiếng Anh oke đấy, chứ đọc hiểu Tiếng Việt hơi sai sai nha bạn ơi. Như này là vi phạm phương châm hội thoại rồi đấy".
- "Khó thế cũng nghĩ ra, bởi không hiểu ý nhau thì mới xảy ra trường hợp dở khóc dở cười vậy nè".
Một số từ vựng Tiếng Anh về ngày Tết Nguyên đán mà bạn không thể bỏ qua:
- New Year's Eve: Giao Thừa
- Peach blossom: Hoa đào
- Lucky money: Tiền lì xì
- To first foot: Xông đất
- Spring roll: Nem cuốn
- Kumquat tree: Cây quất
- Apricot blossom: Hoa mai
Bạn hỏi "MỚ" trong Tiếng Anh là gì, học trò trả lời 1 từ mang nghĩa kinh hoàng, dùng xong chắc chắn bị chê cười! Đôi khi việc thêm dấu tiếng Việt vào tiếng Anh lại tạo ra những trường hợp hài hước như thế này đây. Ngày nay, tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng do cách phát âm và giọng điệu khác nhau mà ở mỗi quốc gia, cách nói tiếng Anh lại có một chút thay đổi...