Cơ cấu thu, chi ngân sách được cải thiện, nợ công giảm mạnh
5 năm qua, nhiệm vụ cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công theo tinh thần Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Trong đó, cơ cấu thu, chi ngân sách đã được cải thiện theo hướng bền vững; đáng chú ý là nợ công đã giảm mạnh…
Cơ cấu thu chi ngân sách đang dịch chuyển tích cực.
Chuyển biến tích cực về cơ cấu thu, chi ngân sách
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, nhiệm vụ cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), khu vực công được giao tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020 đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Trong đó, cơ cấu thu, chi NSNN đã có những cải thiện đáng kể. Cơ cấu NSNN thay đổi tích cực về quy mô, về cơ cấu thu, chi. Quy mô thu NSNN được cải thiện, cơ cấu thu bền vững hơn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng thu NSNN đạt khoảng 24,36% GDP, trong đó tỷ trọng thu nội địa tiếp tục được cải thiện, bình quân 5 năm (2011-2015) là 68,7%; năm 2016 là 80,5%, cập nhật 3 năm (2017 – 2019) là 81,08% trong tổng thu NSNN.
Cơ cấu chi NSNN đã tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2016 chiếm 28,18% tổng chi NSNN, giảm xuống 24,99% năm 2019, dự toán năm 2020 là 26,94%. Tỷ trọng chi thường xuyên cũng giảm dần tương ứng.
Video đang HOT
Trong giai đoạn vừa qua, bội chi NSNN được quản lý chặt chẽ và giảm cả về số tuyệt đối và tương đối so với dự toán. Nếu như năm 2016 tỷ lệ bội chi là 5,12% GDP, thì đến năm 2019 tỷ lệ này giảm còn 3,4% GDP, dự toán năm 2020 là 3,44% GDP.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, Chính phủ dự báo có thể bội chi NSNN thực tế sẽ cao hơn mức dự toán năm 2020, dự kiến ước khoảng 319,4 nghìn tỷ đồng, bằng 4,99% GDP.
Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Cơ cấu chi ngân sách vẫn mất cân đối, chi thường xuyên tiếp tục tăng nhanh hơn chi đầu tư. Hệ thống thu NSNN chưa thực sự bền vững, dư địa thu NSNN giảm, nhất là trong bối cảnh Covid-19. Tình trạng chuyển giá, trốn thuế gây thất thu NSNN, nhất là khu vực ngoài quốc doanh, khu vực FDI vẫn còn xảy ra khá phổ biến…
Để cơ cấu lại NSNN, khu vực công theo hướng bền vững, ổn định, trong giai đoạn 2021 – 2025 Chính phủ xác định tăng tỷ lệ thu nội địa, tăng tích lũy từ NSNN cho đầu tư phát triển; tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia; Đồng thời, đẩy mạnh việc quản lý tài chính – ngân sách trung hạn, quán triệt nguyên tắc chi trong phạm vi nguồn lực, vay trong phạm vi trả nợ…
Nợ công giảm mạnh
Theo báo cáo của Chính phủ, sau 5 năm nỗ lực thực hiện, Nghị quyết số 24/2016/QH14, đến nay đã hoàn thành 14 mục tiêu và có 1 mục tiêu dự kiến hoàn thành. Đáng chú ý là nợ công đã giảm mạnh. Nếu như cuối năm 2016, nợ công bằng 63,7% GDP, năm 2019 đã giảm xuống 55% GDP. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể tăng lên mức 56-57% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016 – 2020 là không quá 65% GDP.
Trong báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực tài chính, Chính phủ dự báo đến ngày 31/12/2020, so với GDP ước thực hiện, dư nợ công bằng khoảng 56,8%, dư nợ chính phủ bằng khoảng 50,8%. Việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ cho cân đối NSNN được điều hành, quản lý trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Chính phủ cho biết sẽ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm (giai đoạn 2021 – 2025), trong đó bao gồm mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ theo hướng thấp hơn so với giai đoạn 2016 – 2020 để đảm bảo an toàn nợ công và khả năng trả nợ của ngân sách, tạo dư địa tài khóa để ứng phó với nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, với rủi ro thị trường hay cú sốc vĩ mô trong bối cảnh mới.
Tổng tài sản khối ngân hàng cổ phần tư nhân vượt khối quốc doanh
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 8/2020, cho thấy tổng tài sản của khối ngân hàng cổ phần tư nhân đã vượt khối quốc doanh.
Theo đó, tính đến cuối tháng 8/2020, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt 12,93 triệu tỷ đồng, tăng 52,1% so với cuối năm 2016.
Đáng chú ý, tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại cổ phần đã vượt tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại nhà nước (gồm Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV).
Cụ thể, tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đến cuối tháng 8/2020 đã lên tới 5.467,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,3% toàn hệ thống, tăng 59,7% so với cuối năm 2016. Trong khi đó, tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đạt 5.334,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% toàn hệ thống, tăng 40,2% so với cuối năm 2016.
Dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 1.007,7 nghìn tỷ đồng, tăng 69,4% so với cuối năm 2016.
Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ từ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm 3 ngân hàng thương mại mua bắt buộc) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng giám sát chặt chẽ việc triển khai giải pháp cơ cấu lại của các ngân hàng thương mại nhà nước, kịp thời yêu cầu rà soát, điều chỉnh phương án phù hợp với thực tiễn hoạt động để khắc phục các tồn tại, yếu kém.
Nhờ đó, đến cuối tháng 8/2020, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại nhà nước đạt 145,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,1% toàn hệ thống, tăng 6,3% so với cuối năm 2016.
Trong khi đó, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần đạt 290,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,1% toàn hệ thống, tăng 44,4% so với cuối năm 2016.
Có thể thấy, các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục lên kế hoạch và thực hiện thành công tăng vốn, còn các ngân hàng thương mại nhà nước gặp khó khăn hơn trong việc tăng vốn do các phương án cần sự phê duyệt của nhiều cấp thẩm quyền hơn. Chính vì vậy, nhiều năm qua, vốn điều lệ của VietinBank và Agribank vẫn "dậm chân tại chỗ".
Tuy nhiên, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP theo hướng mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đây là cơ sở pháp lý cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh được tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn nhà nước.
Thông tin này được thị trường tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước đặc biệt quan tâm và ngóng đợi suốt 2 năm qua.
Đại diện VietinBank cho biết, việc tăng vốn điều lệ là điều kiện "đủ" để VietinBank đảm bảo yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu theo chuẩn mực Basel II: có mức vốn tự có phù hợp với quy mô tăng trưởng tổng tài sản, trong đó có tăng trưởng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nền kinh tế.
Hiện, VietinBank đang khẩn trương thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ trong thời gian sớm nhất.
Nỗi lo lãi suất tăng cùng dư nợ Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng đã tăng trưởng trở lại với tỷ lệ gần 4% tính đến thời điểm hiện nay. Để đối phó với dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất điều hành 2...