Cơ cấu nguồn cung khí đốt thế giới dự kiến thay đổi trong năm 2025
Ngày 19/12, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Moskva sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường quốc tế.
Trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal thuộc Bắc cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Putin nói: “Sản phẩm này (LNG) sẽ được thị trường quốc tế ưa chuộng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy và sẽ tăng thị phần trên thị trường LNG toàn cầu”.
Tổng thống Nga giải thích thêm rằng tập đoàn Novatek của Nga không phải là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực này, mà các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, sản xuất nhiều LNG hơn.
Trước đó, tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong tháng 9/2024 các công ty châu Âu đã mua khí đốt trị giá 1,4 tỷ euro (1,47 tỷ USD) từ Nga. Khoảng 40% nguồn cung là khí tự nhiên hóa lỏng và 60% là khí đốt qua đường ống.
Khối lượng tăng vọt này cho phép Nga trở thành nhà cung cấp “nhiên liệu xanh” chính cho EU trong tháng 9/2024 với thị phần 23,74% so với 16,54% trong tháng 8/2024. Lần cuối Nga giữ vị trí này là từ tháng 5/2022, khi nhập khẩu từ Nga chiếm 22,9%.
Nga có thể tăng xuất khẩu LNG thêm 15% trong năm 2024
Chuyên gia Andrey Ryabov thuộc Trung tâm phân tích nhiên liệu và năng lượng Nga mới đây dự báo thị phần của Nga trong sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn cầu sẽ vượt 9% trong năm 2024.
Với việc triển khai dự án LNG 2 ở Bắc Cực, xuất khẩu LNG của nước này sẽ tăng khoảng 15%, tương đương 5 triệu tấn.
Cơ sở khí đốt tự nhiên Bovanenkovo ở bán đảo Yamal, Tây Bắc Siberia, thuộc Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ryabov nhận định trong năm 2024, thị trường LNG sẽ tiếp tục tăng trưởng. Sản xuất và xuất khẩu trên toàn cầu có thể tăng khoảng 3% so với năm 2023 lên khoảng 420 triệu tấn. Các nước xuất khẩu LNG lớn nhất sẽ duy trì vị thế trên thị trường, trong đó xu hướng tăng mạnh sản lượng sẽ tập trung ở Nga và Mỹ.
Ông Ryabov lưu ý rằng năm nay, nhà sản xuất khí đốt độc lập của Nga có kế hoạch khởi động giai đoạn đầu tiên của nhà máy LNG-2 ở Bắc Cực (với sản lượng dự kiến 6,6 triệu tấn mỗi năm). Chuyên gia này tin rằng đến cuối năm 2024, xuất khẩu LNG có thể tăng lên 38 triệu tấn mỗi năm.
Bên cạnh đó, ông Ryabov nhấn mạnh trong năm nay, sẽ có thêm một số quốc gia mới gia nhập thị trường LNG như Congo, Mexico, Senegal và Mauritania. Ông ước tính các nhà sản xuất mới này sẽ đóng góp thêm tới 3 triệu tấn LNG cho thị trường.
Theo dự báo của trung tâm phân tích nhiên liệu và năng lượng Nga, trong năm 2024, Mỹ sẽ tăng xuất khẩu LNG ngang bằng với Nga, thêm 4 - 5 triệu tấn mỗi năm, lên khoảng 90 triệu tấn thông qua việc duy trì công suất cao. Trong khi đó, Qatar và Australia sẽ duy trì nguồn cung khí đốt ở mức như năm ngoái, khoảng 79 - 80 triệu tấn mỗi nước.
Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga. Nga vẫn đang 'bơm' một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù...