Có cần phải ‘làm nóng’ xe hơi trước khi chạy?
Theo các chuyên gia về ô tô, đa phần các tài xế đều mắc sai lầm khi vừa nổ máy ô tô đã lái xe đi. Vậy có cần phải ‘làm nóng’ xe hơi trước khi chạy?
Theo thói quen và tùy thuộc vào mức độ công việc thì nhiều tài xế có cách khởi động xe và điều khiển xe khác nhau. Việc khởi động xe đợi khoảng vài phút rồi mới cho xe lăn bánh hay khởi động cách mà nhiều tài xế thường làm. Cũng có nhiều tài xế khởi động xong lái xe đi ngay lập tức là việc làm sai lầm.
Theo Fenske, công nghệ chế tạo ôtô hiện nay với hệ thống phun nhiên liệu giúp tài xế bỏ qua thao tác “chạy không tải” trước khi bắt đầu hành trình. Ưu điểm của hệ thống này là điều khiển bằng máy tính. Giúp quá trình hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu và không khí diễn ra nhanh. Hòa khí đạt tỷ lệ lý tưởng cho quá trình sinh công của động cơ ngay khi bắt đầu khởi động. Nhiệt độ khí nạp cũng được tính toán tối ưu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Việc khởi động xe đợi khoảng vài phút rồi mới cho xe lăn bánh hay khởi động cách mà nhiều tài xế thường làm
Những ưu điểm trên mà ôtô với bộ chế hòa khí truyền thống không thể thực hiện. Khi ấy việc làm nóng động cơ trước khi xe lăn bánh là điều cần thiết. Nhất là ở những nước có nền nhiệt độ thấp hoặc băng giá.
Tuy nhiên, bỏ qua thao tác làm nóng máy không đồng nghĩa với việc “ép” động cơ hoạt động với cường độ cao tức thì. Để tránh mài mòn không cần thiết cho các chi tiết động cơ, tốt hơn hết nên chạy xe ở tốc độ vừa phải khi mới bắt đầu di chuyển. Khoảng thời gian ngắn này mục đích chờ dầu bôi trơn đạt đến nhiệt độ cần thiết và di chuyển đầy đủ đến các bộ phận của động cơ.
Video đang HOT
Theo Cartimes
Lỗi không đáng có của tài xế trước khi tắt máy khiến ô tô nhanh "tã"
Không tắt điều hòa, cửa kính không lên hết hay quên không kéo phanh tay là những lỗi mà tài xế hay mắc phải làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của ô tô.
Không tắt điều hòa trước khi xuống xe
Trước khi dừng hẳn xe, tài xế nên tắt điều hòa vừa giúp cơ thể có thể làm quen với nhiệt độ bên ngoài, vừa tránh để quên. Tắt điều hòa và vẫn để quạt sẽ giúp làm khô cửa gió, tránh lượng không khí ẩm tồn đọng khiến sinh ra nấm mốc, một nguyên nhân dẫn đến mùi khó chịu mỗi khi bước vào xe.
Tuy nhiên có nhiều tài xế thường hay quên tắt điều hòa gây tốn nhiên liệu, bộ phận điều hòa nhanh hỏng nếu thường xuyên quên.
Không đóng kín cửa kính ô tô
Một số tài xế thường ra khỏi xe mà không đóng cửa kính nhằm để xe không bị mùi. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã tốt nếu như trời bất ngờ mưa có thể làm ướt nội thất bên trong xe.
Ngoài ra, việc mở cửa kính có thể khiến kẻ gian đột nhập lấy đồ trong xe một cách dễ dàng.
Không gập gương
Việc gập gương gọn gàng sẽ giúp tài xế tránh được những va chạm không đáng có trong lúc đỗ xe. Với một số gương gập bằng cơ, bạn có thể dùng tay gập lại trong trường hợp cần thiết.
Với những loại gương điện, việc cố gắng gập lại bằng tay có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành hoặc ảnh hưởng đến bộ điện. Chủ động gập gương trước khi rời xe sẽ giúp bạn tránh được những sự cố không đáng có.
Không chỉnh vô lăng
Đối với những lái xe mới, việc lái vào vị trí đỗ và giữ bánh xe sao cho thẳng là một điều không hề dễ dàng. Trước khi tắt máy chỉnh vô-lăng thẳng phía trước, lắc tay thấy nhẹ hoặc có thể nhích lên hoặc lùi lại một chút nếu thấy xe đi thẳng có nghĩa là đã đỗ xe thành công.
Tuy nhiên, nhiều khi đỗ xe đánh chéo bánh lại an toàn, ví dụ đỗ ngang dốc, đánh lái về phía taluy dương khi xe có trôi sẽ lùi hoặc tiến vào phía đó sẽ được an toàn, hoặc khi cần khóa vô-lăng cũng phải đánh chéo bánh lái.
Theo Nguoiduatin
Nếu không muốn 'mất tiền hại xe' hãy tránh xa 7 sai lầm này khi bảo dưỡng ô tô Bảo dưỡng ô tô là việc làm quan trọng nhưng nếu bảo dưỡng không đúng cách, chủ xe không chỉ "phí tiền" mà còn có thể "gây hại ngược" đến ô tô. Chạy rốt - đa xe ô tô mới mua Chạy rốt- đa là quá trình "luyện tập" cho động cơ xe, hộp số, hệ truyền động. Khi xe mới mua các...