Có cách hoá giải ‘lên máu’, tăng đường, gout sau tiệc rượu?
Nhóm bạn của tôi có 5 ông, cứ mỗi dịp lễ, Tết là có 2-3 ông phải đến thăm bác sĩ vì chỉ cần ăn 1-2 buổi tiệc rượu là gặp chuyện. Không đến nỗi nguy hiểm nhưng tôi cũng nhức đầu vì tăng huyết áp, tăng đường… Tôi nghe nói nếu xen lẫn các buổi tiệc mà chịu khó ăn uống đúng cách thì có thể “giải” bớt những thứ dư thừa, có đúng không?
Ảnh minh họa
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM:
Trước hết, bạn cần phân biệt người đã có bệnh phải điều trị với đối tượng đơn thuần do tuổi tác, ăn uống nhất thời thiếu điều độ mà các chỉ số thỉnh thoảng không ổn định hay huyết áp, đường huyết, axit uric hơi cao một chút nên lo sợ.
Với người đã có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, gout… đã được chẩn đoán và phải uống thuốc điều trị thường xuyên thì nhất thiết phải kiêng, chỉ trông chờ “ăn gì để giải” là không đủ. Người bệnh cao huyết áp phải kiêng ăn mặn, dầu mỡ; người tiểu đường thì kiêng món ngọt, tinh bột; người bị gout phải kiêng đạm, nhất là đạm nội tạng, rau mầm, bia rượu.
Nếu anh và các bạn chỉ sợ chỉ số nhất thời thiếu ổn định hay thuộc nhóm mới bị tiền tiểu đường, huyết áp hơi cao nhưng chưa thành bệnh, xét nghiệm thấy axit uric cao nhưng chưa bị gút, có thể cố gắng cân bằng các bữa ăn xen lẫn tiệc rượu.
Video đang HOT
Đầu tiên, bạn phải uống nhiều nước sau khi ăn tiệc, uống rượu để cồn và các chất dư thừa được đào thải tốt, hoạt động của cơ thể được trơn tru hơn. Bia, rượu là các chất lợi tiểu nên nhiều người cũng bị mất nước sau khi uống, dẫn đến nhức đầu, mỏi mệt, tăng huyết áp. Vì vậy, bạn cần bù nước và tốt nhất ngay trong buổi tiệc.
Các món rau chứa chất xơ hòa tan (đậu bắp, rau đay, mồng tơi) có thể hỗ trợ quá trình đào thải muối và purin dư thừa do ăn quá nhiều đạm. Các loại rau gia vị (rau thơm) giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Vì vậy, bạn đừng bỏ lại những lá rau thơm trong đĩa thịt cá khi ăn tiệc, hoặc ăn thêm trong các bữa cơm bình thường. Nếu ăn tiệc quá nhiều, ăn dư thừa đạm, bữa cơm gia đình nên ăn ít lại, có thể ăn chay hay thay thế bằng những thứ dễ tiêu hơn như cháo.
Ngoài ra, các anh nên duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động phù hợp. Các ngày lễ chỉ ăn uống mà không vận động, thiếu ngủ, những chỉ số nói trên cũng dễ bất ổn.
Theo Zing
Đổ bệnh vì... hũ dưa, đĩa trái cây
Một số kiểu ăn truyền thống đầy hương vị có thể gây hại lớn cho sức khỏe của bạn nếu quá ghiền
Ngồi chờ tái khám ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), ông Trần B.C (55 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết cách đây mấy hôm, ông suýt mất mạng vì... bữa cơm nhà. Vợ chồng người bạn đãi ông bữa cơm nhà kiểu Bắc ngon lành với cà pháo mắm tôm, canh cua, thịt luộc, ít cá khô chiên giòn và món cải chua muối vàng ươm. Ông ăn rất ngon miệng để rồi nhập viện do huyết áp tăng vọt.
Tưởng ăn lành mạnh, hóa ra đầy muối
Còn chị Nguyễn M.D (47 tuổi; nhân viên văn phòng, quận Gò Vấp, TP HCM) vì công việc bận rộn nhưng vẫn thích ăn rau nên chọn cách muối tới mấy hũ rau dưa: dưa cải, bắp cải, su hào, dưa chuột mini... "Tôi cứ nghĩ 2 vợ chồng thích ăn món kho mằn mặn, ăn đồ chua cho cân bằng mà vẫn nhiều rau" - chị M. kể.
Sau mấy tháng tích cực "ăn rau", vợ chồng chị bị bác sĩ (BS) cảnh báo huyết áp quá cao, chị còn thêm dấu hiệu loãng xương.
Đo huyết áp cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Chị Trần Nguyễn B.T (45 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho hay chị ăn rất nhiều trái cây mà bác sĩ (BS) cứ bảo phải giảm mặn, giảm ngọt, ăn thêm rau, quả. Nhưng theo BS, thói quen chấm muối tôm khi ăn trái cây đã khiến chị nạp vào mỗi ngày lượng muối cao còn hơn số muối chị nêm khi nấu ăn cho cả nhà.
Vừa qua, viết trên tờ The Conversation, tiến sĩ Monique Tan từ Đại học Queen Mary ở London (Anh), cảnh báo không chỉ việc nêm nhiều muối khi nấu ăn mà cách bảo quản thực phẩm của người Trung Quốc cũng khiến họ trở thành một trong những quốc gia ăn mặn nhất thế giới: ướp, ngâm muối thực phẩm để bảo quản. Đáng ngại là không chỉ Trung Quốc, đa số các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, rất chuộng những món ăn ướp, ngâm muối. Theo nghiên cứu này, cách ăn và bảo quản thực phẩm truyền thống khiến người Trung Quốc ăn tới 10,9 g muối/ngày. Còn theo kết quả điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 tại Việt Nam, 90% người Việt Nam tiêu thụ đến 10 g muối/ngày, gấp đôi mức tối đa mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo (5 g/ngày). Cách giải quyết, theo tiến sĩ Tan, chính là hãy cố ăn thực phẩm tươi sống nhiều hơn.
Sinh đủ bệnh
BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, cho biết mối nguy phổ biến nhất khi ăn mặn là bệnh cao huyết áp. Ăn mặn làm cơ thể giữ nước nhiều hơn, tăng thể tích tuần hoàn, từ đó tăng huyết áp. Về lâu dài, sự quá tải tuần hoàn làm tăng nguy cơ suy tim do trái tim thường xuyên phải làm việc quá sức. Ngoài ra, người ăn mặn còn dễ suy thận do thận phải làm việc quá tải để cố gắng đào thải lượng muối quá dư thừa mà người ta ăn vào.
"Người chưa có bệnh mà ăn mặn thì sẽ phát sinh các bệnh trên. Người đã bệnh mà còn ăn mặn thì bệnh dễ diễn tiến nặng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm" - BS Vũ cảnh báo.
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), cảnh báo sẽ rất nguy hiểm nếu gia đình tập cho trẻ ăn mặn từ nhỏ. Trẻ dưới 1 tuổi hoàn toàn không được nêm nếm thêm muối trong món ăn dặm, trẻ dưới 6 tuổi nên được nấu cho ăn riêng, ăn rất nhạt so với người lớn. Trên 6 tuổi, bé có thể ăn cùng cha mẹ với điều kiện cha mẹ không phải là người ăn mặn quá tiêu chuẩn.
Tình trạng trẻ em bị ăn mặn theo người lớn là nguyên nhân của nhiều trường hợp cao huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra, ăn mặn còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của bé bởi sẽ cản trở việc cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi. "Cơ thể cần vitamin D hoạt hóa để có thể sử dụng được nguồn canxi nạp vào. Vitamin D chúng ta ăn vào hay tiếp nhận được qua ánh nắng, thuốc bổ chỉ là vitamin D dạng thô. Vitamin D thô đi vào máu, qua gan hoặc qua thận sẽ được gắn thêm gốc (-OH), từ đó mới thành vitamin D hoạt hóa. Ngoài ra, canxi còn được tái hấp thu ở ống thận trong quá trình chuyển hóa. Ăn mặn làm cho thận quá tải, gây hại cho cả 2 cơ chế nêu trên vì vậy khiến trẻ hấp thu canxi không tốt" - BS Tiến giải thích.
Theo ông, ở trẻ em, tốt nhất không nên ăn thường xuyên các món nhiều muối như dưa cải chua, các loại rau củ ngâm, không nên tập thói quen xấu là chấm mắm, muối khi ăn trái cây.
Tìm cách "xả" bớt!
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, nhìn nhận nhiều người lầm tưởng các món dưa chua, đồ chua, cà pháo... là món chua chứ không mặn. Thực ra, chúng rất mặn và nên "xả mặn" kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Bên cạnh đó, các loại mắm, khô bò, khô cá, khô mực... cũng là thực phẩm chứa rất nhiều muối. Ngoài các món "truyền thống" kể trên, người có bệnh phải kiêng ăn mặn còn cần tránh các loại thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn.
"Nếu có bệnh huyết áp, thận, loãng xương... mà còn lỡ ăn mặn, tốt nhất là hãy uống thật nhiều nước để muối được đào thải dễ và nhanh hơn. Ngoài ra, nên ăn thêm các loại rau chứa chất xơ hòa tan (tức có nhớt như đậu bắp, mồng tơi...) vì chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ "cuốn" bớt muối thừa ra khỏi cơ thể rất tốt" - lương y Đinh Công Bảy khuyên.
Theo nguoilaodong
Gan yếu, kiêng rượu thôi chưa đủ Bạn đọc Trần Bình N. (47 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) hỏi: Tôi bị bệnh gan, bác sĩ dọa uống rượu nữa sẽ tiến triển thành xơ gan nên phải kiêng hoàn toàn. Những ngày nghỉ lễ, tôi đi ăn tiệc thường chỉ phá mồi nhưng có lúc về vẫn mệt, trướng bụng, cảm giác đau gan. Lẽ nào ngoài rượu...