‘Có ca sĩ không biết đọc nốt nhạc’
Ca sĩ thị trường không được đào tạo thanh nhạc. Sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện lại thiếu kĩ năng biểu diễn. Đó là một phần rất lớn của vấn đề.
Tiếp tục mach bài trong chuyên đề “Người Việt có chọn được nhạc để nghe?”, để hiểu thêm về quá trình đào tạo các ca sĩ cho thị trường âm nhạc đại chúng, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với NSND Trung Kiênvà hai cựu sinh viên Nhạc viện.
Sinh viên nhạc viện không được học biểu diễn
Những năm gần đây, khi showbiz bắt đầu phát triển theo chiều rộng, không ít trường hợp các ca sĩ có chất giọng tốt, tốt nghiệp loại ưu Học viện âm nhạc Quốc gia phải nhường lại thị phần lớn trong âm nhạc đại chúng cho các giọng ca không hề chuyên nghiệp, nhưng đầu tư tốt phần nhìn. NSND Trung Kiên đã nói: “ Ca sĩ không thể chỉ thu âm, quan trọng hơn là phải biểu diễn thường xuyên, phải sống trên sân khấu”. Nhưng dù xem là nơi đào tạo thanh nhạc uy tín bậc nhất, học viện Âm nhạc quốc gia vẫn chưa thể giảng dạy đầy đủ các môn học về kĩ năng sân khấu, để các sinh viên có thể làm nghề thuận lợi trước thị hiếu thưởng thức quan trọng phần nhìn như hiện nay.
Một ví dụ điển hình là ca sĩ Lê Anh Dũng (thủ khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia năm 2008, giải nhất Sao mai dòng Thính phòng năm 2007) hay Ngọc Ký (giải nhì Sao mai dòng Dân gian năm 2009). Tốt nghiệp với điểm số cao, được đánh dấu “chất lượng” của Học viện Âm nhạc Quốc gia, đã từng thành công ở những giải thưởng âm nhạc trong nước, nhưng trên thị trường và trong tâm trí số đông công chúng, những cái tên ấy vẫn còn xa lạ.
“ Chúng tôi đã không được học về biểu diễn“, đó là câu trả lời gây ngạc nhiên của thủ khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
“ Trong Học viện Âm nhạc quốc gia chúng tôi chỉ học về kĩ thuật thanh nhạc. Còn việc giải phóng hình thể, kĩ thuật biểu diễn thì không được học, không được đào tạo. Các vấn đề này phía Giám đốc Nhạc viện cũng đã nghĩ đến rồi, nhưng chưa triển khai, chưa làm được” Lê Anh Dũng và Ngọc Ký trả lời.
Video đang HOT
Như vậy, để ghi dấu ấn trong lòng số đông công chúng hiện nay, thì một giọng hát hay có lẽ là chưa đủ. Người ta có thể không đồng tình với việc chỉ chú trọng ngoại hình trong biểu diễn, nhưng việc bỏ qua hay coi nhẹ yếu tố “nhìn” thì không ổn.
NSND Trung Kiên giải thích đồng thời thừa nhận Nhạc viện chưa thể đào tạo các bộ môn cần thiết cho nhạc nhẹ: “ Chúng tôi chưa làm nhạc nhẹ được, vì toàn bộ thầy trong trường không biết nhạc nhẹ. Sắp tới nhạc viện chỉ mở thêm khoa Jazz bên cạnh opera và thính phòng thôi. Nhạc nhẹ không phải đùa đâu. Không biết thì không được làm.“
Tôi đã sang Anh tìm hiểu về đào tạo ở đó. Đào tạo opera là 13.000 bảng Anh một năm học, nhạc nhẹ là 7.000 bảng. Một đến hai năm đầu tiên, sinh viên học cơ bản như nhau. Sau đó người ta mới xét người này theo opera, người kia theo nhạc nhẹ. Dù có đi theo nhạc nhẹ vẫn phải học luyện thanh và tập các chương trình có tính chất Pop, Rock, Jazz…Ca sĩ nhạc nhẹ họ cũng phải học cơ bản chứ không phải kiểu nghiệp dư như mình” .
“ Dù sao các em đi ra từ Nhạc viện cũng có kĩ thuật cơ bản tốt hơn, giọng hát sẽ tốt hơn các ca sĩ thị trường không được đào tạo“. Ông nói
Nhiều người đi hát lại không biết đọc nốt nhạc
Trong khi hệ thống đào tạo chưa đưa đến cho công chúng một tầng lớp nghệ sĩ đại chúng để chiếm lĩnh thị trường, thì nhiều người lại rất tự tin bước vào nghề hát dù chưa từng đọc được một nốt nhạc. NSND Trung Kiên cho biết: “ Những người như thế nhiều lắm. Tôi không biết có bao nhiêu. Ca sĩ không biết nốt nhạc, nhạc sĩ phải dạy bài theo cách truyền khẩu.
Uyên Linh đăng quang VietnamIdol xong được coi như thiên thần. Nhưng tôi bảo “Không biết đọc nhạc thì xấu hổ lắm con ạ, phải học đi”. Truyền hình tung hô cũng làm hỏng ca sĩ. Họ có năng khiếu, nhưng năng khiếu rồi cũng phải học.
Bây giờ các đài truyền hình thi cái nọ cái kia, không vấn đề gì, nhưng khán giả phải được biết đó là không chuyên. Tình trạng văn hóa nghệ thuật lộn xộn ở nước ta hiện nay cũng là do không rõ ràng giữa các thể loại, trình độ, mọi thứ xếp chung vào một giỏ. Dở nhất là đang lẫn lộn hết giữa không chuyên và chuyên nghiệp.
Tôi không câu nệ là phải học trong trường, học ở ngoài cũng được, nhưng phải học. Người có học sẽ khác, về mặt nghệ thuật sẽ phát triển lên, ngay cả cách xử sự cũng sẽ khác, không mắc những sai lầm thiếu văn hóa. “
Hồ Hương Giang
Theo Vietnamnet
Lộ nhiều vụ "chảnh" của sao nhạc đỏ Việt
Mức độ hot về tên tuổi, nam ca sĩ thì đứng đầu là Trọng Tấn, tiếp đó là Đăng Dương, Việt Hoàn, Lê Anh Dũng... về giọng nữ, Anh Thơ được chuộng nhất, kế đó là Lan Anh, Tân Nhàn, Phương Thảo... Ngoài ra còn có một số ca sĩ trưởng thành từ giải thưởng của các dòng nhạc thính phòng và dân gian của giải Sao Mai.
Cát sê 50-60 triệu/show
Theo một ông bầu ở Hà Nội, những show ca nhạc ở các sân khấu có sự tham gia của những giọng ca nổi tiếng dòng nhạc đỏ, thì mức thù lao không có gì đặc biệt. Nếu các chương trình do những Nhà hát thuộc Bộ tổ chức, thậm chí, catse cũng không cao vì theo barem Nhà nước định sẵn. Nguồn catse chủ yếu đến từ việc đi hát sự kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức... ở Hà Nội và các tỉnh. Catse ở Hà Nội thấp hơn so với đi tỉnh và càng đi xa thì càng phải tính toán tỉ lệ cho phù hợp.
Ông bầu này cho hay, mạnh chi nhất là những doanh nghiệp trực tiếp đứng ra mời các ca sĩ về để hát cho toàn thể cán bộ, công nhân viên và các quan khách được thưởng lãm giọng ca vừa hay, vừa kĩ thuật, nhất là khi thể hiện những ca khúc nhạc đỏ đã đi cùng năm tháng. Không ít doanh nghiệp sẵn sàng chịu chi 50-60 triệu đồng để mời đích danh ca sĩ nào đó.
Khi thanh minh với báo chí về việc bị cấm biểu diễn, Trọng Tấn than thở rằng biết thế anh cứ ở lại Lào biểu diễn rồi đền tiền vì không tham gia show diễn ở Ninh Bình.
Ông bầu này kể: "Cách đây dăm sáu năm, có người đang đi hát ở mức 5-7 triệu, bỗng nhận được lời mời đi hát event, người ta trả một phát 20-30 triệu, vậy là họ cứ giữ nguyên giá như vậy, dưới 20 triệu kiên quyết không đi. Do đó, nhiều khi họ làm khó cho bầu show rất nhiều".
Ông bầu này cho rằng: Được ái mộ, trân trọng và được trả thù lao cao khiến không ít ca sĩ không giữ được bản lĩnh và mắc bệnh chảnh. Bà C.P.N hiện công tác tại một công ty tổ chức sự kiện cho biết, lãnh đạo của một doanh nghiệp đối tác từng nhắn bà: "Đừng bao giờ mời ca sĩ ngôi sao nọ tới đây hát lần thứ hai! Sự kiện vui vẻ mà mặt mày cau có như đưa đám!". Số là trong các hội nghị (đa số diễn ra vào ban ngày), thường có những phát sinh ngoài mong muốn mà không theo kịch bản, chẳng hạn thay vì một vị nào đó phát biểu sau ca sĩ, nhưng vị này lại cao hứng chạy lên cầm mic thổ lộ điều gì đó trong lúc cảm xúc tuôn trào... Vậy là ca sĩ phải chờ đợi. Bà C.P.N kể: Trong lần tổ chức cho doanh nghiệp bảo hiểm nói trên, một ngôi sao nhạc đỏ tuy đến trễ so với giờ hẹn, nhưng lúc này vẫn chưa đến lượt vì đang có một vị thao thao bất tuyệt ở bàn chủ tọa. Ca sĩ này cáu kỉnh và bày tỏ sự khó chịu và dọa sẽ chỉ chờ thêm 5 phút thôi, nếu nhiều hơn sẽ không hát. Ở trong hội trường, khách vẫn cao hứng mà không thể dừng lại, bên cánh gà, mặt mũi cả ca sĩ, cả BTC đều nặng nề. Kết quả là, họ đành xin kiếu không dám mời ca sĩ nọ tới diễn trong những lần tiếp theo.
Tại công chúng quá ưu ái?
Bà N cho hay, với dân tổ chức sự kiện, làm việc dễ chịu nhất trong số các ca sĩ nhạc đỏ hiện giờ có Đăng Dương, Lan Anh, Việt Hoàn. "Họ không chỉ tạo không khí thoải mái, thông cảm với nhà tổ chức về những phát sinh ngoài mong muốn, mà còn tươi cười hoặc cố gắng không tạo sự căng thẳng cho cả hai bên khi gặp sự cố. Với một vài ngôi sao, trong hợp đồng ghi bao nhiêu bài, họ chỉ hát bấy nhiêu, không bao giờ hát thêm. Nhưng những ca sĩ này có khi còn vui vẻ hát tặng thêm một bài theo yêu cầu, khiến cả khách cả chủ nhà đều vui", bà N nói. Thậm chí, có ca sĩ còn tự nguyện giúp đỡ BTC chi trả thuế thu nhập khi biết họ eo hẹp về tiền.
Việt Hoàn, một trong những ca sĩ nhạc đỏ được các bầu show đánh giá là làm việc rất dễ chịu. Ảnh: N.X
Lâu nay, trong dư luận vẫn râm ran chuyện ca sĩ nọ chảnh chọe khi địa phương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mời về hát. Thay vì cố gắng trở về để tri ân, chia sẻ với quê hương chút tình cảm của người xa quê và tự hào khi đã thành danh, ca sĩ nọ đòi catse chả khác gì hát ở lễ khai trương, động thổ. Có người còn làm mình làm mẩy để lãnh đạo địa phương săn đón, hứa hẹn và rồi thất hứa.
Những tưởng, lâu nay chỉ có các ca sĩ thị trường và ca sĩ tự do bị chỉ trích về văn hóa ứng xử mà ít ai để ý, hoặc xuê xoa cho các giọng ca đi theo dòng chính thống này, vì sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Án phạt dành cho ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ, hai gương mặt tiêu biểu của nhạc đỏ hiện nay, là một lời cảnh báo họ để không bị "trượt dài" trong sự ưu ái của người hâm mộ.
Theo Nguyễn Giang (Đất Việt)
NSND Trung Kiên: 'Đánh giá Trọng Tấn về mặt tư tưởng là quá nặng' Người thầy của Trọng Tấn ủng hộ việc xử lý kỷ luật học trò cũ để răn đe, nhưng không nên cấm anh và Anh Thơ dạy học. NSND - GS, TS Nguyễn Trung Kiên, nguyên Thứ trưởng bộ Văn hóa - là người thầy đã dạy Trọng Tấn từ những ngày đầu bước chân vào con đường nghệ thuật đã bày tỏ...