Cò bệnh viện được các nhân viên y tế tiếp tay
Nếu không có sự tiếp tay của nhân viên y tế thì &’cò’ cũng khó đưa người bệnh vào viện, thế nhưng chưa có báo cáo xử lý được bao nhiêu trường hợp”, Vụ phó Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh tại buổi họp giải quyết vấn nạn cò mồi trong bệnh viện ngày 6/7.
Buổi họp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, công an cũng như đại diện các bệnh viện hiện là điểm nóng về hoạt động cò mồi tại Hà Nội như: Bệnh viện Mắt Trung ương, K, Phụ sản Trung ương…
Theo đại diện Bệnh viện K, những năm qua tại đây luôn xảy ra tình trạng quá tải. Chỉ riêng tại cơ sở 1 trung bình một ngày có đến 650 người khám, ngày cao điểm gấp đôi, xét nghiệm sinh hoá một ngày cũng gần 1.200 lượt…
Nhu cầu của người bệnh quá lớn, cộng với tâm lý muốn nhanh chóng, không muốn xếp hàng dẫn đến vấn nạn cò mồi, lừa đảo móc túi. Đặc biệt là tình trạng “cò mồi” – tại đây luôn có 5 đến 7 người tiếp cận, dẫn dắt bệnh nhân, thường là các bệnh nhân ở tỉnh xa đến.
Bệnh viện K đã triển khai nhiều biện pháp như mở rộng khoa khám bệnh, khám và xét nghiệm từ 6h30 sáng, hằng ngày liên tục có loa nhắc nhở, ký hợp đồng với công an phường Hàng Bông, đồng thời thường xuyên nhắc nhở cán bộ nhân viên không tiếp tay, hợp tác với “cò”. Thậm chí một bác sĩ đã bị xử lý trước toàn thể cán bộ nhân viên với lý do tiếp tay cho các đối tượng này.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận “chúng vẫn ngang nhiên hoạt động truớc cổng bệnh viện, giả danh là người đến khám bệnh để hoạt động”.
Nhiều bệnh nhân khi đến Bệnh viện Mắt Trung ương thường bị các cò mồi lôi kéo sang các bệnh tư gần đấy. Ảnh: P.N.
Cũng về vấn nạn này, ông Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương thừa nhận: “ Cò Bệnh viện Mắt đã tồn tại từ lâu, có lúc còn hoạt động công khai cả trong lẫn ngoài như bán sổ khám bệnh, môi giới làm xét nghiệm, phẫu thuật rồi dẫn bệnh nhân đến các phòng khám tư”.
Thực tế, bệnh viện đã tuyên truyền qua loa phóng thanh ngay từ cổng vào và dán những biển cảnh báo nhưng người bệnh nhiều khi thấy đông đúc, chật chội nên thỏa thuận với cò khám cho nhanh. Trong khi đó, xung quanh bệnh viện có tới 6 cơ sở khám mắt khác nên người bệnh dễ bị cò rủ rê, lôi kéo.
“Có trường hợp bệnh nhân thiếu hiểu biết tới mức đã nhập viện, làm xong mọi thủ tục chỉ chờ mổ. Sáng hôm sau nhân viên y tế đến gọi đi mổ thì đã thấy bệnh nhân theo cò sang bệnh viện tư. Ở đây có sự đồng tình, thỏa thuận của bệnh nhân nên khiến cò càng hoạt động mạnh”, ông Hiệp cho biết.
Ngược với 2 cơ sở lớn trên, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tuyến cuối về ngoại khoa, vấn nạn cò không diễn ra ở khu khám bệnh mà lại thường xảy ra khi bệnh nhân chờ mổ.
“Ai cũng muốn tìm người quen cho yên tâm nên hàng ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để nhờ. Tâm lý của người bệnh và gia đình khi biết giáo sư này, bác sĩ kia mổ tốt nên kiểu gì cũng phải tìm ra số điện thoại để nhờ. Đó cũng là một dạng của cò mồi”, đại diện của Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Video đang HOT
Cũng theo vị này, bệnh viện có hình thức phạt 5-10 triệu khi nhân viên áo trắng đi đón bệnh nhân, giúp bệnh nhân thanh toán viện phí hay khám bệnh. Tuy nhiên thực tế chưa ai bị phạt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ phó Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết”Một số đại diện bệnh viện ở các nước xung quanh rất lạ khi ở bệnh viện của Việt Nam có nạn cò mồi. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở khu vực bệnh viện nhà nước. Đây là “khuyết tật” về mặt xã hội thuộc khu vực công”.
Theo ông, cần phải hiểu rõ khái niệm cò mồi là môi giới giữa người bệnh và nhân viên y tế, với bệnh viện. Quan hệ tay 3 làm xuất hiện “cò nội” và “cò ngoại”. “Cò ngoại” là môi giới ở ngoài. Nội là ở bên trong phối hợp với cò ngoại để sắp xếp giường, bác sĩ mổ… cho người bệnh hoặc bản thân nhân viên y tế tự giới thiệu với người bệnh để đưa đến phòng khám riêng hoặc bệnh viện tư nhân.
Ngoài ra, cò bệnh viện hoạt động dưới nhiều hình thức, hoặc đơn lẻ hoặc biến tướng thành một tổ chức nên phức tạp, khó giải quyết. Người bệnh với cò thỏa thuận với nhau như cò xếp hàng sớm lấy số rồi bán lại cho người bệnh. Vi phạm này không xử lý được vì cò cũng mất công đến xếp hàng và người bệnh cũng đồng ý mua, ông Quang cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận có sự móc ngoặc của nhân viên bệnh viện. “Hiện nay đã có quy chế chứ không phải không có cơ chế xử lý, có điều giải quyết vấn đề này như thế nào”, ông Quang nói.
Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương cho rằng, một khó khăn trong việc xử lý “cò bệnh viện” là chưa có quy định rõ chế tài. Hầu hết các bệnh viện ở Hà Nội đều phối hợp với công an, chính quyền sở tại làm ráo riết một thời gian nhưng sau đó không cải thiện được nên cũng chán, buông xuôi. Mật độ khám bệnh cao nên người bệnh muốn qua cò cho nhanh.
Còn theo ông Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khó xử đôi khi lại xuất phát từ lực lượng nhân viên cũ.
“Bệnh viện đã lắp đến 25 camera an ninh ở các điểm nhạy cảm để tiện theo dõi, đồng thời có nhiều hình thức tuyên truyền cho bệnh nhân cũng như quy định cấm nhân viên y tế đón bệnh nhân tại cổng… Tuy nhiên, nhiều khi cò lại chính là những cán bộ đã từng làm tại bệnh viện mới nghỉ hưu vài năm, nay đưa người đến nhận là người nhà, họ hàng nên cũng khó có thể xử lý”.
Ông Nguyễn Viết Chức, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết, nhiều quận huyện chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và cò bệnh viện nói riêng, nhiều nhân viên bệnh viện móc ngoặc với cò mồi.
Nhìn chung, các đại diện bệnh viện đều cho rằng, thực tế hiện nay mặt bằng bệnh viện chật hẹp, lượng bệnh nhân quá đông phải đứng, xếp hàng lấy số khám, xét nghiệm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để “cò mồi”, trộm cắp trà trộn lôi kéo người bệnh. Bộ Y tế cũng nên xem lại chính sách bảo hiểm y tế – bệnh nhân vượt tuyến vẫn được hưởng 30% viện phí nên người bệnh sẵn sàng vượt lên tuyến trên -để giảm tình trạng quá tải…
Bên cạnh đó, khi bắt được cò mồi giao cho bên công an phường xử lý, công an phường đã giáo dục và xử phạt hành chính xong rồi thả. Ngày hôm sau, những đối tượng này lại tiếp tục hoạt động. Vì thế, theo các đại diện cần tăng hình phạt khi phát hiện để có sức răn đe.
Theo VNE
Nóng bỏng "cò" bệnh viện
Thực tế "cò" bệnh viện không chỉ là "cò ngoại" mà có cả "cò nội", tức nhân viên y tế, cán bộ y tế về hưu. Đại diện các bệnh viện đều cho rằng, "cò ngoại" dễ dẹp, còn "cò nội" mới là vấn đề nan giải.
"Mất tích" bệnh nhân trước ngày mổ
"Có trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện Mắt TƯ khám, đã làm đủ các thủ tục nhập viện, chỉ chờ mai mổ. Đến ca mổ, không thấy bệnh nhân đâu, nhân viên y tế tỏa đi các khoa tìm đều không thấy. Sau điều tra ra mới biết, cò đã vào tận phòng bệnh đưa người bệnh ra bệnh viện tư để mổ", Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương chia sẻ tại Hội nghị "nóng" về chống "cò" bệnh viện diễn ra sáng 6/7 tại Hà Nội.
Từ câu chuyện ông Hiệp mới thấy, cò bệnh viện lộng hành đến mức nào. Buổi họp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế, phía công an cũng như đại diện các bệnh viện hiện là điểm nhức nhối về hoạt động cò mồi tại Hà Nội như: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương...Cò bệnh viện hoạt động tinh vi, linh hoạt đến mức có bệnh nhân đã nhập viện chờ mổ vẫn bị lừa ra phòng khám ngoài. Ảnh minh họa: H.Hải
Ông Hiệp cũng thừa nhận, tình trạng cò bệnh viện là rất nóng bỏng tại viện mình. Cứ có giải pháp chống thì cò lại tìm ra giải pháp "chống" giải pháp rất linh hoạt nên đã lừa được nhiều người bệnh.
"Bệnh viện có hệ thống loa phát thanh cảnh báo người bệnh, có bàn hướng dẫn đặt ở cổng trước, cổng sau, có sổ khám bệnh đăng kí độc quyền của viện nhưng chỉ tuần sau sổ giả, sổ nhái cò bán nhan nhản trước cổng viện, phối hợp với công an phường chụp ảnh các đối tượng cò và dán lên bản tin để bệnh nhân biết sau lại phải gỡ đi vì bị cò kiện,...Thậm chí, sau vụ dán ảnh cò có một chiến sĩ công an bị kỉ luật vì cò mồi kiện", BS Hiệp nói.
Theo đại diện Bệnh viện K, tại viện này, thực trạng cò hoạt động cũng rất nóng bỏng. Luôn có 5-7 đối tượng cò túc trực ở bệnh viện để tiếp cận, dẫn dắt bệnh nhân, thường là các bệnh nhân ở tỉnh xa đến.
Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ, chính ông cũng bị cò mời trong một lần đến bệnh viện Mắt TƯ làm việc. Ông cũng tận mắt chứng kiến bệnh viện Phụ sản Hà Nội phải bóc hình ảnh cò được dán lên bản tin.
"Nhẵn" mặt cò mà không làm gì được là bức xúc của tất cả đại diện các bệnh viện tham gia hội nghị.
Cán bộ y tế thành "cò" bệnh viện
Để xử lý cò ngoại, các bệnh viện đã triển khai nhiều biện pháp như mở rộng khoa khám bệnh, khám và xét nghiệm từ 6h30 sáng, hằng ngày liên tục có loa nhắc nhở về tình trạng cò mồi, có nhân viên bảo vệ túc trực phát hiện cò sẽ tìm cách tiếp cận để cò không lừa được người bệnh... nhưng thực tế, số bệnh nhân đến viện khám vẫn bị cò lừa. Vậy nguyên nhân do đâu?
"Nếu không có sự tiếp tay của nhân viên y tế thì &'cò' cũng khó đưa người bệnh vào được bên trong. Thế nhưng chưa có báo cáo xử lý được bao nhiêu trường hợp", Vụ phó Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang nói.
Tại BV Việt Đức, bệnh viện ra quy định nếu phát hiện nhân viên y tế nào móc nối với cò mồi sẽ bị phạt 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay, chưa trường hợp nào được phát hiện. Còn tại bệnh viện K mới có một bác sĩ bị nhắc nhở, khiển trách trước toàn bệnh viện với lý do tiếp tay cho "cò mồi". Bệnh viện Bạch Mai thì quy định không cho những bác sĩ có phòng khám tư ngồi ở phòng khám bệnh để giảm sự móc nối...
Tuy nhiên, chính đại diện các bệnh viện cũng thừa nhận: "Cò nội là có và đó mới là cái khó xử lý, khó phát hiện" như PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ chia sẻ.
Tình trạng quá tải bệnh viện dễ làm nảy sinh nhiều tiêu cực, trong đó có hiện tượng "cò" bệnh viện. Ảnh: H.Hải
Còn tại BV Phụ sản TƯ, BS.TS Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, có những nhân viên y tế đã về hưu liên tục "nhờ" bác sĩ trong viện mổ cho người thân, người nhà. Dù biết có dấu hiệu móc nối, làm tiền nhưng tâm lý ngại vì đã từng là đồng nghiệp, cùng làm việc nên nhiều người vẫn phải nhận lời.
"Tâm lý đi khám bệnh ai cũng muốn tìm người quen nhờ vả cho yên tâm nên hàng ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại để nhờ", một bác sĩ đại diện BV Việt Đức chia sẻ.
Theo ông Quang: "Một số bệnh viện ở các nước xunh quanh rất lạ khi ở bệnh viện của Việt Nam có nạn cò mồi. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở khu vực bệnh viện nhà nước. Đây là "khuyết tật" về mặt xã hội thuộc khu vực công".
Tuy nhiên ông Quang cũng không đồng tình khi đại diện các bệnh viện cho rằng chưa có chế tài rõ ràng xử lý "cò nội". Bởi thực tế, các quy định khen thưởng cũng là một chỉ số để xử phạt nhân viên y tế vi phạm. Trong khi đó, nhiều bệnh viện cò nhan nhản nhưng cuối năm, bệnh viện nào cũng nhận danh hiệu xuất sắc", ông Quang thẳng thắn nói.
Ông Nguyễn Việt Chức, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP HN cũng cho biết, nhiều quận huyện chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung và cò bệnh viện nói riêng, nhiều nhân viên bệnh viện móc ngoặc với cò mồi..
Tổng kết hội nghị, ông Phạm Đức Mục cho rằng, cần nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng cò mồi. Nhưng quan trọng nhất là phải giảm tải. "Rõ ràng cò mồi là sản phẩm của sự quá tải bệnh viện và chỉ giải quyết được tận gốc khi nào hết quá tải. Như tại BV Mắt TƯ, diện tích bệnh viện chỉ khoảng 6.000m2 mà phải tiếp đón lượt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế lên đến 5.000 người/ngày. Tính trung bình, 1 người/1m2. Quá tải vậy, rồi ai cũng có tâm lý khám sớm, khám nhanh càng tạo điều kiện cho cò hoạt động", ông Mục nói.
Vì thế, ngoài các biện pháp giảm tải cần tăng hình phạt khi phát hiện để có sức răn đe. Ngoài ra, Bộ Y tế xem xét lại chính sách bảo hiểm y tế khi bệnh nhân vượt tuyến vẫn được hưởng 30% viện phí nên người bệnh sẵn sàng vượt lên tuyến trên để giảm tình trạng quá tải...
Hồng Hải
Theo dân trí
Bộ Y tế bàn cách "diệt cò" bệnh viện Có "cò nội", "cò ngoại" hoạt động ì xèo, có bắt rồi thả ra, "cò" vẫn vô tư hành nghề. Có "cò" còn in cả danh thiếp... tiếp thị với bệnh nhân! Ngày 6-7, lần đầu tiên Bộ Y tế đã có cuộc họp liên ngành với một số bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội và ngành công an để tìm...