Có bệnh viện dùng thuốc sai đến 72%
“Cùng một thuốc, tên thương mại, nhà sản xuất, hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế nhưng giá thuốc thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) có sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở khám chữa bệnh của TP.HCM cũng như giữa các tỉnh, TP” – bà Lưu Thị Thanh Huyền, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, trình bày như vậy.
Nhiều báo cáo tại hội nghị khoa học “Hoạt động dược bệnh viện TP.HCM mở rộng năm 2012″ do Hội Dược sĩ bệnh viện TP.HCM tổ chức ngày 8/12 cho thấy hoạt động dược trong bệnh viện còn nhiều bất cập.
Giá chênh lệch lớn
Minh chứng cho nhận xét này, bà Huyền cho biết cùng một nhà sản xuất nhưng giá thuốc Supercef (Cefepim) 1g trúng thầu vào các bệnh viện năm 2010 chênh lệch tới 23%. Hay cùng một hoạt chất kháng sinh Meropenem 1g có nhiều tên thương mại trúng thầu vào các bệnh viện chênh lệch giá từ vài chục ngàn đến 200.000-250.000 đồng.
Thậm chí thuốc cùng một nhà sản xuất, một hàm lượng nhưng trúng thầu vào mỗi bệnh viện một giá. Qua khảo sát giá 19 loại thuốc có hoạt chất paracetamol 500mg (18 loại thuốc nội do 18 hãng sản xuất được nhiều cơ sở khám chữa bệnh sử dụng và một loại thuốc ngoại) đã trúng thầu và đang sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh cho thấy cùng là thuốc Việt Nam nhưng giá trúng thầu chênh lệch rất lớn, từ vài chục phần trăm đến 6-7 lần.
Trong đó, một nhóm có giá trúng thầu từ 85-140 đồng/viên, nhóm có giá trúng từ 140-420 đồng/viên và nhóm có giá trúng từ 420-650 đồng/viên. Riêng loại thuốc ngoại có giá trúng thầu 900 đồng/viên.
Người dân thanh toán tiền thuốc theo diện bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM
Khảo sát giá thuốc trúng thầu của các bệnh viện tại TP.HCM năm 2011, Bảo hiểm xã hội TP đã phát hiện nhiều loại thuốc trúng thầu có sự chênh lệch giá rất lớn và bất hợp lý nên đã có văn bản gửi Sở Y tế TP thông báo về tình trạng này và chỉ chấp nhận thanh toán nếu giá thuốc trúng thầu cùng loại vào bệnh viện này chênh lệch với bệnh viện khác dưới 5%.
Theo bà Thanh Huyền, năm 2011 quỹ BHYT chi trả 25.000 tỉ đồng chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT, riêng TP.HCM chi trả hơn 4.000 tỉ đồng. Trong đó, 60% chi phí khám chữa bệnh BHYT là chi cho tiền thuốc.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những trường hợp kê toa thuốc chưa phù hợp, trong quá trình điều trị bệnh nhân có sự thay đổi thuốc nhiều nhưng ghi chép trong bệnh án không rõ ràng…
Video đang HOT
Điều này thể hiện rõ trong năm 2011 số lượng người tham gia BHYT tuy chỉ tăng 7% so với năm 2010, nhưng chi phí khám chữa bệnh trong năm 2011 lại tăng gấp ba lần (21%) năm 2010. Nếu bệnh viện, bác sĩ lựa chọn thuốc thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả sẽ hạn chế lãng phí do sử dụng thuốc bất hợp lý.
Nhiều sai sót trong sử dụng thuốc
Tại hội thảo, các bệnh viện cũng trình bày về sai sót trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân và đưa ra hướng khắc phục để hạn chế tối đa sai sót thuốc.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Ba – trưởng khoa dược Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Đà Nẵng – cho biết sai sót thuốc là một thách thức trong quản lý hoạt động dược bệnh viện. Sai sót thuốc chủ yếu do lỗi của con người, không chỉ bác sĩ mà kể cả giáo sư, tiến sĩ cũng có khi sai sót thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến sai sót thuốc là do bác sĩ kê đơn thuốc, ra y lệnh sai điều dưỡng sao chép y lệnh của bác sĩ sai khoa dược cấp phát thuốc sai điều dưỡng thực hiện sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân sai… Cụ thể những sai sót thuốc thường gặp là sai hàm lượng thuốc, sai đường dùng, sai tên thuốc (do tên gọi gần giống nhau), sai chỉ định, sai số lượng.
Theo dược sĩ Thu Ba, vai trò của dược sĩ bệnh viện góp phần đáng kể trong việc quản lý nguy cơ sai sót thuốc, tăng an toàn cho bệnh nhân. Bằng việc giám sát, trong chín tháng đầu năm 2012 Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã tự phát hiện 266 ca có sai sót thuốc trong tổng số hơn 132.000 ca được kiểm tra, giám sát.
Đánh giá việc sai sót trong sử dụng thuốc có thể gây tổn hại cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém thêm thuốc và xét nghiệm để điều trị độc tính, khiến bệnh nhân mất niềm tin vào hệ thống y tế, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đã thực hiện khảo sát sai sót tại hai khoa hồi sức ngoại và hồi sức tích cực.
Kết quả khảo sát trên 2.200 liều sử dụng thuốc cho thấy tỉ lệ có sai sót ở khoa hồi sức ngoại lên đến hơn 72%, còn ở khoa hồi sức tích cực gần 60%. Các sai sót thường gặp là gộp liều hoặc chẻ liều thuốc, sai liều dùng, sai kỹ thuật thực hiện, sai tốc độ (truyền thuốc), thuốc không chỉ định (y lệnh không cho hoặc đã chỉ định ngưng thuốc nhưng vẫn cho bệnh nhân sử dụng), bỏ sót liều, sai kỹ thuật chuẩn bị, thuốc hỏng…
Trong đó, sai tốc độ chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 40%, kế đến là sai kỹ thuật chuẩn bị (hòa tan, dung môi…) và sai kỹ thuật thực hiện. Đáng chú ý, sai sót thuốc chủ yếu tập trung ở thuốc tiêm truyền (hơn 49%) và tiêm tĩnh mạch chậm (gần 37%). Tuy nhiên, sau khi có sự giám sát và can thiệp của bộ phận dược bệnh viện, mức độ sai sót nghiêm trọng đã giảm rõ rệt, từ hơn 9,4% xuống gần 3%…
Hồ sơ bệnh án cũng đầy sai sót
Phân tích 239 hồ sơ bệnh án tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sáu tháng đầu năm 2012 cho thấy còn hồ sơ bệnh án không ghi đầy đủ, rõ ràng tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân y lệnh dùng thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng: gần 11% không ghi hàm lượng, nồng độ thuốc, hơn 28% không ghi thời điểm dùng thuốc, hơn 46% không ghi khoảng cách giữa các lần dùng thuốc cho bệnh nhân thay đổi thuốc không rõ lý do (gần 34%)…
Theo 24h
Bệnh nhân bị tắc ruột, bệnh viện cắt ruột thừa
Bệnh nhân được các bác sỹ khám và kết luận đau đại tràng, cho về nhà uống thuốc. Song, uống thuốc vẫn không giảm, bệnh nhân lên BV khám lại và được kết luận viêm ruột thừa, mổ gấp... nhưng lại càng nặng thêm và chuyển lên tuyến trên.
Bà Luận đang điều trị hai vết mổ tại nhà.
Sau khi thăm khám, đội ngũ y bác sỹ bệnh viện đa khoa Nghi Lộc (Nghệ An) kết luận bệnh nhân Võ Thị Luận bị đau đại tràng cho về uống thuốc. Bệnh nhân Luận được cho về nhà uống thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm, sau đó bà Luận quay lại bệnh viện khám và được kết luận viêm ruột thừa cho mổ gấp. Mổ xong bà Luận bệnh càng nặng, bệnh nhân chuyển lên tuyến trên và được chỉ định mổ cấp cứu vì bị tắc ruột. Chuyện khó tin này xảy ra ở bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc.
Trong đơn thư gửi tới cơ quan báo chí của gia đình bà Võ Thị Luận (77 tuổi, ở xóm 7, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) trình bày: Ngày 15/10, bà được gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa (BVĐK) Nghi Lộc khám bệnh vì đau bụng dữ dội. Tại BVĐK Nghi Lộc bà Luận được các bác sỹ chẩn đoán đau dạ dày tá tràng. Sau đó, các bác sỹ kê đơn thuốc cho bà về nhà uống. Sau ba ngày uống thuốc, bà Luận cảm thấy đau bụng dữ đội hơn và gia đình tiếp tục đưa bà quay lại bệnh viện khám lại. Bà nhập viện trong tình trạng đau bụng quằn quại, nôn mửa được bác sỹ tiến hành khám và cho điều trị tại khoa Nội tim mạch.
Sáng ngày 19/10, bệnh tình bà Luận ngày càng xấu đi nên bệnh viện chuyển bà sang khoa Ngoại và chẩn đoán bị viêm ruột thừa, cần mổ cấp cứu ngay trong đêm. Tuy nhiên khi mổ xong, bác sỹ ra thông báo bà không phải vị viêm ruột thừa mà bị viêm phúc mạc ổ bụng và đã xử lý xong, "nhân tiện" cắt luôn ruột thừa.
Biên bản hội chẩn khẳng định bà bị viêm ruột thừa.
Bà Luận được lưu lại bệnh viện 10 ngày để theo dõi và xử lý vết mổ nhưng bà tiếp tục nôn mửa, đau bụng, có lúc mất tỉnh táo. Quá sốt ruột, sợ bà Luận có thể tử vong, ngày 29/10 gia đình xin chuyển bà lên bệnh viện đa khoa Nghệ An để được chữa trị. Tại đây, các bác sỹ thăm khám và kết luận bà bị tắc ruột và cho mổ gấp. Sau khi mổ bệnh tình bà đã thuyên giảm và ngày 5/11 bà được ra viện.
Ngày 6/11, gặp chúng tôi tại gia đình sau những ngày nằm viện, giờ sức khỏe bà Luận đã ổn hơn nhiều. Chỉ tay vào vết mổ ngang bụng bà bảo: "Đau lắm chú ạ, tưởng là chết rồi, may mà đi lên tuyến trên kịp thời". Anh Lê Công Hoan, con trai bà Luận cho biết: "Hôm đưa mẹ lên BVĐK Nghệ An các bác sỹ tại đây bảo nếu đưa chậm thì mẹ tôi khó lòng mà cứu sống lắm. Lúc mẹ tôi đến BVĐK Nghệ An trong tình trạng sức khỏe suy kiệt vì hơn 10 ngày qua bà không ăn được chút gì. Mổ xong bà còn phải tiếp tục truyền máu".
"Rõ ràng đội ngũ y bác sỹ bệnh viện huyện Nghi Lộc còn non kém về chuyên môn, đau ruột thừa không thể kéo dài 4 - 5 ngày như thế. Họ có kết luận viêm phúc mạc nhưng tôi không biết có thật hay không nhưng bà bị tắc ruột là đúng vì hơn 10 ngày bị bệnh bà không ăn uống, không đại, tiểu tiện được", anh Hoan bức xúc cho biết thêm.
Đem vấn đề trên trao đổi với lãnh đạo BVĐK huyện Nghi Lộc và được ông Nguyễn Hữu Thọ, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Trường hợp bà Luận tôi trực tiếp hội chẩn, việc xác định bị viêm ruột thừa là không đúng nhưng việc viêm phúc mạc (viêm ổ bụng) là có thật vì trong bụng bà chứa rất nhiều dịch dẫn đến nhiễm trùng".
Về nguyên nhân viêm phúc mạc thì ông Thọ cho biết: "Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tác động bên ngoài gây chấn thương ổ bụng hay bị viêm nhiễm từ bên trong như viêm dạ dày, thành tá tràng... Riêng trường hợp của bà Luận là do viêm phúc mạc tiên phát (tự viêm)".
Trong khi đó, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Võ Thị Luận cũng thể hiện việc xác định bệnh nhân đau bụng là do viêm ruột thừa và biên bản hội chẩn ngày 19/10 cũng khẳng định bà bị viêm phúc mạc do ruột thừa viêm, vỡ.
Bệnh viên đa khoa Nghi Lộc nơi xay ra vụ việc.
Theo bác sỹ Nguyễn Thế Tùng, Trưởng khoa Ngoại, BVĐK Nghi Lộc - người trực tiếp mổ cho bà Luận cho rằng: "Chúng tôi xác định bà Luận bị viêm nhiễm vì qua xét nghiệm, chụp X quang phát hiện trong ổ bụng rất nhiều dịch, nhận định ban đầu là do viêm ruột thừa nhưng khi mổ ra thì ruột thừa không viêm nhiễm. Ngay sau đó, chúng tôi đã xử lý ổ bụng và cắt luôn ruột thừa vì đó là trách nhiệm trong y học".
Về việc bà chuyển lên tuyến trên và xác định bị tắc ruột, bác sỹ Tùng giải thích: "Có rất nhiều trường hợp mổ xong bị tắc ruột do vận động cũng như cơ địa. Tuy nhiên, bà Luận tuổi cao sức yếu nên có thể bị liệt ruột dẫn đến những thức ăn còn lại trong đại tràng bị ứ lại gây tắc. Khi đang điều trị ở đây chúng tôi không phát hiện thấy bà bị tắc ruột".
Được biết, trong thời gian qua tại các bệnh viện ở Nghệ An đã xảy ra tình trạng nhiều gia đình bao vây bệnh viện vì cho rằng những sai sót trong quá trình khám chữa bệnh dẫn đến người thân tử vong và đã đến mức báo động. Rất mong các phòng khám, bệnh viện và đặc biệt là Sở Y tế Nghệ An cần chú trọng hơn tới công tác giám sát tình hình chăm sóc bệnh nhân của các bệnh viện để tránh những sai phạm, thiếu sót không đáng có dẫn đến những động thái gây mất an ninh trật tự.
Theo Dantri
Bác sĩ quá tay, bệnh nhân "no" thuốc Bất chấp những quy chế chặt chẽ về kê đơn thuốc của Bộ Y tế cũng như khuyến cáo của các nhà chuyên môn hoặc Tổ chức y tế thế giới (WHO), người bệnh ở Việt Nam vẫn bị "nhồi no thuốc" vì bị bác sỹ kê đơn "quá tay" hoặc kê nhiều loại thuốc mà không rõ chỉ định, tác dụng. Đơn...