‘Cò’ bệnh viện, độc hơn căn bệnh ung thư
Bệnh nhân nan y mang gánh nặng trong cuộc sống lẽ ra cần sự giúp đỡ kịp thời của người thầy thuốc và nhiều người khác trong xã hội, nhưng không may họ lại bị “cò” bệnh viện dẫn dắt khiến điều trị không đúng cách, hậu quả nặng nề…
Tuổi Trẻ Online gửi đến bạn đọc lời tâm tình của BS CKII Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – một nỗi buồn trước nỗi khổ của bệnh nhân cũng là lời nhắc nhở cho bệnh nhân trong lựa chọn cách điều trị.
BS CKII Nguyễn Văn Tiến đang khám bệnh – Ảnh: NVCC
“Chiều nay ra về với tâm trạng buồn nặng trĩu! Mình vừa mới mổ thất bại một ca ung thư buồng trứng tái phát cho bệnh nhân còn rất trẻ. Đó là chuyện bình thường đối với khoa ngoại 1. Tuy nhiên, đây là trường hợp mà mình bị gây ấn tượng bơi những lời kể của bệnh nhân.
Bệnh nhân tuổi 38, có gia đình và 2 con lớn đang tuổi ăn học. Gia đình đang êm ấm, làm ăn thuận lợi thì chị bỗng nhiên thấy bụng to dần và ăn uống kém…
Sau khi khám và siêu âm, một bệnh viện ở tỉnh Đồng Nai chẩn đoán theo dõi u buồng trứng và chị được hướng dẫn lên điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
“Vì quá nhiều công việc nên sau 3 tuần tôi mới chịu đi lên Bệnh viện T. khám – bệnh nhân kể – Sau khi làm rất nhiều xét nghiệm, bác sĩ cho biết tôi bị ung thư buồng trứng giai đoạn 2. Tôi đổ quỵ và khóc rất nhiều! Bác sĩ cho giấy tôi qua Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị. Sau khi bàn với gia đình, tôi tức tốc qua bệnh viện. Khi bước chân vào bệnh viện tôi choáng ngợp với cảnh tượng quá đông đúc.
Đang còn băn khoăn thì một người đàn ông tới hỏi muốn khám nhanh không anh ta sẽ hướng dẫn, tốn khoảng 200.000 tiền khám, biết bệnh gì sẽ điều trị nhanh.
Tôi liền nghe theo và anh ta dẫn tôi tới phòng khám một bác sĩ. Sau khi khám, bác sĩ nói tôi bị ung thư buồng trứng phải mổ và giới thiệu bác sĩ mổ giỏi.
Tôi được mổ tại một bệnh viện gần đó với chi phí gần 40 triệu đồng. Sau khi mổ khoảng 1 tuần tôi được chuyển qua một bệnh viện khác để hoá trị, tổng cộng vô 6 đợt thuốc. Toàn bộ chi phí khoảng trên 100 triệu.
Tuy nhiên, sau hai tháng bụng tôi bắt đầu to lên và mệt mỏi, khó thở. Được mọi người khuyên tôi vội vã gom hết tiền bạc đến Bệnh viện Ung bướu lần 2 và nhập thẳng tới khoa ngoại 1″.
Khoa tiếp nhận bệnh trong tình trạng bụng báng với khối bướu tái phát xâm lấn túi cùng và vách chậu, xâm lấn trực tràng và di căn gan nên cuộc phẫu thuật không thành công.
Mọi người nên hiểu rằng điều trị ung thư phụ khoa không phải chỉ có mổ là đủ mà là điều trị đa mô thức phối hợp giữa phẫu trị – hóa trị – xạ trị một cách nhuần nhuyễn.
Video đang HOT
Ung thư phụ khoa trong giai đoạn xâm lấn sớm phẫu trị được đặt ra hàng đầu phải lấy ra khỏi cơ thể khối bướu. Sau đó tùy giai đoạn bệnh, diễn tiến bệnh xâm lấn trong ổ bụng mà hóa trị hay xạ trị.
Còn nếu bệnh nhân đến trong giai đoạn trễ bướu to xâm lấn nhiều thì sẽ hóa trị hay xạ trị cho bướu nhỏ lại sau đó sẽ mổ lấy hết.
Khi cả 3 cách điều trị trên thất bại vẫn còn một loại vũ khí tối tân nữa là thuốc ngắm trúng đích, giống như “bom thông minh” chỉ tiêu diệt tế bào bướu cứng đầu nhất.
Cả 4 loại vũ khí điều trị ung thư phụ khoa chỉ có tại Bệnh viện Ung bướu, nếu thiếu một trong những vũ khí trên thì điều trị ung thư phụ khoa chỉ mang tính cách tạm bợ không đúng phác đồ điều trị ung thư trên thế giới hiện nay.
Nếu bệnh nhân điều trị ở cơ sở khác thì có đầy đủ điều kiện như vậy không? Ngay cả mổ cũng không dám lấy đủ rộng và đủ sâu (vì nếu xảy ra tai biến, họ sẽ đền bù rất nặng). Rồi sau đó họ ghi giấy giới thiệu bệnh nhân đến những cơ sở điều trị tư khác, sau khi đã lấy vài chục triệu.
Ôi thôi nào là tiền xét nghiệm, hoá trị… tốn hàng trăm triệu. Bán nhà, bán đất mà đổ vào căn bệnh, và cuối cùng, khi đã cạn kiệt rồi, quay lại Bệnh viện Ung bướu thì quá muộn. Giai đoạn bệnh tiếp tục tiến triển xa.
Từ khi bệnh nhân mắc bệnh chỉ giai đoạn đầu, khi quay lại Bệnh viện Ung bướu trở thành giai đoạn cuối.
Điều trị tại Bệnh viện Ung bướu bệnh nhân sẽ được thanh toán bảo hiểm toàn bộ kể cả phẫu, hóa hay xạ trị. Khi bệnh nhân xuất viện chỉ đóng một số tiền rất it, vả lại nếu không có tiền điều trị thì được hỗ trợ qua quỹ sổ vàng của Bệnh viện Ung bướu, quỹ ngày mai tươi sáng của các mạnh thường quân, doanh nghiệp, các đoàn từ thiện… cho tiền và quà rất nhiều.
Thật là tiếc! Phải chi bệnh nhân không phải gặp đám “cò” mồi dẫn đường đưa lối, phải chi đi thẳng vào Bệnh viện Ung bướu, vào khoa ngoại 1 sẽ được đội ngũ các bác sĩ chuyên nghiệp điều trị, phải chi đừng nghe lời dụ của bác sĩ đi ra ngoài mổ… thì tốt biết mấy.
Và thật đáng trách một số người mang áo blouse trắng cao quý, biết bao nhiêu người kính trọng, mà vì đồng tiền phải nhuộm màu y đức…. Phải chi! Phải chi…
Mong lắm lời tâm sự của bác sĩ đến với người dân ở xa xôi hẻo lánh để biết và tìm đến nơi điều trị đúng!
Theo tuoitre.vn
Bác sĩ chỉ kinh nghiệm "nhận diện" nguy cơ bị hành hung
Theo TS Dương Đức Hùng, Trường phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai), bệnh nhân khi đến bệnh viện đều là vì có vấn đề về sức khỏe, tâm trạng lo lắng. Vì thế, chỉ cần thiếu tinh tế trong tiếp xúc với người bệnh, trong xử trí vấn đề có thể bùng lên sự bức xúc khiến họ có thể có hành vi bạo lực với bác sĩ.
Ứng xử như thế nào để ngăn bạo hành?
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), khi đi khám bệnh, với những người kỳ vọng quá lớn vào nhân viên y tế là đối tượng dễ có tiềm năng xung đột.
"Vào bệnh viện, người ta mong muốn thầy thuốc phải làm mọi thứ theo kỳ vọng chứ không phải điều kiện thực tế, bác sĩ cùng lúc cấp cứu, điều trị cho nhiều người chứ không riêng một mình họ nên khi không đạt được kỳ vọng đó rất dễ bức xúc. Họ nghĩ rằng đó không phải từ mẫu và dễ dàng "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân".
Cùng quan điểm này, TS Dương Đức Hùng cho rằng, việc nhiều người nhìn nhận và xã hội có xu hướng ca ngợi thầy thuốc như những "ông thánh, bà thánh", đêm ngày cần phải thức, không cần ăn, lúc nào cũng tươi cười... khiến cũng dễ nảy sinh bức xúc trong điều kiện thực tế điều trị quá tải ở Việt Nam.
"Còn về việc cấp cứu bệnh nhân, tôi luôn nhắc mọi người nên dành thời gian để giải thích cho người nhà bệnh nhân", BS Cấp nói.
Còn với TS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai ) chia sẻ, điều khó nhất đối với người bác sĩ là phải "đọc được" thái độ của người nhà để từ đó có những hành động phù hợp nhất có thể trong mỗi tình huống.
"Người bác sĩ không nên hoặc không được để đồng nghiệp đôi co với người nhà người bệnh khi mâu thuẫn có vẻ khó giải quyết nhanh chóng trong một sớm một chiều.
Khi mâu thuẫn xảy ra, người bác sĩ không nên một mình tiếp xúc, giải thích cho người nhà người bệnh. Hãy để đồng nghiệp khác, kể cả là người điều dưỡng có kinh nghiệm, đứng ra dàn xếp", BS Chính nói.
Đừng để bác sĩ chỉ làm tròn vai!
Nhiều bác sĩ chia sẻ, đạo đức xã hội đang là vấn đề nóng, nghiêm trọng, trong khi phản ứng của y tế yếu ớt. Hậu quả là khi pháp luật không bảo vệ thì nhân viên y tế sẽ co cụm vào.
"Trong cấp cứu y tế luôn có những vùng chồng lấn. Nếu thầy thuốc làm việc bằng cái tình, lương tâm trách nhiệm thì kết quả khác hẳn với làm tròn vai", TS Hùng chia sẻ.
Có những ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ, kết quả không biết có cứu được bệnh nhân hay không, nhưng các bác sĩ vẫn luôn lựa chọn thực hiện.
Cùng quan điểm này, BS Cấp lo ngại trong giới y hình thành tâm lý vì an toàn cá nhân mà bệnh nhân sẽ bị thiệt thòi, nếu hành vi hành hung bác sĩ vẫn tiếp tục gia tăng.
"Bởi để cứu người, trước tiên bác sĩ phải được an toàn thì mới có thể cứu người. Nhưng nay, khi yếu tố an toàn không còn được đảm bảo, bác sĩ phải tìm cách đảm bảo an toàn cho bản thân mình, rồi mới có thể tìm cách cứu bệnh nhân", BS Cấp nói.
Dẫn chứng về sự "tròn vai" hay làm với cái tình, lương tâm, trách nhiệm, TS Hùng cho biết ông đã từng chứng kiến rất nhiều bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu tai nạn vừa bị dập nát chân, vừa gãy vụn xương, vừa tổn thương mạch.
Với thương tổn như thế bệnh nhân được chỉ định cắt cụt chân cũng không ai nói bác sĩ làm sai, các bác sĩ không đưa ra chỉ định đó. "Còn nước, còn tát. 3 - 4 kíp phẫu thuật với vài chục con người đều xúm vào, vừa phẫu thuật xương vừa nối thần kinh, nối mạch máu, với mổ 7- 8 tiếng đứng phẫu thuật... để rồi thấp thỏi theo dõi cả tuần cả tháng cứu được cái chân của bệnh nhân, cả thầy thuốc, bệnh nhân đều vui sướng. Vậy điều gì khiến người ta làm điều này? Dù có những trường hợp can thiệp, xác xuất thất bại nhiều hơn thành công nhưng từng ấy con người vẫn bỏ ra từng ấy thời gian để cố, dù kết quả không biết có được hay không. Đó là bởi bác sĩ làm việc bằng lương tâm, trách nhiệm chứ không chỉ làm cho "tròn vai". Nếu không đặt vấn đề này thì chính bệnh nhân sẽ chịu thiệt thòi", TS Hùng bày tỏ.
Là đối tượng bị hành hung, bác sĩ bác sĩ V.H.C (BV Xanh Pôn) chia sẻ, sau khi xảy ra vụ việc, người nhà của bệnh nhân đã đến gặp và xin lỗi bác sĩ. "Tôi đã nói lại với họ, chúng tôi vẫn sẽ khâu cho cháu bé dù bố cháu có đánh tôi đi chăng nữa. Tôi muốn cho mọi người thấy, dù bác sĩ có bị chèn ép sao nữa thì họ vẫn phục vụ những người đánh họ".
Còn với điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, (khoa Tim mạch - BV Việt Đức), anh bức xúc, đau lòng khi thấy nhân viên y tế bị hành hung. Nhưng anh cũng chia sẻ, anh sẽ không "xuống đường" biểu tình như một vài lời kêu gọi, vì "chúng tôi rời bệnh viện, bệnh nhân sẽ nguy kịch".
Bác sĩ có được "chạy" khi bị đe dọa hành hung?
Nói về vấn đề này, ông Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội diều dưỡng Việt Nam cho rằng, bạo hành nhân viên y tế là vấn nạn toàn cầu. Tại Việt Nam trong hai năm qua, số vụ bạo hành nhân viên y tế tăng nhanh. Công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê có 8 - 38% nhân viên y tế bị bạo hành ở nơi làm việc.
"Tại Việt Nam, Bộ trưởng Y tế từng nói ngành y tế đang gần như đơn độc trong cuộc đấu tranh chống bạo hành bác sĩ. Có bác sĩ gục ngất trên bàn cấp cứu, có bác sĩ bị đa chấn thương, có người chạy không kịp trước nhát dao chí tử cướp đi tính mạng. Bác sĩ đang có những nỗi lo lắng bất an mang tên bạo hành bệnh viện", ông Mục nói.
Ông cũng chia sẻ thêm, nhiều cán bộ y tế băn khoăn có được "trốn chạy" khỏi nơi có nguy cơ bị bạo hành, bởi họ đang làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cứu người?
"Chúng ta được quyền tránh khỏi nơi bị đe doạ, tức là có quyền chạy trốn, theo điều 35 Luật Khám chữa bệnh khi thấy có những nguy cơ không an toàn vì bị đe dọa. Nhân viên y tế hoàn toàn được chạy trốn khỏi nơi không an toàn trước khi báo cáo lãnh đạo. Còn trong trường hợp không trốn chạy được, phải đối diện thì nên có sự khống chế tập thể để tự vệ", ông Mục nói.
TS Chính cũng cho rằng, khi người nhà người bệnh tỏ thái độ hung hăng, có khả năng sẽ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đối với mình, đối với đồng nghiệp (điều này rất dễ nhận thấy), thì tốt nhất người bác sĩ nên nhanh chóng tìm sự trợ giúp và tìm cách rời khỏi nơi không an toàn.
"Cần bảo vệ mình trước cho dù có chuyện gì xảy ra sau đó với mình, với người bệnh. Vì nếu mình không tự đảm bảo an toàn cho mình thì cũng không còn đủ khả năng đảm bảo tính mạng sức khỏe cho người khác", BS Cấp chia sẻ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
"Thuốc" sinh con trai: Các chuyên gia nói gì? Trên các trang mạng xã hội rao bán tràn lan các bài thuốc gia truyền đặc trị nhiều bệnh dạ dày, táo bón, mất ngủ, tăng cân, hôi nách, hôi chân... Trên các trang mạng xã hội rao bán tràn lan các bài thuốc gia truyền đặc trị nhiều bệnh dạ dày, táo bón, mất ngủ, tăng cân, hôi nách, hôi chân... Báo...