Cô bé tài năng từng bị nghi mắc trầm cảm
Đạt 144 điểm IQ, Abbey McArthur, 10 tuổi ở hạt Gloucestershire, từng bị giáo viên tiểu học nghi ngờ mắc chứng trầm cảm vì ít nói, làm việc một mình.
Bắt đầu học lớp 1, Abbey mắc chứng khó đọc, có ít bạn và thích trò chuyện với người lớn. Vào giờ giải lao, em thảo luận về khoa học trong khi các bạn khác thích chơi đồ chơi. Nhiều bạn nghe Abbey nói về toán học liền bỏ chạy.
“Cháu biết mình khác biệt so với bạn bè nhưng theo cách tốt. Nếu ai đó khen cháu thông minh, cháu sẽ thấy rất vui và tự hào, nhưng bạn bè nghĩ điều đó là xấu”, Abbey nói.
Gia đình Abbey chuyển từ Nam Phi đến Anh vào năm 2019. Tại môi trường mới, Abbey bị cô giáo nghi ngờ mắc chứng trầm cảm vì ít nói, làm việc một mình. Cha mẹ em từng được mời đến trường để thảo luận về sức khỏe tinh thần của con.
Trước những phỏng đoán của giáo viên, họ khẳng định: “Con gái tôi không mắc chứng trầm cảm”. Để chứng minh, gia đình cho Abbey làm bài kiểm tra IQ. Em giành 144 điểm, chính thức trở thành thành viên của Mensa vào cuối năm 2019. Sau khi vào Mensa, Abbey cảm thấy thoải mái hơn vì được trò chuyện với những người bạn cùng chung mối quan tâm.
Abbey McArthur có thiên hướng trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học. Ảnh: Fabio De Paola/ The Guardian.
Video đang HOT
Cha mẹ Abbey cho biết phát hiện con gái tư duy sáng tạo, có hệ thống từ khi còn nhỏ. 18 tháng tuổi, Abbey có thể dùng kéo cắt vòng tròn, không cần vẽ trước. 2 tuổi, em có thể mô tả đường từ nhà đến một địa điểm cách 11 km bằng những chỉ dẫn như: đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái. Abbey có thể tạo mô hình ngư dân, động vật bằng giấy thiếc năm 6 tuổi.
Năm lớp 1, Abbey nhận xét bài tập toán dễ nên mẹ em đã nhờ giáo viên giao bài tập ở mức độ cao hơn, như cô bé vẫn thường làm ở nhà. So với bạn bè, em học toán tốt và cũng quan tâm sâu sắc hơn đến bộ môn này. Ngoài Toán học, Abbey còn say mê kiến trúc, thám hiểm không gian và thích làm thí nghiệm khoa học.
Sau khi hoàn thành bài tập, các bạn trong lớp vui vẻ ra về, riêng Abbey nán lại để làm thêm bài hoặc suy nghĩ về vấn đề khó. “Trên trường, cháu làm xong bài tập sớm nên thường lấy các bài tập khác ra làm hoặc giúp các bạn”, Abbey nói.
Ở nhà, Abbey thích làm bánh, nấu ăn, đọc bách khoa toàn thư về động vật và làm thí nghiệm. “Nhờ đọc bách khoa toàn thư, cháu biết bạch tuộc có 3 quả tim nhưng không biết nó sẽ làm gì với chúng. Cháu cũng thích xem TV, dạy chó Simba của cháu vài trò thú vị”, Abbey chia sẻ.
Ngoài ra, Abbey thích vẽ tranh. Em từng tham gia nhiều cuộc thi mỹ thuật và giành giải cao nhất. Cô bé được một nhà kinh doanh nghệ thuật tại phòng trưng bày Johannesburg (New Zealand) nhận xét sẽ trở thành tài năng hội họa.
“Cháu bán tác phẩm của mình cho một số nhà tâm lý học, nhưng thay vì nhận tiền, cháu chọn kính hiển vi vì muốn sở hữu nó”, Abbey kể.
Có thiên hướng cả về nghệ thuật và khoa học không phải điều bất thường ở trẻ sở hữu IQ cao. Lyn Kendall, nhà giáo dục, nhà tâm lý học làm việc tại Mensa, đánh giá phần lớn trẻ tài năng phát triển mạnh ở các khía cạnh khác nhau, như nghệ thuật và khoa học, vì các em có tính định hướng tốt, khả năng cạnh tranh cao. Khi còn nhỏ, nghệ thuật chưa phải điểm mạnh nhất của các em nhưng trong quá trình phát triển, lĩnh vực này có thể phát huy vượt trội.
Abbey dự định giành suất vào trường THPT chuyên năng khiếu tại Anh và theo học Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, trong tương lai. “Cháu muốn bay vào vũ trụ hoặc chế tạo ôtô có thể bay lượn trên mặt nước và di chuyển trên núi cao”, Abbey nói.
Tú Anh
Du học sinh tự tử vì cô đơn, áp lực nơi 'đất khách quê người'
Do áp lực quá lớn nơi xứ người, Zhikai Liu đã quyết định tự kết liễu đời mình. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi một du học sinh tự sát.
Zhikai Liu (đến từ Trung Quốc) trở thành du học sinh tại Đại học Melbourne (Australia) kể từ năm 2016. Cuộc sống của một sinh viên quốc tế khiến Liu khá chật vật. Cậu bạn bị hạn chế về vốn giao tiếp tiếng Anh, đồng thời xảy ra mâu thuẫn với bạn gái.
Nỗi cô đơn ấy đã khiến Zhikai Liu rơi vào trạng thái trầm cảm, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe. Chàng trai này quyết định tự sát ba tháng sau đó.
Đây không phải là trường hợp duy nhất tự sát do "bất ổn định" khi tiếp xúc với nền văn hóa mới mà còn rất nhiều những sinh viên người châu Á khác cũng mắc phải trường hợp tương tự. Điều này đã dẫn đến những hậu quả khó lường mà trường hợp của Zhikai Liu là một trong số những ví dụ điển hình.
Zhikai Liu không phải là trường hợp hiếm hoi một du học sinh tự tử. Ảnh minh họa
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, có 43 sinh viên quốc tế 43 tại Victoria tự sát. Con số kinh khủng này đã khiến cho nhiều nhà chức trách phải lên tiếng kêu gọi chính phủ liên bang tìm cách để giúp các du học sinh có thể hòa nhập với môi trường mới, cuộc sống mới.
Theo một số nghiên cứu, việc ngại nhờ người khác giúp đỡ đã trở thành một trong những thói quen của các du học sinh, đặc biệt là những người trẻ đến từ Trung Quốc. Điều này xuất phát từ quan niệm "muốn giữ thể diện" cho bố mẹ, gia đình hay dòng tộc.
Một trong số những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những nguyên nhân chính dẫn đến việc các du học sinh này tự tử là do căng thẳng về gánh nặng tài chính hay học tập, con số này chiếm đến 1/3 trong số những du học sinh đã từng tự sát.
Bên cạnh đó, những lý do được đưa ra như gánh nặng tài chính, không xin được visa hay không vượt qua được các kỳ thi kiểm tra, đánh giá cũng được nêu ra khá nhiều. Riêng về đất nước Australia, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số các sinh viên Trung Quốc bị "sốc văn hóa" khi cố gắng thích ứng với cách học tại đất nước chuột túi.
Quay trở lại với vụ việc du học sinh người Trung Quốc Zhikai Liu tự sát, đại diện trường Đại học Melbourne cho biết, trường sẽ không điều tra vì sự việc này xảy ra bên ngoài khuôn viên của trường. Đại diện trường cho biết họ đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe cho sinh viên, bao gồm cả bác sĩ tâm lý hay nhân viên được đào tạo để phát hiện những trường hợp đang gặp khó khăn.
Vậy có bao giờ chúng ta tự đặt ra một giả thiết rằng, nếu được giúp đỡ hay phát hiện sớm hơn, liệu anh chàng Zhikai Liu có còn nghĩ đến ý định tự sát nữa hay không?
Theo saostar
Phát hiện mới: Ô nhiễm không khí có thể gây trầm cảm và tăng tỷ lệ tự tử Theo 1 nghiên cứu mới dựa trên các dữ liệu toàn cầu, những người sống trong bầu không khí ô nhiễm có tỷ lệ cao bị trầm cảm và tự tử. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng việc cắt giảm ô nhiễm trên toàn cầu có thể giúp hàng triệu người thoát khỏi trầm cảm. Loại ô nhiễm hạt trong nghiên cứu...