Cô bé ở xóm chạy thận thành sinh viên đại học
Cái tin Kim Thoa đậu đại học khiến các căn phòng trọ xóm chạy thận nằm bên hông Bệnh viện Đà Nẵng râm ran. Thoa là con gái bà Nguyễn Thị Kim Chung – ‘công dân trường kỳ’ của xóm trọ này.
Thoa và mẹ trong căn phòng trọ ở xóm chạy thận Đà Nẵng – Ảnh: B.D.
“Người ta có con đậu đại học lẽ ra phải mừng mà tui lại khóc, thiệt lạ lùng. Mừng cho con vì khổ cực mà vẫn học hành đậu đạt nhưng thương cho cháu, lo cho mình rồi đây có tiếp tục gắng gượng được nữa không” – mắt bà Chung đỏ hoe.
Ngày về buồn bã của người phụ nữ nghèo
Trong căn phòng rộng chỉ tầm 12m 2 bên hông Bệnh viện Đà Nẵng, thời gian như ngưng đọng với mẹ con bà Nguyễn Thị Kim Chung và con gái Lý Thị Kim Thoa, cùng hai người phụ nữ khác đồng cảnh ngộ. Họ đều là dân Quảng Nam gặp nhau ở khoa thận rồi kéo nhau về góp tiền thuê trọ.
Bà Chung chạy thận lâu năm nên da đen đặc, mỗi lúc cười chỉ lộ ra hàm răng trắng bóng. “15 năm nay ở bệnh viện chỉ còn tui sót lại chứ bao người chữa chạy cùng thời chết hết cả rồi” – bà Chung cười.
Bà Chung chạy thận và sống dựa vào quà tặng từ các đoàn từ thiện – Ảnh: B.D.
Người phụ nữ quê Quảng Nam này rời quê hương từ năm 16 tuổi vào TP.HCM làm công nhân. Rồi bà gặp người đàn ông cụt tay, quê ở miền Tây tên là Lý Hằng Xuyên và đến với nhau. Bà Chung nói bà cũng không hiểu vì sao mình lại chọn một người cụt tay bẩm sinh. “Gia đình ngăn cản dữ dội lắm, không cho về quê luôn. Nhưng duyên số mình không cưỡng lại được” – bà kể.
Cặp vợ chồng công nhân thuê trọ và sinh cô con gái Kim Thoa vào năm 2005. Mọi thứ ổn cả cho tới khi Thoa 3 tuổi, bà Chung bị viêm cầu thận cấp.
“Bao năm dành dụm được chút tiền đều ném vô chữa trị tìm hy vọng sống. Nhưng được một năm thì tiền chẳng còn đồng nào. Bệnh trở nặng, bệnh viện trả về, chồng bế con, tôi ôm hết hành lý trả trọ về quê sống những ngày tháng cuối đời” – bà Chung nhớ lại.
15 năm theo mẹ tìm sự sống
Câu chuyện của vợ chồng bà Chung với người chồng quê miền Tây khăn gói về quê đón nhận cái kết buồn gây thương cảm cho vùng quê Thạch Thượng, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) năm 2008.
Bữa cơm đạm bạc của mẹ con Thoa và người chạy thận đồng cảnh ngộ – Ảnh: B.D.
Video đang HOT
Bà Chung kể rằng bà xác định “về quê để chết bên quê mẹ”, nhưng sự sống kỳ diệu đã đến. Khi về quê, bà được đưa ra Đà Nẵng chạy thận, điều trị và nuôi hy vọng kéo dài sự sống.
Quá trình nhập viện ở đây khiến cơ thể bà thích ứng tốt, tăng cân, có dấu hiệu phục hồi. Một tháng, hai tháng và trải qua hàng năm, bà vẫn khỏe mạnh.
Khi cuộc sống tạo ra điều kỳ diệu, bà Chung động viên chồng ở nhà nuôi con, còn mình tập làm quen với ngôi nhà mới ở Bệnh viện Đà Nẵng.
Ông Xuyên hằng ngày nhận mấy sào ruộng của người dân để làm lụng, tới mùa thu hoạch thì trả lại phần thuê đất. Cô con gái Lý Thị Kim Thoa một tay ông nuôi nấng, chăm sóc và lớn từng ngày.
Mẹ con nằm ở viện chạy thận quanh năm, chỉ thỉnh thoảng mới về nhà thăm ba và con. Còn ba quần quật làm lụng, đến mùa ruộng lầm lũi cày cấy, khi rảnh việc ai kêu gì thì chạy đi làm thuê. Con ở nhà một mình và luôn thấy sợ hãi, ngoại đã quá già yếu.
Lý Thị Kim Thoa
Ngồi bên mẹ mình trong căn phòng nóng như phả lửa xuống, Thoa khóc òa và kể suốt 15 năm qua mình phải sống trong cảnh xa mẹ.
Cô tân sinh viên Quảng Nam này bảo khi lớn hơn, cô thường lên xe của người quen hoặc tìm bất cứ xe của ai mà cô biết để đi ké ra Đà Nẵng thăm mẹ.
Thoa càng lớn, những chuyến đi phiêu lưu, có chút liều lĩnh như thế diễn ra thường xuyên hơn. Khi tới cấp 2, cấp 3, con đường gần 70km từ Quế Phong (Quế Sơn, Quảng Nam) ra tới Bệnh viện Đà Nẵng gần như làu nhẵn, cô học trò nghèo thuộc từng bước chân mình, từng ngôi nhà hai bên đường.
Thoa đi học từ tiền quyên góp từ thiện, quần áo bạn bè, thầy cô góp mua hoặc dùng lại đồ cũ từ bạn cùng trang lứa. Thoa nói mấy năm cấp 3 trường có quy định mặc áo dài, nhưng mình chưa tự sắm bộ nào mà mặc lại đồ của bạn, bộ mới duy nhất là năm lên lớp 11 được một quỹ học bổng tặng cho học sinh nghèo học giỏi.
“Con đi học nhưng thỉnh thoảng vẫn có tiền dư dả để mua đồ ăn cho mẹ” – câu nói của Thoa làm chúng tôi bất ngờ.
“Tiền ở đâu ra?”. Nghe câu hỏi này Thoa thật thà nói rằng thỉnh thoảng có đoàn từ thiện biết hoàn cảnh nên tới thăm mình. “Họ cho con lúc thì 100.000 đồng, lúc thì 200.000 đồng. Có bao nhiêu con góp lại để ra Đà Nẵng mua đồ ăn cho mẹ” – Thoa kể.
Đường học hành lại vấp thêm tảng đá lớn
Thoa trước căn nhà nơi cả nhà đang ở tại Quế Sơn, Quảng Nam – Ảnh: B.D.
Kim Thoa đậu vào ngành công nghệ thông tin Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (Đà Nẵng) với tổng điểm trên 25. Hai mẹ con cũng dành được 10 triệu đồng lận lưng để vào trường từ khoản tiền các đoàn từ thiện tới cho.
Nhưng bi kịch một lần nữa lại đến với Thoa khiến ước mơ như gặp phải tảng đá lớn: ba của Thoa vừa đi khám và phát hiện mắc lao phổi. “Con không biết sẽ phải làm sao những ngày tới” – Thoa buồn bã.
Người xóm trọ chạy thận thành Vinh - bây giờ
Trên con đường Lê Ninh (thành phố Vinh) có một khu nhà trọ đặc biệt. Những người thuê trọ nơi đây đến từ nhiều địa phương khác nhau, song hầu hết đều chung cảnh ngộ: Khó khăn về vật chất, mệt mỏi về tinh thần, yếu ớt về sức khỏe.
Vậy nhưng, vượt lên nghịch cảnh, những con người ở khu nhà trọ nghèo ấy vẫn nỗ lực từng ngày, không nguôi hy vọng vào ngày mai, cuộc sống sẽ tốt lên...
Hạnh phúc lấp lánh trong khổ đau
"Những người chạy thận như tôi, đặc biệt là chạy trên 15 năm thì có thể ra đi bất cứ lúc nào nếu chẳng may gặp cơn tăng huyết áp đột ngột hay nhồi máu cơ tim. Vậy nên, mỗi sớm mai thức dậy thấy mình còn sống, bản thân tôi hạnh phúc vô cùng. Việc đầu tiên tôi làm là gọi về để nghe tiếng vợ, tiếng con, rồi sau đó lại lao ra đường kiếm sống. Chỉ có thế, tôi mới có đủ tiền trang trải chi phí chữa bệnh, và cũng là tự tạo niềm vui cho mình", ông Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1969) - người đã có hơn 15 năm chạy thận chia sẻ.
Sáng chạy thận, chiều chạy xe ôm nhưng ông Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1969, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu) luôn giữ niềm lạc quan sống. Ảnh: Thanh Quỳnh
Trước cổng Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, hình ảnh ông Lập với vóc dáng gầy gò, nước da đen sạm bên chiếc xe máy cũ kỹ đã quá quen thuộc với những người dân sinh sống nơi đây. Quệt vội những giọt mồ hôi khi phải đứng nhiều giờ dưới nắng để chờ khách, ông Lập trải lòng về hoàn cảnh của mình.
Ông sinh ra tại mảnh đất Quỳnh Lưu, từng có cuộc sống hạnh phúc bên vợ và 3 con của mình. Cho đến năm 2007, khi thấy bản thân liên tục khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, ông đã đến bệnh viện thăm khám thì được biết, chức năng thận của mình đã suy giảm dưới 20%, buộc phải tiến hành chạy thận. Thời điểm đó, vợ ông vừa sinh con thứ 3, con đầu mới học lớp 6.
Dưới lớp áo dài, cánh tay ông Nguyễn Tiến Lập đầy các cục u sần là vết tích của những tháng ngày lọc máu, chạy thận để kéo dài sự sống. Ảnh: Thanh Quỳnh
Nghĩ đến việc mình phải xa gia đình để vào thành phố chữa bệnh và mọi gánh nặng mưu sinh đổ dồn lên vai vợ khiến ông thấy xót xa. Vậy nhưng, để chiến thắng nghịch cảnh, ông đã tự mình vào thành phố Vinh và thuê một căn phòng nhỏ gần Bệnh viện Đa khoa thành phố, nơi mình điều trị bệnh.
Mỗi tuần, lịch chạy thận diễn ra từ 6h30' sáng tới 11h các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Khoảng thời gian còn lại, ông đến chợ Vinh để làm cửu vạn, ai thuê gì làm nấy, miễn là kiếm được tiền để trang trải chi phí chữa bệnh. Cho đến 7 năm gần đây, khi sức khỏe đã quá yếu, ông buộc phải lựa chọn nghề xe ôm để mưu sinh. Có ngày kiếm được 100 ngàn đồng, nhưng cũng có ngày thời tiết khắc nghiệt, không tìm được khách thì ông cũng đành ra về tay trắng. Dù sao như thế vẫn tốt hơn là nằm dài trên giường bệnh, bởi đối với ông, những khoảnh khắc ấy khiến bản thân dễ nghĩ tới những điều tiêu cực hơn.
Trong những phòng trọ nghèo, những bệnh nhân chạy thận vẫn nỗ lực từng ngày để điều trị bệnh. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên
"Tôi từng chứng kiến những người ra đi ngay trước mắt. Thậm chí, có những người nằm cạnh giường trong bệnh viện, đang nói chuyện với nhau, khi mệt họ nhắm mắt lại và lặng lẽ ra đi trong một giấc ngủ dài. Đó là lý do vì sao tôi muốn được làm việc, được sống một cuộc đời đúng nghĩa và giữ tinh thần tích cực để lan tỏa niềm vui đến những người cũng đang mang trọng bệnh như mình. 15 năm qua, tôi chưa bao giờ nguôi hy vọng, rồi một ngày nào đó may mắn sẽ mỉm cười, mình sẽ khỏi bệnh và được đoàn tụ cùng gia đình" - ông Nguyễn Tiến Lập nói. Có lẽ đó là lý do giúp ông trở thành người có số tuổi chạy thận cao nhất khu trọ này.
Cũng gạn lọc những niềm vui trong cuộc sống để chiến đấu với bệnh tật, ánh mắt của chị Đặng Thị Thủy (sinh năm 1988) bỗng rạng rỡ hơn khi nhắc đến hai người con trai của mình.
Vừa chiến đấu với bệnh tật, chị Đặng Thị Thủy (sinh năm 1988, quê ở huyện Đô Lương) lại vừa động viên các con học tập tốt. Ảnh: Thanh Quỳnh
Chị kể, mình mất chồng vào năm 2015 khi anh bị tai nạn lao động ở Lào. Sau đó 2 năm, chị bàng hoàng nhận tin mình mắc bệnh thận. Xuống TP. Vinh chữa trị, chị buộc lòng phải làm đơn gửi hai con trai (sinh năm 2006 và 2008) vào Làng trẻ SOS. Ba mẹ con rời quê nhà Đô Lương xuống TP. Vinh cũng đã hơn 6 năm, vất vả chẳng kể xiết, nhưng hy vọng thì luôn lấp lánh khi hai con của chị những năm qua đều đạt kết quả học tập tốt. Thậm chí, còn là học sinh giỏi trường môn Toán. Mỗi khi buồn, chị lại mở điện thoại lên để ngắm nhìn những tấm giấy khen con gửi để tiếp thêm động lực sống.
"Với tôi, sống tiếp mới khó chứ buông xuôi thì đơn giản lắm, có khi chỉ cần dừng uống thuốc một hôm thôi... Thế nhưng, tự dặn lòng phải cố gắng sống tiếp vì còn có các con, để các con biết rằng, mẹ mình vẫn còn đó và các con không cô đơn trên cuộc đời này. Tôi muốn nhìn thấy các con trưởng thành, lập gia đình và sống một cuộc đời hạnh phúc hơn tôi", chị Thủy trải lòng.
Khu nhà trọ trên đường Lê Ninh vốn là tòa nhà cũ của một doanh nghiệp, nay cho các bệnh nhân thuê ở để sinh sống trong quá trình chạy thận. Ảnh: Thanh Quỳnh
Bệnh viện là nhà, xóm trọ là gia đình
Những bệnh nhân tại xóm chạy thận luôn lưu trong danh bạ mình một số điện thoại đặc biệt, đó là số của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (sinh năm 1981) - là người được thuê để quản lý khu nhà trọ này.
Bởi những người chạy thận đến thuê trọ nơi đây đều phải sống xa gia đình, trong những hoàn cảnh nguy kịch, họ coi chị là chỗ dựa tin cậy để mình vượt qua những thời khắc khó khăn. Ví như, năm 2022 vừa rồi, ông Lê Văn Lam (68 tuổi), một bệnh nhân đang thuê trọ nơi đây đột ngột tăng huyết áp. Lúc đó là 4 giờ sáng, trong khi gia đình lại ở huyện Quỳnh Lưu nên người đầu tiên ông nghĩ đến là chị Tâm. Gọi cho chị xong cũng là lúc ông rơi vào trạng thái bất tỉnh. Ngay lập tức, chị Tâm đưa ông Lam vào bệnh viện, trong vai trò là người thân để hoàn tất các giấy tờ và chi phí để cấp cứu. Sau đó, vì bệnh có chiều hướng tăng nặng, ông phải chuyển viện, chính chị lại là người làm thủ tục chuyển viện cho ông.
Dù cho hoàn cảnh cũng không khá giả gì, nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (sinh năm 1981, bìa phải) là điểm tựa cho nhiều bệnh nhân chạy thận ở khu nhà trọ. Ảnh: Thanh Quỳnh
Hoặc như đầu năm nay, trong buổi sáng đi kiểm tra các phòng trọ, chị Tâm phát hiện ra phòng của bà Nguyễn Thị Kỳ (70 tuổi, quê Diễn Châu) không mở cửa. Trong khi, theo lịch ngày hôm đó bà phải dậy sớm để chạy thận. Biết có chuyện chẳng lành, chị tìm cách gọi mọi người mở cửa thì phát hiện bà Kỳ đang nằm gục ở góc phòng. Nhờ được chị Tâm đưa đi cấp cứu kịp thời nên bà Kỳ đã qua cơn nguy kịch.
Tìm hiểu về người phụ nữ ấy, chúng tôi mới biết chị quê ở huyện Quỳ Hợp, dự định ban đầu chỉ là xuống thành phố Vinh để làm việc trong ít năm. Nhưng rồi, vì cảm thương và thân thiết với những mảnh đời tại xóm chạy thận mà chị đã ở lại đây cho đến hôm nay. Chị vừa quản lý nhà trọ, vừa bán nước ở đầu đường. Dù hoàn cảnh của chị cũng chẳng khá giả gì, nhưng mỗi lúc bệnh nhân trong khu trọ cần giúp đỡ thì chị luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Tình yêu thương đã giúp cho những bệnh nhân chạy thận có thêm chỗ dựa vững vàng để vươn lên nghịch cảnh. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên
Chị chia sẻ: "Hiện khu trọ có 15 bệnh nhân chạy thận đang thuê nhà. Mỗi năm ở đây lại có 3, 4 người ra đi và lại đón thêm 3, 4 người mới tới. Có lẽ vì đồng cảm nên họ coi nhau như người thân trong gia đình, giúp đỡ và chia sẻ cùng nhau mọi vui buồn trong cuộc sống. Đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, bệnh viện chính là nhà và khu trọ nghèo này cũng chính là một gia đình. Họ yêu thương, đùm bọc, nương tựa nhau, dìu dắt nhau sống lạc quan, tin tưởng vào một ngày bệnh tình thuyên giảm và được ra viện. Dẫu trong khổ đau, họ vẫn giữ niềm lạc quan và tình yêu thương dành cho nhau để mỉm cười sống tiếp".
Con rể miền Tây 10 năm cõng cha vợ đi chạy thận bất kể nắng mưa Đoạn clip con rể ở miền Tây cõng cha vợ đi chạy thận khiến dân mạng xúc động. Nhiều người còn ngạc nhiên hơn khi biết anh nhận lời ở rể ngay ngày ra mắt và đều đặn cõng cha vợ đi chạy thận suốt 10 năm qua. Đoạn clip ngắn kèm thông tin: "Con rể cõng cha vợ, hơn 10 năm trời...