Cô bé nghèo phối đồ đẳng cấp như stylist bất ngờ được mời làm mẫu
Mặc đồ cũ ngồi chơi ngoài vỉa hè, bé Hoàng Anh, 6 tuổi, bất ngờ lọt vào mắt xanh của giới thời trang.
Một tối cuối tháng 3 vừa qua, bé Nguyễn Hoàng Anh (6 tuổi, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) theo mẹ lên phố bán tăm bông, dầu gió… Một nhà thiết kế thời trang ở Hà Nội vô tình nhìn ra bộ trang phục của em được phối rất “sành điệu” nên chụp ảnh lại. Cô bé cho biết quần áo này đều là đồ cũ mẹ nhặt về.
Chỉ trong 3 ngày, bài viết về Hoàng Anh đã được hàng chục nghìn lượt thích, hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng. Nhiều tín đồ thời trang bày tỏ sự ngưỡng mộ khi biết cô bé chưa hề học qua trường lớp nào.
Trang phục ngẫu hứng của Hoàng Anh hôm 25.3 được giới chuyên gia đánh giá cao. Ảnh: H.A.
Chị Nguyễn Thị Thanh (45 tuổi), mẹ của bé Hoàng Anh cho biết, mấy tuần qua có vài người trong lĩnh vực thời trang đến ngỏ ý mời bé làm người mẫu nhí. Chị vừa nhận lời cho con gái đi học tại một công ty thời trang ở quận Hai Bà Trưng trong tháng này. Đại diện công ty cho biết họ sẽ cho bé ăn học, và đào tạo thành người mẫu nhí, do thấy bé “có tố chất về thời trang”.
“Bé Hoàng Anh ở nhà thích phối đồ, dù chẳng bao giờ được mua quần áo mới. Tivi thì chẳng mấy khi được xem, sách vở thì chưa đọc được, nên có lẽ khiếu thẩm mỹ của cháu chỉ là từ bản năng”, chị Thanh kể.
Đánh giá về bộ đồ của bé, Sang Lê (Top 15 Hoa hậu hoàn vũ 2015) cho biết: “Tôi đã xem rất kỹ từng tấm ảnh. Dù chỉ mặc đồ cũ, không vừa size, nhưng cô bé phối rất hài hòa trên tổng thể. Tôi nghĩ cô bé có tài năng thiên bẩm về thời trang, cần được phát triển hơn”.
Sang Lê phân tích thêm, kể cả đồ đắt tiền, nếu không biết phối màu cũng coi như hỏng bộ trang phục. Bé Hoàng Anh không chỉ biết cách cân bằng các gam màu cho thuận mắt mà còn biết chỉnh dáng cho bộ đồ cân xứng với cơ thể. Như kéo ống quần bên cao bên thấp vì quần dài, hay áo đóng vào quần vì áo to rộng…
Nguyễn Phạm Minh Đức, một người mẫu nổi tiếng ở TP HCM cũng có ấn tượng mạnh với phong cách thời trang của Hoàng Anh.
“Việc sử dụng nhiều lớp đồ để tạo nên một tổng thể mới trong thời trang là xu hướng trong những năm gần đây. Đồng thời, xu hướng này chịu sự chi phối bởi màu sắc khá nhiều nên để chúng hòa hợp trên một tổng thể không hề dễ dàng. Vì vậy, không phải bàn cãi nhiều về tài năng thiên bẩm của bé Hoàng Anh”, anh Minh Đức nói.
Video đang HOT
Một mình chị Thanh (bìa phải) lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho 4 người con, dù kinh tế khó khăn và sức khỏe không tốt. Bé Hoàng Anh là con thứ ba của chị (thứ ba từ trái sang). Ảnh: Trọng Nghĩa.
Hàng ngày chị Thanh đi bộ vài chục km để buôn bán, tìm đồ về cho con trong căn phòng trọ 20 m2 trên ngõ Đỗ Thuận (quận Hai Bà Trưng). Nơi ở của 5 mẹ con như một nhà kho chứa quần áo la liệt khắp sàn.
Hoàng Anh cho biết: “Cháu thích mặc đồ công chúa phối với gam màu nóng như đỏ, vàng, hồng… Cháu chỉ muốn được đi học, sau này làm nhà thiết kế thời trang để có tiền ăn pizza hàng ngày và có một căn nhà sạch sẽ”.
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Theo Trọng Nghĩa – Vân Anh (VnExpress)
Cô bé ở xóm ngụ cư: "Con muốn đi học, được ăn cơm với thịt cá"
Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Từ cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) rẽ phải khoảng 1km là xóm ngụ cư hình thành từ năm 1999, trên khu đất đang giải toả. Nơi đây, có khoảng hơn 50 phòng trọ xập xệ, tường và mái dựng bằng những miếng tôn cũ, rỉ sét.
Giữa trưa, trời nắng như đổ lửa. Những căn phòng ọp ẹp, rộng từ 7- 20m2 càng thêm bức bối.
Mấy người đàn ông không đi làm, ra ngoài quán tạp hoá trong khu trọ, gọi ly nước mát, tay cầm điếu thuốc ngồi hút, tám chuyện. Bên cạnh, những đứa trẻ từ 2-12 tuổi ngồi bệt xuống đất chơi. Đứa cầm điện thoại xem clip thiếu nhi, đứa được mẹ cho mấy nghìn mua kẹo, nước ngọt uống. Vài đứa lớn tuổi hơn đứng canh không cho em nghịch bùn đất.
Hôm chúng tôi đến là thứ Năm nhưng các em không đi học. Anh Dũng, 40 tuổi cho biết, xóm trọ có gần 100 em nhỏ nhưng chỉ mấy em được đi học, còn lại học chỉ đến lớp 1, lớp 2 là ở nhà trông em, đi bán vé số hoặc nhặt ve chai với bố mẹ. Có mấy em, học mãi không xong bảng chữ cái nên buộc phải nghỉ ở nhà.
Những đứa trẻ chơi đùa trong phòng trọ của anh Dũng.
Vợ chồng anh Dũng có hai con, bé gái 12 tuổi, bé trai 5 tuổi. Anh làm thợ hồ, vợ đi bán vé số, thu nhập bấp bênh nên không cho con tới trường. "Con đi học, ngoài học phí, sách vở phải có người đưa đón. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, phải thuê người đưa con đi nên tốn kém hơn", ông bố hai con nêu lý do.
Hằng ngày, bé Diệu, con gái anh đi bán vé số với mẹ. Còn bé trai, cứ bố mẹ và chị đi làm thì ở nhà chơi với mấy bạn nhỏ trong xóm.
Trong bốn đứa con của chị Ánh, chỉ có bé thứ hai là đang học lớp 4.
Bà Linh ở phòng bên có 5 cháu cả nội và ngoại. Các cháu tuổi từ 1-12 tuổi nhưng đều không đi học.
Bà cho biết, từng đăng ký cho cháu đi học ở trường, ở lớp học từ thiện nhưng không ăn thua.
"Tụi nó học mãi bảng chữ cái không xong. Học chữ này quên chữ kia. Cô giáo chỉ riết cũng mệt. Ở nhà dạy cũng không vô, chán quá tôi cho nghỉ", người phụ nữ năm nay 60 tuổi nói.
Trả lời câu hỏi: 'Không biết chữ, tương lai các cháu sẽ ra sao?', bà Linh đáp: 'Thì đi làm phụ hồ, bán vé số, nhặt ve chai như ba mẹ nó'. Nói xong, bà cho các cháu 10 ngàn đồng đi mua nước ngọt uống.
Chị Ánh, hiện 31 tuổi, lấy chồng khi tuổi 17. Sau đó, chị lần lượt sinh 4 con, ba gái một trai nên kinh tế khó khăn. Bé Su, dù rất thích đi học nhưng là chị cả nên phải ở nhà trông em cho mẹ đi làm. 12 tuổi, em chưa đọc được chữ cái.
Trong bốn đứa con của chị Ánh, chỉ có bé thứ hai là đang học lớp 4. Hai bé còn lại, bé 6 tuổi, bé 4 tuổi ở nhà chơi với chị, tự lấy giấy bút ra viết chữ nguệch ngoạc.
"Vợ chồng tôi ở trọ, chỉ có tạm trú, các con chưa có giấy khai sinh nên phải đi học trường tư, tốn kém đủ thứ", người mẹ quê Long An nói. Chị cho biết, thời gian tới sẽ đăng ký cho các con đi học lớp miễn phí do các thầy cô thiện nguyện đến dạy. Su biết mặt chữ, đọc và tính được sau này có thể đi làm công nhân.
Số trẻ em ở Xóm Củi được học rất ít. Thậm chí, có những bé lớn tuổi nhưng không biết chữ.
Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Mỗi tháng đi bán, bà lời được hơn 3 triệu đồng, đóng tiền nhà, tiền học cho cháu, còn một ít hai bà cháu phải ăn tiêu dè xẻn.
Bắp thích học Toán và Tiếng Việt. Em nói, ở lớp có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, được ăn cơm với thịt, với cá, canh xương. Em cũng thích đi học để sau này trở thành cô giáo, mặc áo dài, đứng trên bục giảng.
"Tôi lớn tuổi rồi, tiền tích lũy không có nên khó có thể lo cho nó. Nó chỉ được học đến lớp 5 thôi", bà Ánh, bà cố ngoại Bắp nói.
Nghe thế, cô bé 6 tuổi phụng phịu: "Con sẽ đi bán vé số để có tiền đi học. Con đi thăm ba, ba nói gắng học vài bữa nữa ba về sẽ lo cho con".
Đi học về, chỉ kịp thay bộ quần áo đồng phục em nhanh chóng đi rửa mặt, phụ bà cố nấu cơm ăn. Buổi chiều em sẽ theo bà cố đi bán vé số mưu sinh.
Ông Nguyễn Văn Khá, tổ trưởng tổ dân số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, xóm trọ nơi anh Dũng ở có từ năm 1999 đến nay. Những người ở đây là dân tứ xứ, chỉ có đăng ký tạm trú.
Ông Khá cho biết, họ là dân lao động nghèo, làm thợ hồ, ve chai, bán vé số, thu nhập bấp bênh. Số trẻ em trong xóm được đi học rất ít, đa số các em chỉ học tới lớp một, lớp hai là nghỉ. Có em lớn tuổi nhưng không biết chữ. Vừa qua, phường đã xuống khảo sát và hỗ trợ làm giấy khai sinh cho các bé được đi học ở trường.
* Tên một số nhân vật đã thay đổi
Theo Tú Anh - Hoàng Tuân (Vietnamnet)
Chàng giám đốc chống nạng leo Fansipan, kiệt sức vẫn đi bằng ý chí Bị bại liệt, muốn leo lên đỉnh Fansipan phải dùng nạng, đến nửa đêm anh Đang kiệt sức, "đi" bằng ý chí, chứ không bằng cơ thể nữa Trái với những bức ảnh đĩnh đạc trên mạng xã hội, Nguyễn Đình Đang, 31 tuổi ngoài đời có thân hình nhỏ bé. Anh chỉ nặng chừng 40 kg, hai chân teo tóp, khó tự...