Cô bé dị ứng với giấy vệ sinh
Tôi năm nay 35 tuổi, có bạn trai và chúng tôi đã quan hệ với nhau. Vì bạn trai tôi làm việc ở xa, nên khoảng 1-2 tuần chúng tôi mới quan hệ với nhau. Chúng tôi đã quan hệ rất nhiều lần và không có vấn đề gì xảy ra. Hiện nay, một tháng rồi chúng tôi không quan hệ vì cả hai đều bận nên không gặp nhau vào cuối tuần được.
Trong thời gian này, tôi bị dị ứng khi sử dụng giấy vệ sinh (vì cơ quan tôi hôm ấy sử dụng loại giấy vệ sinh khác với thường ngày, vì giấy cũ đã hết nên chỉ dùng tạm một ngày). Ngay sau khi sử dụng loại giấy vệ sinh này, tôi đã có cảm giác “cô bé” của tôi rất khó chịu, giống như bị phù nề, rất khó chịu và ngứa rát. Tôi càng đau và rát hơn khi tôi dùng dung dịch vệ sinh tôi đang dùng hàng ngày để vệ sinh vùng kín.
Một dược sĩ khuyên tôi không nên dùng dung dịch để rửa vì vùng kín của tôi đang bị tổn thương và cho tôi một viên thuốc dị ứng để uống. Tôi nghe theo lời khuyên của chị và sau khi uống thuốc dị ứng thì thấy tình trạng dần ổn định, vùng kín của tôi không bị ngứa rát và phù nề nữa. Từ hôm ấy đến nay đã được hơn 3 tuần rồi, tôi đã sử dụng dung dịch Lactacyd Confidence để vệ sinh vùng kín hàng ngày. Chỉ có điều, từ khi xảy ra tình trạng này đến giờ, tôi có cảm giác vùng kín của tôi không bình thường như trước đây, có cảm giác ram ráp. Khi vệ sinh, tôi chạm tay vào thì có cảm giác rất sần sùi ở 2 bên mép trong và như có hạt gì đó nhỏ và gai góc.
Hiện giờ tôi rất lo lắng, không biết mình có bị bệnh gì không? Xin hãy tư vấn giúp tôi với. Cũng xin nói thêm là bạn trai tôi vẫn bình thường, không có biểu hiện gì như ngứa hay bị bệnh gì cả (Hoa Lan).
Để có thể xác định bạn bị vấn đề gì một cách chính xác, điều cần thiết là bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa có uy tín. Bạn không nên dùng thuốc một cách tùy tiện, kể cả theo lời khuyên của dược sĩ. Dược sĩ được đào tạo về dược chứ không được đào tạo về khám và chữa bệnh. Do đó, bạn cần nhận lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa và có thăm khám cụ thể.
Tuy nhiên, như bạn mô tả, có khả năng bạn bị tổn thương do dị ứng. Tuy đã bớt đau, rát nhưng dị ứng vẫn còn tiềm ẩn khiến bạn thấy vùng kín sần sùi hơn. Bên cạnh đó, do vệ sinh chưa đúng cách nên bạn vô tình có thể khiến bệnh không bớt và gây ra các biến chứng không đáng có.
Bạn nên đi khám ngay và duy trì chế độ khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bản thân.
Tư vấn bởi Công ty Tư vấn Tâm lý An Việt Sơn.
Theo Ngoisao
"Cô bé" bị đau khiến chuyện "yêu" khó khăn, phải làm sao?
Không phải tự nhiên mà "cô bé" bị đau. Cho dù nguyên nhân là gì đi nữa thì chị em cũng chớ coi thường. Hãy tham khảo những mẹo sau để có một "cô bé" luôn khỏe mạnh.
Video đang HOT
Có nhiều khi chị em cảm thấy đau ở "cô bé" mà không rõ nguyên nhân. Nhưng rồi những cảm giác đau đó tự mất đi. Một vài lần như vậy khiến chị em không khỏi lo lắng về bộ phận nhạy cảm này. Chị em nên tham khảo những biện pháp sau để giúp giảm triệu chứng đau và hạn chế sự kích thích hơn.
Ngay cả khi các triệu chứng này đã được kiểm soát thì chị em vẫn nên tuân theo các nguyên tắc này để phòng cho về sau:
Lưu ý khi mặc quần áo:
&bull Mặc đồ lót cotton toàn màu trắng.
&bull Không mặc quần tất (thay vào đó bạn nên mặc tất đùi hay tất cao đến đầu gối).
&bull Mặc quần rộng rãi hoặc váy.
&bull Tạm thời không mặc đồ tắm bị ướt và quần áo bó dành cho thể dục
&bull Sử dụng chất tẩy rửa da liễu an toàn như Purex hoặc Clear.
&bull Giặt tới hai lần với những đồ lót và quần áo nào khác mà tiếp xúc với âm hộ.
&bull Không sử dụng chất làm mềm vải quần áo lót.
Lưu ý khi vệ sinh
&bull Sử dụng giấy vệ sinh mềm, trắng
&bull Dùng loại khăn mềm để tắm và lau người, nhằm giảm sự kích thích và nóng khó chịu ở "cô bé".
&bull Tránh để dầu gội đầu dính vào "cô bé".
&bull Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, hoặc bất kỳ loại kem hay loại xà phòng có mùi thơm nào.
&bull Vệ sinh "cô bé" với nước ấm.
&bull Rửa sạch "cô bé" bằng nước sau khi đi tiểu.
&bull Đi tiểu trước khi bàng quang đầy.
&bull Tránh táo bón bằng cách thêm chất xơ vào chế độ ăn và uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
&bull Sử dụng băng vệ sinh hay tampon từ chất liệu 100% cotton.
Lưu ý khi làm "chuyện ấy"
&bull Sử dụng chất bôi trơn có thể tan trong nước.
&bull Hãy hỏi bác sĩ của bạn cho một đơn thuốc cho một anesthestic chủ đề, ví dụ như Lidocaine gel 5%. (Điều này có thể chích cho 3-5 phút đầu tiên sau khi ứng dụng.)
&bull Dùng một gói đá bọc trong một lớp khăn hoặc chất keo làm lạnh ngay sau khi làm "chuyện ấy" để giúp "cô bé" giảm sưng phồng và giảm đau.
&bull Đi tiểu (để ngăn ngừa nhiễm trùng) và vệ sinh lại "cô bé" bằng nước lạnh sau khi quan hệ tình dục.
&bull Không sử dụng các loại kem ngừa thai hoặc chất diệt tinh trùng.
Lưu ý trong các hoạt động thể chất
&bull Tránh các bài tập gây áp lực trực tiếp vào "cô bé" như đi xe đạp, xe máy.
&bull Hạn chế các bài tập cường độ cao tạo ra nhiều ma sát trong "cô bé" (thay vào đó hãy đi bộ).
&bull Sử dụng một gói gel đông lạnh bọc trong khăn để làm giảm các triệu chứng đau sau khi tập thể dục.
&bull Tham gia lớp tập thể dục như yoga để học các bài tập thư giãn.
&bull Không nên bơi trong hồ bơi có nhiều chất clo.
&bull Tránh dùng bồn nước nóng.
Theo PLXH
Những "ổ vi khuẩn" ngay trước mắt Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều "góc khuất" mà mắt bạn không nhìn thấy. Những "ổ vi khuẩn" đó đều có thể mang mầm bệnh đến cho bạn và những người xung quanh. 1. Tay Bàn tay không sạch sẽ là nơi dễ nhất để truyền nhiễm các mầm bệnh liên quan đến thực phẩm. Một nghiên cứu mới đây nhất của...