Cô bé có thể trò chuyện cùng voi và những con vật sống trong rừng
Mọi người đều hết sức kinh ngạc khi cô bé có thể trò chuyện với voi như với bạn và điều khiển cả đàn voi rừng hoang dã, hung dữ.Cô bé có tên Nirmala Toppo, 14 tuổi, sinh sống tại bang Orissa, thuộc miền Đông Ấn Độ, đã được cả thế giới biết tới về khả năng trò chuyện và điều khiển đàn voi theo ý của mình. Cô bé được tất thảy người dân Orissa, ngưỡng trọng như một người hùng hay &’thiên thần hộ mệnh’.
Một đêm tháng 6/2013, thành phố Rourkela rung lên như một cơn cuồng phong, khi một đàn voi hoang tổng số lên tới 11 con âm ầm tiến về thành phố, nơi đông dân sinh sống. Các quan chức lâm nghiệp và sở tại hết sức lo lắng và tìm mọi biện pháp để đưa đàn voi hung hãn ra khỏi thành phố, song mọi biện pháp đều vô hiệu.
Nirmala Toppo – cô bé có khả năng trò chuyện với voi
Quan chức kiểm lâm có tên Dhola cho biết: “Khi đàn voi rừng tiến vào thành phố, chúng tôi đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để kiểm soát sự di chuyển của chúng.
Lúc đầu chúng tôi đã xua đuổi đàn voi rừng đến sân bóng của địa phương, tuy nhiên sau đó không có cách nào khiến chúng quay trở lại cánh rừng. Chúng tôi cảm thấy thật sự hoang mang và bất lực”.
Giữa lúc cam go đó, ông đã tìm đến Nirmala Toppo, cô bé của bộ lạc nhỏ bé, sinh sống ở Jharkhand. “Chúng tôi đã nghe nói cô bé có khả năng nói chuyện với voi cũng như những con vật sinh sống trong rừng”, Dhola cho biết.
Nirmala Toppo có thể điều khiển cả đàn voi rừng theo ý muốn
Được sự đồng ý và ủng hộ của cha, cô bé đã có mặt cùng sự giúp đỡ của nhóm thanh niên trong bộ tộc nơi cô sinh sống.
Video đang HOT
Tất cả cư dân của Rourkele đã sừng sờ, kinh ngạc khi tận mắt chứng kiến cảnh cô bé trò chuyện và điều khiển đàn voi rừng.
Cô bé đã phải trực tiếp đồng hành cùng đàn voi nhiều dặm trên đường di chuyển, lần đường thoát khỏi thành phố quay trở về khu rừng, nơi chúng sinh sống.
“Cháu đã trò chuyện với đàn voi bằng thứ ngôn ngữ đặc thù của bộ lạc mình. Cháu đã cầu nguyện, khuyên nhủ và yêu cầu đàn voi nên trở về &’ngôi nhà’ của mình. Chính mẹ cháu đã từng bị voi giết hại, từ đó cháu đã quyết định học phương pháp để có thể trò chuyện, kiểm soát và điều khiển hoạt động của chúng”, Nirmala Toppo cho biết.
Nirmala Toppo ở giữa
Nirmala Toppo đã làm được việc thần kỳ là đưa đàn voi an toàn trở về khu rừng mà không để xảy ra tổn thất thương vong gì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh khả năng của cô bé.
Có ý kiến cho rằng, không có bằng chứng khoa học chứng minh cô bé có khả năng giao tiếp với đàn voi và đàn voi có thể hiểu được tiếng của con người.
Tuy nhiên đa số ý kiến lại cho rằng: “Có thể do người dân bộ lạc này đã sinh sống cùng đàn voi trong một khu rừng nên giữa con người và đàn voi nơi đây có thể tương thông ý nghĩ”.
Ông Niel Justin Beck, một người trong bộ lạc cho rằng: “Chính sự tồn tại gần gũi, hòa đồng giữa con người và thiên nhiên nơi đây đã cho Nirmala có khả năng kì diệu đó. Cô bé thực sự có thể trò chuyện không chỉ với voi mà cả với những loài thú rừng khác’.
Ông cho biết thêm, mỗi khi lũ voi tiến vào các bản làng hay phá hại mùa màng của bà con, thì họ lại tìm đến Nirmala để nhận sự giúp đỡ.
TheoVTC news
Nga triển khai trí thông minh nhân tạo cho vũ khí quân sự
Hãng tin RT của Nga hôm qua (21/10) đưa tin, các nhà sản xuất vũ khí Nga đang có những bước đi tiên phong trong việc áp dụng trí thông minh nhân tạo vào công nghệ vũ khí quân sự.
Theo đó, hãng chế tạo siêu xe tăng T-14 Armata Công ty cơ khí Uralvagonzavod đang lên kế hoạch sản xuất các loại khí tài chiến đấu tự động, dạng robot trong vòng 2 năm tới.
Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc áp dụng trí thông minh nhân tạo vào việc điều khiển các loại vũ khí tác chiến.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata lần đầu tiên được "trình làng" trong Lễ duyệt binh ngày Chiến thắng của Nga hồi tháng 5 vừa qua
Nhà sản xuất này cho biết, trong tương lai, hãng sẽ phát triển những loại khí tài hoạt động tự động dựa trên trí thông minh nhân tạo mà không cần đến sự điều khiển của con người.
Phó Tổng giám đốc Vyacheslav Khalitov cho biết: "Chúng tôi dự kiến sẽ giới thiệu mẫu thử đầu tiên trong khoảng 1,5 đến 2 năm tới. Dần dần chúng tôi sẽ bỏ các loại máy móc do người điều khiển".
Vị Phó Tổng Giám đốc này đã lấy xe tăng Armata làm ví dụ điển hình cho việc nhân tạo hóa các loại thiết bị quân sự, khi xe tăng này chỉ cần 3 kíp lái gồm 3 người điều khiển.
"Tiến tới sẽ là 2, là 1 và thậm chí là không cần người nào điều khiển cả", ông nhấn mạnh thêm.
Siêu xe tăng T-14 được đánh giá là có khả năng tự động hóa vượt trội hơn hẳn so với các loại xe tăng đang có trên thế giới khi tháp pháo nòng trơn 125mm của nó được điều khiển từ xa hoàn toàn, giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của kíp lái so với các mẫu tăng khác.
Armata là loại xe tăng tác chiến chủ lực mới mang đặc tính kỹ chiến thuật ưu việt như hệ thống tự động lên đạn, biên chế kíp lái và đầu đạn tác chiến mới.
Đặc điểm chính của xe tăng mới là tháp pháo được điều khiển từ xa với kíp lái gồm 3 thành viên được bố trí ngồi ở một khoang bọc thép riêng biệt ở phía trước của thân xe tăng, tách khỏi khoang động cơ và khoang đạn. Khoang này được thiết kế để chịu đựng được những đòn hỏa lực trực diện của kẻ thù. Theo nhà sản xuất xe tăng Armata, hệ thống bảo vệ hiện đại giúp tăng độ an toàn cho kíp lái, đồng thời tăng hiệu quả bắn phá và có được sự linh hoạt trong khi chiến đấu.
Những đặc tính công nghệ và kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế của xe tăng Armata khiến nó trở thành thứ vũ khí "độc cô cầu bại" so với vũ khí cùng loại của phương Tây, tờ AP đã nhận định như vậy.
Không chỉ có khả năng tự động lên đạn, xe tăng Armata còn có thể sử dụng đồng thời 32 loại đầu đạn tác chiến khác nhau và có thể tấn công đối phương ngay cả khi xe đang cơ động.
Xe tăng T-14 được trang bị súng đại bác nòng trơn với cỡ nòng 125mm. Loại vũ khí này có thể bắn những loại đạn dược có hỏa lực cao, trong đó có loại đạn xuyên bọc thép, tên lửa dẫn đường, các loại đạn hình thù khác nhau và nhiều loại đạn khác.
Người ta dự đoán, xe tăng Armata còn có thể sử dụng loại súng đại bác cỡ nòng 152. Nếu điều này là đúng thì đây là loại xe tăng được trang bị súng đại bác mạnh nhất từ trước đến nay trong số các loại xe tăng chiến đấu. T-14 còn được trang bị súng cỡ nòng nhỏ 30mm để bắn hạ những mục tiêu trên không bay ở độ cao thấp, trong đó có máy bay và trực thăng. Để bảo vệ mình trước các tên lửa chống tăng, T-14 sẽ có một súng máy hạng nặng được đặt trên tháp pháo với cỡ nòng là 12,5mm.
Xe tăng Armata được kỳ vọng sẽ trở thành xe tăng tiêu chuẩn trong quân đội Nga trong tương lai. Hiện tại, Nga đang xúc tiến một kế hoạch trang bị vũ khí quy mô lớn cho quân đội và kế hoạch này được cho là sẽ hoàn tất vào năm 2020. Được biết, nếu như được thử nghiệm thành công và mọi chuyện diễn biến theo kế hoạch thì đến năm 2020, Lục quân sẽ nhận được 2.300 chiếc loại này.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Gần 400 người Hàn Quốc tham gia đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên Ngày 20/10, những gia đình ly tán trong Chiến tranh liên Triều đang sinh sống tại Hàn Quốc đã lên đường sang Triều Tiên để đoàn tụ với người thân. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, đoàn xe chở 398 người Hàn Quốc thuộc 96 gia đình đã khởi hành từ thành phố Sokcho, thuộc bờ biển Đông Bắc Hàn Quốc, vào...