‘Cô bé’ có dịch màu nâu
Em cho tay vào trong gần cổ tử cung, khi bỏ tay ra thấy dịch có màu nâu thay vì màu trong suốt, dịch không có mùi hôi. Cho em hỏi em có bị làm sao không ạ? (Hằng)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em Hằng!
Theo cấu tạo giải phẫu, bên ngoài và bên trong của “cô bé” khá đặc trưng. Nơi đây có nhiều nếp gấp, chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh và các tuyến tiết, khiến khu vực nhạy cảm này khá “ẩm ướt”. Bên cạnh đó, “cô bé” nằm ở vùng sát các cửa ngõ bài tiết lớn của cơ thể, tiết niệu và tiêu hóa, khiến bộ phận này cũng như cấu tạo bên trong dễ bị viêm nhiễm. Một đặc trưng nữa ở các em gái là có chu kỳ “đèn đỏ”, nên càng khiến “cô bé” dễ bị viêm nhiễm hơn, nếu không được vệ sinh đúng cách.
Video đang HOT
Thông thường dịch tiết của âm đạo trong và không mùi, trường hợp của em là dịch màu nâu, không có mùi hôi cũng chưa thể khẳng định là mắc bệnh gì. Tuy nhiên với biểu hiện có dịch màu nâu là điều đáng lưu ý, nếu kèm theo ngứa rát, khó chịu thì có thể do viêm nhiễm. Để biết chính xác tình trạng bệnh, em nên đến cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết từ đó mới có biện pháp xử trí thích hợp nhất.
Điều em cũng cần lưu ý là ngoài việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng của cơ thể thì em cần vệ sinh sạch sẽ “cô bé hàng ngày”. Đặc biệt không nên xịt rửa trực tiếp vào bên trong âm đạo, và càng không nên thụt rửa sâu bên trong, bởi điều này có thể gây ra viêm nhiễm âm đạo và các tổn thương khác.
Chúc em vui khoẻ!
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
4 trường hợp nên khám phụ khoa sớm
Bạn cảm thấy xấu hổ không dám đi khám 'vùng kín'? Tuy nhiên, khi gặp phải những dấu hiệu dưới đây, hãy cố gắng gạt điều đó sang một bên, tìm đến phòng khám phụ khoa để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất.
1. Tinh thần căng thẳng quá mức
Hội chứng tiền kinh nguyệt căng thẳng, chủ yếu do nội tiết tố không đều dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống thần kinh. Phần lớn phụ nữ có thể tự điều tiết để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, kèm theo một số phản ứng sinh lý nghiêm trọng, bạn nên đi khám phụ khoa để kiểm tra nội tiết tố và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ảnh minh họa: 0760rlw
2. Đau không chịu nổi
Đau bụng kinh và đau khi quan hệ, là vấn đề thường gặp của bạn gái, đặc biệt là đau bụng kinh. Nếu đau trong phạm vi có thể chịu đựng được thì không sao, nhưng nếu đau trong thời gian dài đến mức gần như không chịu nổi, bạn đừng tự ý uống thuốc, mà hãy đi khám phụ khoa, để xem mình có bị lạc nội mạc tử cung không.
3. Máu kinh ra nhiều
Có nhiều nguyên nhân khiến máu quá nhiều trong kỳ nguyệt san, một trong số đó là u xơ tử cung. U xơ tử cung có quan hệ mật thiết với nồng độ estrogen. Hãy đi khám để biết rõ hơn về điều đó.
4. Ngứa âm đạo thường xuyên tái phát
Đối với những người ngứa âm đạo thời gian dài, thường xuyên tái phát cần kiểm tra nội tiết tố. Bởi nếu không tìm thấy căn nguyên của vấn đề mà tự ý sử dụng thuốc sẽ gây tác dụng ngược là kháng thuốc và hình thành bệnh mãn tính.
Theo VNE
Cách tiêu diệt mùi khó chịu 'vùng kín' Vùng kín của XX là vốn môi trường nóng và ẩm ướt, vì vậy rất dễ sinh mùi khó chịu, khiến bạn gái cảm thấy xấu hổ. Đặc biệt là trong kỳ nguyệt san. Nguyên nhân vùng kín có mùi khó chịu: - Trước khi đến kỳ nguyệt san, hoạt động của tuyến bã nhờn xung quanh bộ phận sinh dục tăng mạnh,...