Cô bé Campuchia được bác sĩ Việt mổ tách tay, chân dính ngón
Cô bé dính ngón bẩm sinh ở bàn tay trái và bàn chân trái, được đưa sang TP HCM để bác sĩ Việt Nam mổ tách.
Bé Darika chào đời năm 2016, bị thiểu sản các xương ngón tay và dính ngón. Ngày 23/10, bé được bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) phẫu thuật giải phóng vòng thắt, tách ngón thứ 3 và thứ 4 bàn tay trái và ngón thứ 2, thứ 3 bàn chân trái.
Theo bác sĩ phẫu thuật Nguyễn Xuân Anh, sau khi các ngón được tách rời độc lập, theo thời gian, các đốt ngón tay sẽ dài ra nhanh và tốt hơn vì xương bé còn sụn tăng trưởng. Bàn tay bé đã có đủ 5 ngón xinh, hiện các ngón tay tuy ngắn nhưng vẫn có thể cầm nắm các vật nhỏ, cầm viết và tập vở.
Bác sĩ dự liệu khi bé trưởng thành, qua tập luyện vật lý trị liệu, các ngón tay sẽ linh hoạt hơn. “Bé có thể dùng phương pháp thẩm mỹ hỗ trợ là gắn ngón tay silicone hoặc phẫu thuật kéo dài, ghép xương ngón”, bác sĩ Xuân Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Bàn tay bệnh nhi trước và sau mổ. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Vòng thắt bẩm sinh, hay vòng thắt dây dính là bệnh lý hình thành trong bào thai nước ối, quấn các chi khiến máu nuôi dưỡng dẫn đến bàn tay, bàn chân không phát triển từ trong bụng mẹ. Y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh cảnh hiếm gặp này. Bệnh khó điều trị khi một hoặc nhiều ngón tay hoặc chân dính liền với các ngón còn lại, gây biến dạng dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt, cầm nắm và mất thẩm mỹ.
Phẫu thuật tách dính ngón rất phức tạp, tạo áp lực lớn cho bác sĩ bởi đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, thời gian phẫu thuật kéo dài, chưa kể sau mổ còn nhiều nguy cơ như hoại tử vạt da ghép, hoại tử ngón tay sau phẫu thuật, tổn thương thần kinh ngón, có thể khiến ngón tay của trẻ mất cảm giác. Theo thời gian trẻ có thể bị sẹo co dính lại ngón, cần phải phẫu thuật tiếp.
Lê Phương
Theo VNE
Chân cô bé không gấp duỗi được do bó thuốc nam
Bệnh nhi 12 tuổi ở Lạng Sơn bị chấn thương gối trái sau tai nạn giao thông, không vào viện mà được gia đình cho bó thuốc nam tại nhà.
Đến khi bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thì chân trái hoàn toàn không gấp duỗi được, khớp gối có nguy cơ bị cứng vĩnh viễn. Bé còn bị biến dạng khung chậu và cột sống do tư thế không cân đối.
Bệnh nhi đã đi lại được sau một tháng tập vật lý trị liệu tại bệnh viện. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Các bác sĩ hướng dẫn bé tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Khó khăn lớn nhất với bé là phải chịu đau đớn trong suốt quá trình tập luyện. Bố nghiện chất kích thích, mẹ ít hiểu biết nên chỉ có người bác họ chăm sóc bé trong những ngày nằm viện. Mỗi khi người bác bận việc, sinh hoạt và tập luyện của bé đều nhờ vào các cô điều dưỡng và người nhà bệnh nhân nằm cùng phòng.
Sau hơn một tháng tập vật lý trị liệu, khớp gối trái bé đã hồi phục hoàn toàn. Bé hiện đi lại và sinh hoạt bình thường.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh gặp các vấn đề về xương khớp nên đến bệnh viện để được chụp chiếu và điều trị đúng cách. Không nên dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng, có thể tàn tật cả đời.
Lê Nga
Theo VNE
Điều gì gây ra cảm giác kiến bò ở bàn chân hoặc bàn tay? Hầu hết chúng ta đều sẽ thỉnh thoảng có cảm giác kiến bò ở bàn chân hoặc bàn tay. Cảm giác kiến bò ở bàn chân hoặc bàn tay có thể khó chịu, nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cảm giác này diễn ra thường xuyên thì đó có thể là hậu quả của một số bệnh. Có nhiều lý do...