“Cô bé” bị ngứa khi chồng “lên đỉnh”
Mỗi khi chồng “ xuất binh”, chỗ đó của tôi lại bị sưng phồng lên, rất ngứa và vợ chồng không thể làm gì trong một thời gian ngắn.
Có phải tôi bị dị ứng với tinh binh của chồng?
Ảnh minh họa
Bị ngứa sau khi “quan hệ” với chồng có rất nhiều nguyên nhân. Hoặc là bạn bị dị ứng với tinh dịch của chồng. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng số phụ nữ bị mắc sẽ phải chịu những cảm giác rất khó chịu và không được tận hưởng xúc cảm yêu đương. Hoặc bạn có thể bị viêm nhiễm vùng kín nên nhạy cảm với tinh dịch.
Tinh dịch là hỗn hợp của tinh trùng và nhiều chất khác như fructoza, protein, enzyme giúp gia tăng khả năng thụ thai trứng của tinh trùng. Bạn có thể bị dị ứng với bất cứ chất nào trong đó. Dị ứng xảy ra khi tiếp xúc với tinh dịch, niêm mạc sẽ sưng phồng lên, có khi phát ban, thậm chí có người còn cảm thấy như bị hàng ngàn mũi kim đam vào cùng lúc. Trong trường hợp này, vợ chồng bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách chữa trị kịp thời.
Video đang HOT
Trước mắt, khi quan hệ, chồng bạn hãy thử dùng bao cao su. Nếu bạn thực sự bị dị ứng với tinh dịch của chồng thì cách này sẽ ngăn được tình trạng chỗ đó bị sưng, ngứa.
Ngoài ra, cũng có thể do bạn bị viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh sự viêm nhiễm, cũng có thể việc ngứa bắt nguồn từ sự cọ xát, hoặc do chồng “khởi động” chưa kĩ nên không giúp “cô bé” tiết dịch nhờn khiến “cậu bé” khó lòng thâm nhập.
Người bị bệnh này nếu không gặp được bác sỹ giỏi, sắc sảo trong chẩn đoán và chú ý khai thác tiền sử bệnh thì rất dễ chẩn đoán nhầm.
Lời khuyên cho các ông chồng có vợ không may mắc chứng bệnh này là hãy uống nhiều nước trước và trong khi ân ái vì thiếu nước có thể làm tăng nồng độ của tinh dịch khiến độ axit cao.
Hiện nay, đã có cách điều trị bệnh dị ứng này bằng cách tiêm thuốc để chị em không còn bị mẫn cảm với tinh binh của chồng. Tuy nhiên, cách điều trị này không đơn giản và khá tốn kém.
Theo VNE
Những băn khoăn quanh chuyện 'cậu nhỏ'
Bạn ghét bị mẹ so sánh với thằng Tí thằng Tèo, "đèn dầu" của bạn cũng ghét bị bạn so sánh với đèn dầu của chúng.
Không bao giờ có hai chiếc "đèn dầu" giống y xì và có kích cỡ như nhau đâu bạn ạ.
Mỗi người có sự phát triển khác nhau, lượng hormone trong cơ thể cũng thay đổi khác nhau. Hơn nữa, do thời điểm dậy thì khác nhau nên sự phát triển của "đèn dầu" cũng không đồng đều. Và xin một lần nữa nhắc lại: kích cỡ chẳng có tí ti ý nghĩa nào cả.
Đúng là trong thời điểm dậy thì, giống như sự thất thường về nguyệt san của phe XX, "đèn dầu" của các chàng trai cũng cực bất trị. Khi bạn trưởng thành đèn dầu cũng hoạt động có quy củ hơn, giảm những vụ nổi hứng bất thường.
"Đồng phục" của tinh binh màu gì thì đẹp?
Màu trắng trong như lòng trắng trứng, hoặc trắng đục là hai màu "đẹp" nhất cho tinh dịch. Trường hợp tinh dịch bị lẫn máu rất hiếm nhưng nó cũng không có gì đáng ngại. Tinh dịch hơi ngả sang màu vàng xanh là có thể bị nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt. Chất lượng tinh dịch do sức khoẻ của bạn quyết định, vì thế nhớ ăn uống và tập luyện đầy đủ!
Làm thế nào để "đèn dầu" có ngoại hình đẹp?
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", câu nói đó cực đúng với đèn dầu! Chẳng có tiêu chuẩn nào để xác định một chiếc "đèn dầu" đẹp hay không đẹp. Giống như màu mắt của bạn, hay độ bự của bàn chân, màu sắc và kích cỡ của "đèn dầu" là bất biến, không có bài tập, hay chế độ ăn uống nào có thể thay đổi được nó. Chỉ cần được giữ vệ sinh và chăm sóc tốt, nó sẽ "đẹp" ngay.
Khi nào "đèn dầu" cần gặp bác sĩ?
Bất kỳ khi nào bạn có cảm giác không tốt về "đèn dầu", kể cả sự băn khoăn về hai bên tinh hoàn, hay về màu sắc của "lớp vỏ" bạn cũng nên đến gặp bác sĩ. Thời điểm dậy thì có rất nhiều sự biến đổi, chưa chắc sự biến đổi nào cũng là tốt, gặp và hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến sự phát triển của cơ thể sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn về cơ thể mình.
Theo VNE
Giúp chàng chăm sóc 'cậu nhỏ' Nếu chàng ngại ngùng trong việc tự kiểm tra sức khỏe &'cậu bé' thì bạn có thể thủ thỉ để đề nghị được giúp chàng trong vấn đề tế nhị này. Là người phụ nữ gần gũi và hiểu rõ chàng nhất, bạn hoàn toàn có thể giúp anh ấy &'khám bệnh' cho &'cậu bé' để tránh nguy cơ của các bệnh lây...