“Cô bé” bị đau khiến chuyện “yêu” khó khăn, phải làm sao?
Không phải tự nhiên mà “cô bé” bị đau. Cho dù nguyên nhân là gì đi nữa thì chị em cũng chớ coi thường. Hãy tham khảo những mẹo sau để có một “cô bé” luôn khỏe mạnh.
Có nhiều khi chị em cảm thấy đau ở “cô bé” mà không rõ nguyên nhân. Nhưng rồi những cảm giác đau đó tự mất đi. Một vài lần như vậy khiến chị em không khỏi lo lắng về bộ phận nhạy cảm này. Chị em nên tham khảo những biện pháp sau để giúp giảm triệu chứng đau và hạn chế sự kích thích hơn.
Ngay cả khi các triệu chứng này đã được kiểm soát thì chị em vẫn nên tuân theo các nguyên tắc này để phòng cho về sau:
Lưu ý khi mặc quần áo:
&bull Mặc đồ lót cotton toàn màu trắng.
&bull Không mặc quần tất (thay vào đó bạn nên mặc tất đùi hay tất cao đến đầu gối).
&bull Mặc quần rộng rãi hoặc váy.
&bull Tạm thời không mặc đồ tắm bị ướt và quần áo bó dành cho thể dục
&bull Sử dụng chất tẩy rửa da liễu an toàn như Purex hoặc Clear.
&bull Giặt tới hai lần với những đồ lót và quần áo nào khác mà tiếp xúc với âm hộ.
&bull Không sử dụng chất làm mềm vải quần áo lót.
Lưu ý khi vệ sinh
&bull Sử dụng giấy vệ sinh mềm, trắng
Video đang HOT
&bull Dùng loại khăn mềm để tắm và lau người, nhằm giảm sự kích thích và nóng khó chịu ở “cô bé”.
&bull Tránh để dầu gội đầu dính vào “cô bé”.
&bull Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, hoặc bất kỳ loại kem hay loại xà phòng có mùi thơm nào.
&bull Vệ sinh “cô bé” với nước ấm.
&bull Rửa sạch “cô bé” bằng nước sau khi đi tiểu.
&bull Đi tiểu trước khi bàng quang đầy.
&bull Tránh táo bón bằng cách thêm chất xơ vào chế độ ăn và uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
&bull Sử dụng băng vệ sinh hay tampon từ chất liệu 100% cotton.
Lưu ý khi làm “chuyện ấy”
&bull Sử dụng chất bôi trơn có thể tan trong nước.
&bull Hãy hỏi bác sĩ của bạn cho một đơn thuốc cho một anesthestic chủ đề, ví dụ như Lidocaine gel 5%. (Điều này có thể chích cho 3-5 phút đầu tiên sau khi ứng dụng.)
&bull Dùng một gói đá bọc trong một lớp khăn hoặc chất keo làm lạnh ngay sau khi làm “chuyện ấy” để giúp “cô bé” giảm sưng phồng và giảm đau.
&bull Đi tiểu (để ngăn ngừa nhiễm trùng) và vệ sinh lại “cô bé” bằng nước lạnh sau khi quan hệ tình dục.
&bull Không sử dụng các loại kem ngừa thai hoặc chất diệt tinh trùng.
Lưu ý trong các hoạt động thể chất
&bull Tránh các bài tập gây áp lực trực tiếp vào “cô bé” như đi xe đạp, xe máy.
&bull Hạn chế các bài tập cường độ cao tạo ra nhiều ma sát trong “cô bé” (thay vào đó hãy đi bộ).
&bull Sử dụng một gói gel đông lạnh bọc trong khăn để làm giảm các triệu chứng đau sau khi tập thể dục.
&bull Tham gia lớp tập thể dục như yoga để học các bài tập thư giãn.
&bull Không nên bơi trong hồ bơi có nhiều chất clo.
&bull Tránh dùng bồn nước nóng.
Theo PLXH
5 quy tắc quan trọng khi dùng tampon thay băng vệ sinh
Sử dụng tampon đúng cách có thể khiến chị em gặp tác dụng phụ là hội chứng sốc độc tố nguy hiểm tính mạng. 5 quy tắc quan trọng sau giúp bạn dùng tampon an toàn và hiệu quả hơn hẳn.
Dù là tampon cũng có tác dụng thấm hút kinh nguyệt như băng vệ sinh nhưng không có nghĩa chị em có thể dùng hai loại này như nhau.
1. Tampon có mùi thơm đôi khi không tốt
Không ít chị em lại rất thích dùng loại tampon có mùi thơm vì cho rằng mùi thơm này sẽ át đi mùi "khó chịu" của "cô bé" trong những ngày đến tháng. Nhưng hầu hết các loại tampon khi được sử dụng bên trong "cô bé" thường cũng có khả năng tự phân tán mùi khó chịu của cô bé, vì vậy việc dùng tampon có mùi là không cần thiết.
Hơn nữa, XX nào có vùng "cấm" nhạy cảm thì sẽ rất dễ dị ứng và bị kích thích với các loại tampon có mùi thơm. Hãy chọn tampon không có mùi thơm, nguy cơ dị ứng và bị kích thích khó chịu vùng kín cũng sẽ giảm hẳn.
2. Lựa chọn loại thấm hút phù hợp với mình
Một số chị em có quan niệm sai lầm là chọn loại tampon có độ thấm hút nhiều thì có thể giữ tampon trong "cô bé" được lâu hơn. Nhưng thực tế thì tampon không nên "ngụ" trong "cô bé" quá lâu sau 8 tiếng. Các loại tampon thường được thiết kế cho phù hợp với chu kì nguyệt san ít, bình thường, nhiều hay rất nhiều.
Bởi vậy, bạn hãy chọn loại tampon có độ thấm hút phù hợp với mình chứ đừng chọn theo tưởng tượng! Thường thì sau 4-8 tiếng, bạn nên thay tampon. Nếu trước 4 tiếng đã phải thay tampon thì bạn nên chọn loại thấm hút nhiều hơn. Còn sau 8 tiếng mà thấy tampon chưa thấm hút nhiều thì nên chuyển sang loại thấm hút ít hơn.
3. Có thể dùng tampon qua đêm
Câu trả lời là đúng vậy. Chị em có thể dùng tampon qua đêm nếu giấc ngủ của bạn chỉ kéo dài nhất là 8 tiếng. Tampon có thể "ở' trong "cô bé" trong khoảng 8 tiếng dù là ngày hay đêm và không ảnh hưởng gì khi chị em cử động trong lúc ngủ. Nhưng hãy lưu ý là nên đưa tampon mới vào "cô bé" trước khi đi ngủ và lấy ra ngay sáng hôm sau.
Còn trong trường hợp bạn ngủ hơn 8 tiếng thì nên dùng BVS (băng vệ sinh) cho an toàn hơn. Có nhiều trường hợp, dùng tampon quá lâu trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố. Hội chứng này thường chỉ gặp ở những người dùng tampon hơn là với những ai dùng BVS bình thường.
4. Không dùng tampon thấm dịch không phải nguyệt san
Có thể bạn sẽ cho rằng, tampon và BVS cùng làm nhiệm vụ thấm hút nguyệt san, do đó BVS mỏng cả ngày cũng có thể thấm dịch âm đạo bình thường thì tampon cũng làm được như vậy. Nhưng thực ra, tampon chỉ được sử dụng khi bạn có nguyệt san và không sử dụng cho bất kì nhu cầu vệ sinh nào khác. Nếu cần giải đáp liên quan đến dịch âm đạo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ đừng tự ý dùng vật thấm hút nào.
5. Không dùng hai tampon cùng lúc
Nếu cho rằng dùng hai tampon tức là độ thấm hút sẽ tăng gấp đôi thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Cho mỗi lần sử dụng, bạn chỉ được đưa một tampon vào bên trong "cô bé". Nếu tampon thấm hút không đủ, hãy chọn loại thấm hút tốt hơn, hoặc dùng loại siêu thấm, hoặc dùng thêm BVS phòng khi nguyệt san chảy ra ngoài.
Dùng cùng lúc hai tampon không những không có tác dụng nhân đôi mà có khi còn tạo ra phản ứng, gây kích thích hoặc khó chịu. Thậm chí, trong một vài trường hợp không kiểm soát được, chị em có thể gặp phải hội chứng sốc độc tố nguy hiểm do tampon gây ra.
Theo PLXH
Lý do nàng không lên tới "đỉnh" Các chuyên gia tình dục học đã đưa ra những nguyên nhân khiến phụ nữ khó đạt tới cao trào. Cánh mày râu thử cùng tìm hiểu nhé! Không hiểu rõ sức khỏe bản thân Đó là khi cơ thể mệt mỏi mà nàng vẫn cố "nhập cuộc". Những khó chịu trong người tất nhiên là trở ngại ngăn cản nàng tới đích...