Cô bé 6 tuổi bị chó nhà tấn công nát mặt
Ngày 23/1, Bệnh viện Việt Đức thông tin vừa tiếp nhận trường hợp cô bé 6 tuổi bị chó nhà nặng tới 30kg tấn công hung hãn, gây đa chấn thương hàm mặt phức tạp.
BS Nguyễn Thị Hương Giang, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, cô bé 6 tuổi được đưa đến viện hôm 21/1 trong tình trạng hoảng loạn, đa vết thương hàm mặt phức tạp.
Trên vùng cung mày trái phải của bệnh nhân vết thương ra máu, ngoài ra bệnh nhân có vết thương góc trong mắt, vết thương trán thái dương vết thương gò má trái lóc da rộng tối 6cm với đường đi thần kinh và ống tuyến nước bọt.
“Chấn thương này rất nguy hiểm, nếu đứt dây thần kinh có nguy cơ liệt mặt”, BS Giang cho biết.
Người nhà bệnh nhân cho biết, con chó này nặng đến 30kg, chưa được tiêm phòng và tấn công trẻ trong lúc trẻ đang chơi đùa cùng.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu, thăm dò vết thương. Qua đánh giá, vết thương má lộ dây thần kinh VII nhưng may mắn không đứt đã được khâu phục hồi, xử trí đa vết thương.
BS Giang cho biết sau can thiệp, hiện bệnh nhân tỉnh táo, vết thương mổ khô, được tư vấn tiêm phòng và có thể xuất viện trong 1 – 2 ngày tới.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo gia đình nuôi chó, mèo phải rất cẩn trọng trong tiêm phòng dại, lưu ý không để trẻ chơi đùa với chó lớn có thể gây những tai nạn nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bé trai 7 tuổi bị chó cắn biến dạng mặt
Bé bị chó cắn vùng mặt rách sâu nham nhở, trán chảy nhiều máu, gan bàn tay phải nhiều tổn thương phức tạp.
Bệnh nhi được chuyển đến khoa Răng Hàm Mặt - Mắt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An ngày 20/12. Theo các bác sĩ, ngoài những tổn thương vùng mặt gây biến dạng, bệnh nhi có nguy cơ mắc bệnh dại, đe dọa đến tính mạng.
Sau khi khâu xử lý vết thương, bác sĩ đang theo dõi sát tình trạng sức khỏe bệnh nhi.
Người nhà cho biết chiều 20/12 mọi người đang ở trong nhà thì đột nhiên nghe tiếng con khóc lớn ngoài sân, chạy ra thấy con chó nhà nuôi đang tấn công bé.
Bệnh nhi đang được theo dõi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Đây là bệnh nhân thứ 4 bị chó nhà cắn được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu, tính từ tháng 9 đến nay.
Các bác sĩ khuyến cáo sơ cứu đối với người bị chó cắn rất quan trọng.
- Tách rời phần quần áo ra khỏi vị trí vết cắn. Thao tác này giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần áo, tránh làm bám nhiều hơn vào vết thương.
- Nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh, dùng nước ấm hoặc sử dụng xà phòng, nước muối, dung dịch sát trùng vết thương. Tránh chà xát quá mạnh khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
- Đến ngay cơ sở y tế để xử trí những bước tiếp theo. Tốt nhất là nên tiêm ngừa bệnh dại sớm.
Các bác sĩ cũng cho biết cần theo dõi con chó sau khi cắn người, để xác định nguy cơ bị phát dại. Sau 15 ngày theo dõi chó phát bệnh và có dấu hiệu bất thường, cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Nên cảnh giác khi:
- Chó phát bệnh dại thường có mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép, trông buồn bã...
- Địa điểm bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó, mèo.
- Chó cắn là chó hoang, lạ, không thể theo dõi.
- Vết thương do chó cắn quá nặng, quá nhiều.
- Nếu người bị chó cắn lại đang mắc bệnh tiểu đường, gan, ung thư, HIV...
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Đề phòng chó dữ: Những bộ phận nào ở người hay bị tấn công nhất? Với nhiều người, chó được nuôi để giữ nhà, để làm bạn. Nhưng trong một số tình huống không mong muốn, chúng lại cắn người. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị chó tấn công nhất. Trẻ em là đối tượng dễ bị chó tấn công nhất - SHUTTERSTOCK Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học ở Nam...