Cô bé 5 tuổi lén ăn dâu tây trong siêu thị, nhân viên yêu cầu bồi thường, người mẹ chỉ nói 1 câu mà tất cả phải phục sát đất
Cách xử lý tình huống của người mẹ nhận được nhiều lời khen.
01
Tiểu Lệ (Trung Quốc) có một cô con gái 5 tuổi tên là Đóa Đóa, thông minh, lanh lợi và rất đáng yêu. Một ngày nọ, Tiểu Lệ dẫn Đóa Đóa đến siêu thị để mua một số đồ dùng hàng ngày.
Siêu thị với đủ loại hàng hóa hấp dẫn đã thu hút sự tò mò của Đóa Đóa. Trên đường đi, cô bé không ngừng nhìn ngó, sờ mó mọi thứ với đôi mắt tràn đầy hiếu kỳ.
Vì mải mê xem và chọn các loại hoa quả được bày bán, Tiểu Lệ không để ý rằng Đóa Đóa đã lén mở một hộp dâu tây, lấy một quả bỏ vào miệng ăn. Khi Tiểu Lệ phát hiện ra thì đã muộn. Đúng lúc đó, một nhân viên siêu thị nhìn thấy cảnh này và lập tức đi tới.
Ảnh minh họa
Nhân viên với giọng nghiêm khắc trách mắng Đóa Đóa, đồng thời nói với Tiểu Lệ: “Con gái chị đã ăn một quả dâu tây, hộp dâu tây này không thể bán được nữa. Giá là 90 tệ (khoảng 350k), chị phải bồi thường toàn bộ”.
Nghe xong, Tiểu Lệ bình tĩnh trả lời: “Tôi thừa nhận hành vi của con gái tôi là không đúng và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nhưng con bé chỉ ăn một quả dâu tây, không làm hỏng cả hộp, tại sao phải bồi thường giá của cả hộp?”.
Câu trả lời của Tiểu Lệ nhận được sự đồng tình của những khách hàng xung quanh. Trước ánh mắt và lời bàn tán của mọi người, nhân viên siêu thị có phần lúng túng và không nói gì thêm.
Tiểu Lệ nhân cơ hội này dạy Đóa Đóa rằng cần tuân thủ quy tắc ở nơi công cộng, đồng thời giải thích một cách kiên nhẫn về việc tôn trọng thành quả lao động của người khác.
02
Những hành động giáo dục sai lầm của cha mẹ khi trẻ phạm lỗi
Mặc dù cách xử lý của Tiểu Lệ rất đáng để học hỏi, nhưng trong thực tế, không ít bậc cha mẹ lại có cách xử lý sai lầm khi con phạm lỗi, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
1. Trách mắng trẻ một cách thiếu lý do
Video đang HOT
Một số cha mẹ khi biết con mắc lỗi liền lập tức trách mắng hoặc thậm chí làm con xấu hổ. Ví dụ, có một bà mẹ khi đưa con đi siêu thị, phát hiện con ăn mấy quả dâu tây bị nhân viên bắt gặp. Bà mẹ đó liền lớn tiếng mắng con ngay trước mặt mọi người mà không hề nể tình.
Hành động này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng và cảm giác an toàn của trẻ. Trẻ không chỉ sợ hãi cha mẹ mà còn dễ nảy sinh sự tự ti trong lòng. Hơn nữa, việc trách mắng mà không giải thích bản chất của lỗi sai sẽ khiến trẻ không nhận thức được lỗi lầm của mình, khiến giáo dục trở nên kém hiệu quả.
Ảnh minh họa
2. Bao che cho trẻ, không để trẻ chịu trách nhiệm
Ngược lại, một số cha mẹ khi con phạm lỗi lại chỉ biết che chở, bao biện.
Từng có một bà mẹ khi con dùng tay bốc bánh trong tiệm bánh, không những không ngăn cản mà còn nói với nhân viên: “Trẻ con còn nhỏ, không hiểu chuyện, người lớn không nên chấp nhặt với trẻ con”.
Việc yêu thương quá mức này thực chất là một “vết thương mềm mại”. Nếu trẻ không được dạy về quy tắc trong thời gian dài, chúng sẽ dễ trở nên ích kỷ và khó hòa nhập với xã hội sau này.
3. Trốn tránh vấn đề, dẫn con bỏ đi
Tệ hơn nữa, có cha mẹ khi con phạm lỗi lại chọn cách trốn tránh vấn đề. Ví dụ, trong một cửa hàng ăn sáng, một đứa trẻ vứt khăn giấy bẩn vào nồi cháo, làm hỏng cả nồi. Người mẹ không những không xin lỗi mà còn kéo con bỏ đi ngay lập tức.
Hành động này vô tình dạy trẻ một bài học sai lầm: “Phạm lỗi thì chỉ cần trốn tránh là xong”.
03
Làm thế nào để hướng dẫn trẻ nhận thức lỗi sai một cách đúng đắn?
Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ cần làm gì để vừa giúp trẻ nhận ra lỗi lầm vừa bảo vệ lòng tự trọng của chúng?
1. Bình tĩnh giao tiếp, tìm hiểu sự việc
Khi trẻ phạm lỗi, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, tìm hiểu rõ ngọn nguồn sự việc. Hãy nhẹ nhàng hỏi con: “Tại sao con lại làm như vậy?”.
Việc lắng nghe suy nghĩ của trẻ sẽ giúp cha mẹ có cách giáo dục phù hợp hơn.
2. Kịp thời sửa sai, để trẻ chịu trách nhiệm
Cha mẹ cần nói rõ với trẻ: “Hành động của con là sai, việc này đã gây rắc rối cho người khác”.
Đồng thời, hướng dẫn trẻ xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Ví dụ, nếu trẻ ăn dâu tây trong siêu thị, hãy để trẻ tự mình xin lỗi nhân viên và bồi thường thiệt hại.
Ảnh minh họa
3. Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ, tránh chê quá mức
Mặc dù việc giáo dục trẻ là cần thiết, cha mẹ cũng cần chú ý bảo vệ lòng tự trọng của trẻ. Đừng dùng những từ ngữ xúc phạm hay lớn tiếng mắng trẻ ở nơi đông người, mà nên chọn không gian riêng tư để trao đổi.
4. Tự xem xét và làm gương cho trẻ
Hành vi của trẻ phần lớn phản ánh cách giáo dục trong gia đình. Cha mẹ có tuân thủ quy tắc, có tôn trọng người khác hay không, đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ. Vì vậy, hãy làm tấm gương tốt để trẻ noi theo.
Trẻ phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành. Điều quan trọng là cách cha mẹ xử lý. Một phương pháp xử lý lý trí, bình tĩnh và có tính giáo dục sẽ giúp trẻ học hỏi từ những lỗi lầm, đồng thời cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Hãy trân trọng từng cơ hội dạy dỗ con, bởi mỗi sai lầm là một bước tiến gần hơn đến tương lai trưởng thành và vững vàng của trẻ!
Đi siêu thị, cậu bé táy máy gây ra sự cố lớn, quyết định sau đó của người mẹ khiến hàng triệu người tranh cãi
Quyết định này của người mẹ nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Mới đây, tại Thâm Quyến, Quảng Đông (Trung Quốc), một cậu bé khi đang đi siêu thị cùng mẹ, vì nghịch ngợm nên cậu bé đã trộn lẫn đậu đỏ và đậu xanh ở một sạp hàng vào với nhau. Khi phát hiện ra, người mẹ đã yêu cầu con trai nhặt từng hạt để phân loại đậu đỏ ra đậu đỏ, đậu xanh ra đậu xanh. Người mẹ cũng đứng bên giúp con trai một tay.
2 tiếng sau, dù cậu bé đã rất cố gắng nhưng vẫn còn rất nhiều hạt đậu chưa được phân loại nên mếu máo muốn khóc. Lúc này, nhân viên siêu thị liền tiến lại gần để xem xét tình hình. Thấy cậu bé chưa đầy 10 tuổi này ngoan ngoãn làm theo yêu cầu của mẹ, lựa từng hạt đậu một cách vô cùng cẩn thận trông rất thương, nhân viên đã nói với mẹ cậu bé rằng không cần phải phân đậu nữa.
Thật ra, ai cũng có thể nhìn thấy được rằng mục đích đằng sau quyết định của người mẹ là dạy con về tính trách nhiệm trước những lỗi lầm mà bản thân gây ra. Khi nhìn thấy con đã biết lỗi, không khóc lóc mà ngoan ngoãn làm theo yêu cầu của mình, người mẹ đã nguôi giận. Thêm vào đó là việc nhân viên siêu thị không trách mắng hay bắt đền gì, cuối cùng, người mẹ mới đồng ý dắt con ra về.
Để khắc phục sự cố trộn lẫn đậu xanh và đậu đỏ do con gây ra, người mẹ yêu cầu con lựa từng hạt để phân loại.
Dẫu vậy, hành động của người mẹ sau đó đã nhận về vô số tranh cãi. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình với cách làm của chị, bởi trẻ con làm sai thì cần phải bị khiển trách cũng như bị phạt, để chúng hiểu được cái gì nên làm và cái gì không nên làm.
Ngược lại, cũng có người tỏ ra nghi ngại trước cách dạy con của chị. Nếu thật sự muốn giáo dục trẻ thì chị nên mua hết số đậu về rồi muốn làm gì thì làm, chứ đứng như vậy lựa hạt đậu thì không chỉ tốn thời gian mà còn ảnh hưởng đến các khách hàng khác. Việc chọn lựa ngay tại chỗ như thế, giống như là một "màn trình diễn" hơn, nó vừa gây trì hoãn việc bán hàng vừa gây tổn thất cho siêu thị, bởi các hạt đậu đã được phân loại hết đâu.
Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về sự vụ này, nhưng nhìn chung, ai cũng có thể thấy được tầm quan trọng của việc dạy con tính trách nhiệm thông qua câu chuyện. Tính trách nhiệm không chỉ giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống sau này, mà còn hình thành nên con người của chúng khi trưởng thành.
Dạy trẻ tính trách nhiệm là quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng nó lại chứa đựng những bài học vô giá. Trẻ em học được cách chấp nhận hậu quả của hành động của mình, từ đó rèn luyện khả năng tự quản và tự chủ. Trẻ biết rằng mỗi quyết định đều có ý nghĩa và mỗi hành động đều có kết quả tương ứng, giúp chúng trở nên cẩn trọng hơn trong suy nghĩ và hành động.
Để dạy trẻ tính trách nhiệm, cha mẹ cần làm gương cho con bằng cách thể hiện sự trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của mình. Việc cha mẹ chia sẻ những nghĩa vụ và trách nhiệm trong gia đình một cách công bằng sẽ giúp trẻ học hỏi theo cách tự nhiên nhất. Khi trẻ thấy được việc mỗi thành viên trong gia đình đều có vai trò và trách nhiệm riêng, chúng sẽ bắt đầu học cách đảm nhận trách nhiệm cá nhân.
Việc dạy trẻ có trách nhiệm là vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa)
Một phương pháp khác là giao cho trẻ những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi và khả năng của chúng. Nhiệm vụ này có thể là việc nhỏ như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, hoặc việc lớn hơn như làm việc nhà để giúp đỡ gia đình. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao, cha mẹ nên khen ngợi và công nhận nỗ lực của chúng, từ đó khuyến khích trẻ tiếp tục hành động có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, việc dạy trẻ biết lắng nghe và hiểu cảm xúc của người khác cũng là một phần quan trọng của việc hình thành tính trách nhiệm. Trẻ cần được học cách thấu hiểu và quan tâm đến người xung quanh, hiểu rằng hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác, từ đó học được cách hành xử đúng đắn và có trách nhiệm trong xã hội.
Cuối cùng, việc giáo dục trẻ về các giá trị đạo đức và nguyên tắc sống cũng giúp trẻ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm cá nhân. Khi trẻ hiểu được ý nghĩa của việc làm việc chăm chỉ, trung thực, và tử tế, chúng sẽ dần hình thành nên những chuẩn mực hành vi có trách nhiệm mà chúng sẽ mang theo suốt đời.
Trách nhiệm là bài học không thể thiếu trong quá trình lớn lên, và cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy dỗ và hướng dẫn trẻ về giá trị này. Khi trẻ học được cách sống có trách nhiệm, chúng không chỉ góp phần vào sự phát triển cá nhân mà còn đóng góp cho xã hội một cách tích cực.
Con lấy trộm trà sữa, hành động sau đó của người mẹ bị chỉ trích Người mẹ "động tay động chân" với người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa. Con lấy trộm trà sữa, người mẹ đánh nhân viên cửa hàng. Vụ việc xảy ra tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Người phụ nữ dẫn 2 con trai đi mua đồ tại...