Cô bé 13 tuổi bị hiếp, thiêu sống gây sốc dư luận Pháp
Vụ việc thiếu nữ 13 tuổi đã bị hãm hiếp và thiêu sống bởi chính cậu bạn cùng trường – người đã được thả tự do sau 4 tháng ngồi tù trong vụ hiếp dâm khác – đang gây sốc dư luận Pháp.
Cảnh sát cho biết hung thủ 17 tuổi, có tên là Mathieu, đã thú nhận “giết, hiếp, và thiêu sống” Agnès Marin, 13 tuổi, sau khi dụ cô bé vào một khu rừng gần Trường nội trú Cévenol ở Haute-Loire, Pháp để hái nấm. Theo các công tố viên, cô bé bị hãm hiếp và giết hại “một cách cực kỳ bạo lực và tàn bạo”.
Trước đó vào hồi tháng 8/2010, Mathieu đã bị buộc tội hãm hiếp một nữ sinh 15 tuổi. Một công tố viên cho biết: “Thủ đoạn của bị cáo trong hai lần gây án là tương tự nhau, chỉ có khác là nạn nhân trong vụ tấn công đầu tiên vẫn sống sót”.
Cậu ta lúc đó đã bị giam giữ 4 tháng để chờ ngày ra tòa trước khi được thả tự do dưới sự giám sát của tòa án. Mathieu được phóng thích sau khi các chuyên gia về tâm thần học kết luận cậu ta không có vẻ gì là mối nguy hại với những người xung quanh và có thể “trở về” và “thích nghi lại” với cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Bố mẹ cậu ta đã phải chuyển tới vùng khác sinh sống sau khi không có ngôi trường nào nhận con mình. Mathieu sau đó được nhận vào trường Cévenol – nơi dành cho học sinh từ 11-18 tuổi và luôn tạo “cơ hội thứ hai” cho những học sinh cá biệt.
Sự việc Agnès Marin bị hãm hiếp và thiêu sống gây sốc dư luận Pháp. Ảnh: Smh.com.au
Sau sự việc gây sốc dư luận nước Pháp trên, nhiều câu hỏi được đặt ra là ngôi trường tiếp nhận cậu ta vào học có biết học sinh này đã bị buộc tội hiếp dâm? Tại sao tòa án cho phép cậu ta tới học một ngôi trường “bình thường” mặc dù quá khứ của cậu ta? Hệ thống pháp luật đã thất bại?
Trước sự việc này, Thủ tướng Pháp Franois Fillon đã triệu tập gấp một cuộc họp nội các đặc biệt hôm 21/11 để bàn về “những thất bại còn tồn tại của chuỗi tư pháp”. Trong khi đó, Michel Mercier, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đã yêu cầu xác định rõ liệu các nhà chức trách thực thi pháp luật và lãnh đạo trường học có thực hiện bất kỳ “thiếu sót” nào.
Hôm 21/11, Hiệu trưởng Philip Bauwens cho biết nhà trường biết cậu ta bị giam giữ 4 tháng trong tù, nhưng không biết tại sao lại bị giam giữ. Phó hiệu trưởng Jean-Michel Hieaux nói: “Chúng tôi chỉ biết được sự thật kinh hoàng này cùng thời điểm với cha mẹ nạn nhân biết”. Tuy nhiên, theo các công tố viên, lãnh đạo nhà trường hoàn toàn biết về quá khứ của Mathieu. Bộ trưởng Michel Mercier cho rằng đôi khi ý kiến của một cá nhân chuyên gia có thể không chuẩn xác, cần tổ chức đánh giá tốt hơn mức độ nguy hiểm của mỗi cá nhân ít nhất trong những vụ án nghiêm trọng nhất.
Theo Báo Đất Việt
Nam Phi-Pháp giải quyết vấn đề Libya hậu chiến
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Pretoria trong khuôn khổ chuyến thăm Nam Phi, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe đã khẳng định Pháp và Nam Phi nhất trí gạt bỏ những bất đồng quan điểm về việc thi hành Nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc đối với Libya trước đây, đồng thời tuyên bố sẽ cùng phối hợp hành động vì hòa bình và ổn định tại quốc gia Bắc Phi giai đoạn hậu nội chiến.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe. (Nguồn: Getty Images)
Tại cuộc hội đàm song phương cấp bộ trưởng, Ngoại trưởng Juppe và người đồng cấp Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane đã bày tỏ sự nhất trí cao về vấn đề Libya, nhất là việc hai nước sẽ gạt bỏ các bất đồng quan điểm trước đây về việc áp dụng nghị quyết của Liên hợp quốc thiết lập khu vực cấm bay tại Libya do NATO thực hiện, trong đó Nam Phi bỏ phiếu tán thành nghị quyết trên của Liên hợp quốc nhưng phản đối việc tiến hành không kích quân sự của NATO tại Libya.
Ông Juppe cho rằng hai nước nên gạt bỏ các bất đồng trước đây và cùng phối hợp hành động vì sự ổn định, hòa bình và phát triển bền vững tại Libya hiện nay.
Ngoài vấn đề hợp tác tái thiết và hỗ trợ dân chủ tại Libya, Ngoại trưởng Pháp cũng bày tỏ sự tin tưởng về sự thành công của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP17) do Nam Phi chủ trì hội nghị tại thành phố Durban sắp tới sẽ thành công tốt đẹp, đưa ra được các giải pháp phù hợp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay./.
Theo TTXVN
Biểu tình chống G20 ở Pháp Hàng ngàn người biểu tình nhằm yêu cầu công bằng xã hội hơn nữa, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Cannes, Pháp. Hàng ngàn người biểu tình "chống G20" tuần hành tại Nice. Ảnh: AFP. Đám đông người biểu tình bắt đầu tụ tập vào lúc 15h30 ngày hôm thứ hai tại Nice, sau đó tuần hành gần...