Cô bé 11 tuổi chăm cha bị liệt
Mẹ mất, anh trai đi làm ăn xa, Nguyễn Thị Loan (xã Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa) mới 11 tuổi đã trở thành trụ cột gia đình. Cô bé vừa đi học, vừa chăm sóc người cha bị tai biến nằm một chỗ.
Mẹ mất, bố bị tai biến, anh trai đi làm xa, mọi việc trong nhà đều do một tay cô bé Loan lo liệu. Ảnh: Hoàng Phương.
17h chiều hàng ngày, hàng xóm lại thấy Loan dìu bố tập tễnh từ trong nhà ra ngoài sân. Đi được một đoạn, anh Nguyễn Quang Huy (bố Loan) toát mồ hôi, chân tay run run kêu mệt. Nhiều lúc không làm chủ được bước đi, người đàn ông nặng hơn 50 kg đổ xiêu đổ vẹo vào người con gái khiến cả hai cha con ngã lăn ra sân.
Bị tai biến nằm một chỗ, mọi sinh hoạt từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân, anh Huy phải nhờ cả vào con gái. Cậu con trai Nguyễn Văn Luân học hết cấp 3, thi đậu cao đẳng ngoài Hà Nội nhưng không có tiền học, đành đi làm công nhân. Ngày còn ở nhà, Loan và anh trai thay nhau làm “đôi chân” cho bố. Giờ anh đi làm, mọi việc trong nhà đều do một tay cô em gái lo toan.
Hàng ngày Loan dậy từ 5h30 sáng, đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị bữa sáng cho bố rồi đi học. Hôm nào anh Huy không tỉnh táo là con gái phải nghỉ ở nhà canh chừng. Có hôm thấy bố ngủ dậy muộn, cô bé sợ bố xảy ra chuyện, vội chạy đi gọi hàng xóm giúp đỡ. Ngày nào cũng vậy, bón cháo, xoa bóp cơ tay, cơ chân cho bố đỡ nhức mỏi xong, Loan mới ăn cơm, tắm giặt và ngồi vào bàn học lúc 21h tối.
Video đang HOT
Cô bé tranh thủ xuống bếp nhặt rau chuẩn bị bữa ăn cho bố. Ảnh: Hoàng Phương.
Tháng 3 vừa rồi, khi chở khách từ Hậu Lộc về, anh Huy bị xe máy kẹp ba tông vào dẫn đến mê man bất tỉnh. Sau hơn một tháng điều trị, các bác sĩ kết luận anh bị liệt nửa người do chấn thương sọ não, mất khả năng lao động. Ngày đầu tiên rời khỏi giường, anh Huy ngã dúi dụi, va đầu vào cột nhà, chảy cả máu. Người cha ấy tâm sự, nếu không có hai con, chắc anh đã theo vợ sang thế giới bên kia vì ngẫm cuộc sống quá cơ cực.
Năm 1990, anh Huy và chị Trịnh Thị Thành nên duyên vợ chồng. Hai đứa con lần lượt ra đời. Cuộc sống thiếu trước hụt sau, ba sào ruộng không nuôi đủ bốn miệng ăn, anh Huy kéo chài kiếm thêm con tôm, con tép còn vợ ở nhà tráng bánh đa. Loan chào đời cũng là lúc chị Thành phát hiện mình bị thận, rồi chuyển sang suy thận cấp. Chạy chữa khắp nơi không có kết quả, anh Huy đưa vợ về nhà mua thuốc tự điều trị. Để có tiền chữa bệnh cho vợ, anh vay mượn mua được chiếc Dream Tàu về chạy xe ôm, chở khách đi các huyện kiếm thêm đồng ra đồng vào.
Tiền kiếm được không nhiều, anh tiếp tục vay mượn người thân đưa vợ ra Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Bố mẹ vắng nhà, anh em Loan ra đồng làm cỏ lúa, chăm mấy sào ruộng. Loan còn nuôi đàn gà, chờ khi mẹ đi viện về thì có thịt gà ăn. Tháng 11/2010, mẹ Loan qua đời.
Món nợ vay để chữa bệnh cho mẹ chưa kịp trả, nay lại thêm bố bị liệt nằm một chỗ, gia đình Loan trở nên kiệt quệ. Túng thiếu, vất vả, nhưng Loan vẫn chăm học. Hồi cấp 1, em nhận được giấy khen của trường Tiểu học Yên Thọ. Lên cấp 2, mẹ mất, bố bị bệnh khiến lực học của Loan giảm sút.
Bón cháo, xoa bóp cơ tay, cơ chân cho bố xong, cô bé mới tắm giặt, ăn cơm rồi ngồi vào bàn học lúc 21h tối. Ảnh: Hoàng Phương.
Loan tâm sự, em ước mơ trở thành bác sĩ để có thể giúp được nhiều người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật như bố mẹ em. Nhưng cô bé cũng phân vân: “Sau này nếu em phải đi học xa, không biết ai sẽ chăm sóc bố”.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngân, chủ nhiệm lớp 6B (THCS Yên Thọ) cho biết, Loan ngoan ngoãn, học khá. Biết được hoàn cảnh gia đình, đầu năm học lớp đã góp tiền giúp em mua sách vở và đồ dùng học tập. Trường cũng miễn cho em một số buổi lao động để có thời gian ở nhà chăm sóc bố.
Còn ông Nguyễn Văn Tuấn, xóm trưởng xóm 3 cho hay, gia đình anh Huy là một trong những hộ nghèo lâu năm của xóm. Khi anh Huy bị tai nạn, xóm đã vận động người dân đóng góp, ủng hộ được gần 2 triệu đồng để gia đình lo tiền thuốc men. Ngoài ra xóm cũng đã làm thủ tục gửi lên xã, đề nghị huyện cho anh được hưởng trợ cấp xã hội dành cho người khuyết tật để giúp gia đình bớt gánh nặng kinh tế.
Theo VNE
Ăn chặn tiền của trẻ mồ côi
Một trẻ mồ côi ở Bạc Liêu bị ăn chặn tiền trợ cấp gần năm năm liền nhưng đến nay vẫn chưa xác định được ai "ăn".
Tháng 3/2012, Phòng LĐ-TB&XH huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thăm các gia đình được hưởng trợ cấp xã hội tại xã Vĩnh Hậu, phát hiện cháu Thạch Thị Phà La, 13 tuổi, có tên trong danh sách được hưởng trợ cấp trẻ mồ côi từ năm năm qua nhưng chưa nhận được đồng nào.
Tên có, tiền không!
Sau khi xác minh, cơ quan chức năng kết luận: Cháu La là trẻ mồ côi, được bà ngoại nuôi dưỡng từ nhiều năm qua. Năm 2007, người bà làm hồ sơ cho cháu hưởng trợ cấp theo quy định. Ít chữ, bà nhờ bà Phạm Thị Nương - cán bộ xã, phụ trách thương binh xã hội làm giúp. Năm 2008, thấy nhiều trẻ mồ côi được nhận tiền mà cháu mình không có nên bà đến xã hỏi thăm và bà Nương trả lời là trường hợp của cháu La không được hỗ trợ.
Đầu tháng 9/2008, huyện về xã phát tiền truy lãnh và sổ lãnh tiền hằng tháng cho trẻ mồ côi xã Vĩnh Hậu. Đến phiên cháu La thì chẳng ai nhận nên bà hàng xóm tên Phương đã nhận thay số tiền hơn 900.000 đồng và sổ. Sau đó bà mang tiền và sổ đến nhà cháu La nhưng không có người, bà mang đến nhà bí thư chi bộ ấp gửi. Ông này cho rằng cha mẹ của La bỏ đi chứ không chết nên bảo bà Phương mang tiền và sổ trả lại xã, chờ xét lại. Bốn ngày sau, bà Phương mang tiền và sổ lên xã gửi lại cho bà Nương.
Bé La và bà ngoại nghèo ở Vĩnh Hậu
Tháng 2/2011, bà Nương chuyển vị trí công tác khác, ông Trần Anh Thi lên thay vị trí cán bộ thương binh xã hội cho bà Nương và cháu bé vẫn... tiếp tục không được nhận tiền.
Chối là xong?
Khai với tổ xác minh sự vụ, ông Thi cho biết từ khi ông lên nhậm chức, người nhận tiền hỗ trợ cho cháu La là bà Phạm Thị Nương, nói là ở gần nhà nên nhận giùm. Đến tháng 3/2012, chuyện đổ bể thì không ai đến nhận phần tiền hỗ trợ cho cháu La nữa.
Bà Nương thì bảo rằng không biết, không nhận tiền thay cho cháu La như lời trình bày của ông Thi. Bà cũng phủ nhận luôn việc từng nhận sổ và 900.000 đồng từ bà Phương mấy năm trước. Kiểm tra sổ sách và chứng từ liên quan, Đảng ủy xã Vĩnh Hậu phát hiện cháu La đã bị ăn chặn tiền hỗ trợ suốt gần năm năm, tổng cộng 13,2 triệu đồng.
Vụ việc được chuyển lên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy huyện Hòa Bình. Cuối tháng 10/2012, cơ quan này có kết luận và đưa ra hướng xử lý: Bà Nương phải trả lại số tiền 10 triệu đồng với lý do thiếu trách nhiệm. Bà Phương bị buộc trả lại hơn 900.000 đồng cho cháu La vì không đủ chứng cứ khẳng định bà đã đưa tiền cho bà Nương. Ông Thi bị buộc trả lại số tiền 2.160.000 đồng do không chứng minh được bà Nương đã nhận như giải trình của ông.
Sự việc gây bức xúc cho người dân khi Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Hòa Bình không có động thái làm rõ dấu hiệu tham ô của bà Nương. Đến nay Đảng ủy xã Vĩnh Hậu cho biết cơ quan này đã đề nghị kỷ luật cách chức đảng ủy viên xã Vĩnh Hậu đối với bà Nương. Riêng ông Thi đã bị khiển trách về mặt đảng.
Dù đã kết luận nhưng đến nay số tiền hỗ trợ cho cháu bé bị ăn chặn vẫn chưa ai nộp lại. Theo một cán bộ xã Vĩnh Hậu, bà Phương sẽ khiếu nại việc buộc bà nộp lại 900.000 đồng vì bà đã trả cho bà Nương.
Một cháu bé bị ăn chặn tiền trợ cấp gần năm năm trời nhưng chẳng ai chịu nhận trách nhiệm và Ủy ban Kiểm tra huyện Hòa Bình lại đồng tình với việc không tìm ra thủ phạm. Chúng tôi đặt vấn đề với cơ quan này: Vụ việc rõ ràng có dấu hiệu của tội tham ô tài sản, tại sao không chuyển sang cơ quan điều tra để làm rõ? Tuy nhiên, cơ quan này vẫn chưa trả lời!
Giếm tiền hỗ trợ tôm giống
Bị "hất" ra khỏi danh sách hỗ trợ nông dân có tôm nuôi bị chết, ông Ong Văn Buôl ở xã Hòa Lạc, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) tìm hiểu và phát hiện có nhiều khuất tất trong việc lập danh sách hỗ trợ nên làm đơn tố cáo. Tháng 3/2012, thanh tra thị xã vĩnh Châu thông báo cho ông rằng nội dung tố cáo của ông là hoàn toàn đúng. Theo đó, ông Lưu Minh Quang, cán bộ xã này, tham nhũng 6,3 triệu đồng tiền hỗ trợ tôm giống năm 2011 ông Lý Minh Tấn, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Nhân dân ấp Lền Buối, chiếm đoạt 2,2 triệu đồng (ông Tấn còn không chứng minh đượcđã chi cho ai số tiền hỗ trợ 3,6 triệu đồng)một cán bộ Ban Nhân dân ấp Lền Buối tư túi số tiền 2,8 triệu đồng... Kết quả xử lý: ông Quang bị buộc thôi việc ông Tấn bị kỷ luật cách chức đảng ủy viên...
Theo 24h
Xem trận đấu voi quyết liệt ở xứ Thanh Vừa nghe quản tượng phát lệnh, hai con voi lao như thiêu thân đấu đầu chan chát. Cuộc đấu voi ở xứ Thanh năm nào cũng gay cấn và quyết liệt trước sân đình làng Chiềng, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, Thanh Hóa. "Trò Chiềng, vật Bốc, rối Xi, cơm Đắp kẻ Lở, cơm thi Kẻ Lào"...đó là câu ca tôn vinh...