Có bao nhiêu quả bom hạt nhân dưới các đại dương?
Cùng với các vụ đắm tàu hải quân, số lượng vũ khí hạt nhân và thiết bị hạt nhân bị chìm dưới đáy biển dần dần tăng lên. Những quả bom đáng sợ này không biết sẽ mang lại mối nguy hiểm như thế nào cho nhân loại.
Những quả bom thống kê được
Ngày 26 tháng 4 năm 1952, tàu khu trục hạm “Hobson” của Hoa Kỳ đi trên Đại Tây Dương và va chạm với tàu sân bay “Wassbo” cũng của Hoa Kỳ. Tàu khu trục nhỏ hơn hơn tàu sân bay rất nhiều và vụ va chạm giống như một quả trứng đập vào tảng đá nên tàu khu trục bị vỡ và chìm rất nhanh xuống đáy Đại Tây Dương; trên tàu khu trục này có 175 thủy thủ và nhiều thiết bị hạt nhân.
Một quả bom hạt nhân ở dưới đáy biển.
Ngày mùng 5 tháng 12 năm 1965, một máy bay cường kích A-4E đã bị rơi từ bệ nâng của tàu sân bay chống ngầm “Tilian Troga” xuống biển, trên máy bay có một phi công và một quả bom khinh khí B-43. Chiếc máy bay này đã bị chìm ở độ sâu 4.850m dưới đáy biển Thái Bình Dương và đương lượng của quả bom khinh khí này tương đương với 70 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.
Năm 1967, tàu ngầm hạt nhân K-3 của Liên Xô đã chìm ở Địa Trung Hải, sự việc này mãi đến tháng 4 năm 1993 người ta mới được biết. Tin tức được tiết lộ bởi một sĩ quan ở trên tàu tên là Alexin Leskov, lúc đó ông đã thoát khỏi đám cháy phát sinh ở trên tàu một cách kỳ diệu. Theo ông Alexin Leskov, nếu ngư lôi và tên lửa trên tàu phát nổ thì sự cố rò rỉ phóng xạ của lò phản ứng hạt nhân trên con tàu này sẽ ảnh hưởng ít nhất một nửa châu Âu.
Video đang HOT
Ngày mùng 6 tháng 10 năm 1986, một tàu ngầm K-219 của Liên Xô đã chìm ngoài khơi bờ biển Bermuda thuộc Đại Tây Dương. Chiếc tàu ngầm này mang 16 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa có hai đầu đạn hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân trên tàu có công suất tương đương với một lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.
Ngày mùng 7 tháng 4 năm 1989, tàu ngầm hạt nhân “Komsomolskaya” của Liên Xô trong hành trình trở về căn cứ đã bất ngờ bốc cháy trên biển Na Uy do bị chập điện và bị chìm xuống biển. Con tàu này có hai lò phản ứng hạt nhân, ngày nay nó vẫn nằm dưới đáy biển sâu 1.500m. Một khi vỏ của lò phản ứng hạt nhân bị nước biển ăn mòn thì cả vùng Bắc Âu sẽ bị nhiễm phóng xạ giống như vụ “Chernobyl dưới nước”.
Theo thống kê của tổ chức Hòa Bình Xanh, kể từ những năm 1950, trên thế giới đã có khoảng 1.200 vụ tai nạn tàu biển nghiêm trọng. Hiện nay có ít nhất 10 lò phản ứng hạt nhân, hơn 50 đầu đạn hạt nhân bị chìm ở dưới biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Nghĩa trang hạt nhân
Năm 1946, Hoa Kỳ là nước đầu tiên đã đổ chất thải hạt nhân ở một hòn đảo trong Thái Bình Dương và Anh quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác cũng theo Mỹ.
Do lo sợ các đại dương bị ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho sự sống còn của nhân loại, bắt đầu từ năm 1999, Hoa Kỳ đã xây dựng một nghĩa trang hạt nhân khổng lồ được đào trong lớp muối dưới lòng đất ở khu vực Red Sands, quận Eddie, phía đông nam tiểu bang New Mexico. Căn hầm này rộng 630m và dài hơn 10 dặm Anh, chất thải phóng xạ từ tất cả các cơ sở hạt nhân của Hoa Kỳ được gửi đến nghĩa trang này để chôn cất.
Các chất thải hạt nhân sẽ bị giam cầm ở trong đây ít nhất 10.000 năm. Bởi vì chất thải hạt nhân có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của 300 thế hệ tiếp theo, do đó các chuyên gia cho rằng các dấu hiệu cảnh báo của nghĩa trang hạt nhân cũng nên được giữ lại ít nhất là 10.000 năm.
Nguyễn Đình Thiêm
Theo Công an Nhân dân
Phát hiện hũ tiền vàng được chôn bí mật trong đền nổi tiếng
Hũ tiền chứa 505 đồng vàng tồn tại hàng nghìn năm trước, vừa được phát hiện ở độ sâu hơn 2m trong một ngôi đền nổi tiếng.
Một hũ tiền bằng kim loại chứa 505 đồng vàng với niên đại khoảng 1000 -1200 năm, chôn sâu dưới lòng đất 2m bên trong khuôn viên của khu đền Jambukeswarar, bang Tamil Nadu, phía đông nam của Ấn Độ, vừa được tìm thấy.
Khi đang dọn dẹp bãi đất hoang để làm vườn trong đền, nhóm công nhân đã phát hiện ra kho báu này, và lập tức báo lại với người quản lý đền thờ, nhà chức trách và cảnh sát địa phương.
Hũ tiền vàng hơn nghìn năm tuổi được tìm thấy
Tổng số đồng vàng được tìm thấy nặng 1716 gram, phần lớn là những đồng xu nhỏ, ngoại trừ một đồng lớn. Trên những đồng vàng có khắc chữ Arab.
Theo các chuyên gia, đền Jambukeswarar xây dựng cách đây khoảng 1800 năm thuộc vương triều Chola. Đây là vương triều có mối quan hệ giao thương rộng rãi với các thương gia đến từ Đông Nam Á và cả khu vực Ấn Độ Dương.
Vẻ lộng lẫy của đền thờ thần Hindu - Ranganatha Swamy
Lần theo lịch sử của ngôi đền, giới nghiên cứu cho rằng, nhiều khả năng những đồng vàng này có nguồn gốc từ những thương gia Arab từng ghé qua. Sau đó, giới hoàng tộc hay thương nhân giàu có tặng lại hũ vàng cho đền Jambukeswarar.
Tài liệu ghi chép cho thấy, đền Jambukeswarar vốn lưu giữ nhiều món đồ rất giá trị, nên từng trở thành nơi nhòm ngó từ kẻ trộm. Vào thế kỷ 14, Ulugh Khan từng tới đây cướp bóc.
Có thể người tại đền buộc phải chôn hũ tiền để bảo vệ khỏi những kẻ tấn công. Nhưng sau rồi vì lý do nào đó, họ đã không lấy nó lên được nữa.
Được biết, ngôi đền Jambukeswarar vốn rất nổi tiếng. Đây vốn là đền dành riêng cho Thần Shiva, một trong những vị thần chính trong đền thờ Thần Hindu.
Đền nằm trên đảo Srirangam, còn gọi là "đảo đền ở Ấn Độ" vì tập trung nhiều địa điểm tôn giáo, thu hút rất đông khách hành hương, trong đó bao gồm cả đền Ranganatha Swamy linh thiêng không kém.
Theo Ancient/ News/ Dân Trí
9 hiện tượng bí ẩn đang chờ lời giải Con người làm được những việc không thể ngờ tói như: du hành đến Mặt trăng, khám phá ra những bí mật của kim tự tháp Ai Cập, giải mã thành công bí ẩn thác nước không đáy Devil's Kettle ở Mỹ... Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hiện tượng trong đời sống mà khoa học chưa thể giải thích. Mặc dù các...