Có bao nhiêu nợ xấu được bán sang VAMC năm qua?
VAMC tiếp tục mua thêm nợ xấu, bên cạnh nhiều trường hợp thực hiện tất toán xong trong năm qua.
Trong năm 2019, VAMC xử lý tài sản bảo đảm ước đạt 5.757 tỷ đồng, bán nợ đạt 6.332 tỷ đồng, đôn đốc thu hồi nợ ước đạt 20.391 tỷ đồng.
Thông tin từ Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, trong năm 2019 đầu mối này đã triển khai mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của 381 khoản nợ, đạt 20.544 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua nợ là 19.846 tỷ đồng, đạt kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao.
Cùng đó, VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường của 37 khoản nợ đạt 2.247 tỷ đồng, giúp xử lý hơn 2.131 tỷ đồng dư nợ gốc cho các tổ chức tín dụng, đạt 112% chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và điều chỉnh.
Cũng trong năm 2019, VAMC xử lý tài sản bảo đảm ước đạt 5.757 tỷ đồng, bán nợ đạt 6.332 tỷ đồng, đôn đốc thu hồi nợ ước đạt 20.391 tỷ đồng. Từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 đạt 90.556 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ 2013 đến nay.
Video đang HOT
VAMC đã phối hợp với tổ chức tín dụng triển khai các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, như thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm của 03 khoản nợ xấu với giá trị tài sản bảo đảm thu giữ đạt 4.303 tỷ đồng.
Lũy kế từ khi thành lập đến ngày 31/12/2019, VAMC đã phối hợp cùng các tổ chức tín dụng thu nợ 151.860 tỷ đồng, đến cuối 31/12/2019, trong tổng số 40 tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC, thì đã có 12 tổ chức tín dụng thực hiện quyết toán nợ cho VAMC. Riêng trong năm 2019 có 7 tổ chức tín dụng lớn đã hoàn thành nợ cho VAMC.
Đáng chú ý, sau nhiều năm chỉ với 2.000 tỷ đồng ban đầu, trong năm 2019 VAMC đã được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ tăng vốn điều lệ lên 5 nghìn tỷ đồng.
THANH BÌNH
Theo Bizlive.vn
Lộ diện câu lạc bộ ngân hàng lãi trên 10.000 tỷ
Trong khi năm 2018 mới chỉ có 2 ngân hàng lãi trên 10.000 tỷ đồng thì năm 2019 ghi tên 7 nhà băng.
Chưa ngân hàng nào công bố báo cáo tài chính năm 2019, nhưng đến thời điểm hiện tại, danh sách những ngân hàng lợi nhuận top đầu đã hiện ra khá rõ ràng. Trong đó, "câu lạc bộ" lãi trên 10.000 nghìn tỷ năm nay sẽ có khoảng 7 nhà băng, tăng 5 so với năm 2018.
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có lãi nhiều nhất, đạt hơn 23.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng Việt đầu tiên cán mốc lợi nhuận 1 tỷ đô la. Con số chính thức về lợi nhuận và các chỉ tiêu khác cũng sẽ được ngân hàng công bố trong vài ngày tới.
Trong khi đó, Agribank cũng vừa tổ chức lễ tổng kết năm 2019 trong sáng nay (9/1). Ông Tiết Văn Thành - thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc ngân hàng cho biết ngân hàng hoàn thành vượt mức kế hoạch về chỉ tiêu lợi nhuận (11.000 tỷ đồng). Trước đó, 11 tháng đầu năm, Agribank cũng đã báo lãi lên tới 11.700 tỷ.
Cuối năm 2019, tổng dư nợ và đầu tư của Agribank đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng. Thu dịch vụ đạt gần 6.700 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu 1,4%. Thu nợ sau xử lý đạt trên 12.000 tỷ đồng, hoàn thành việc mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Thêm một ngân hàng vượt mốc lợi nhuận 11.000 tỷ khác là VietinBank. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng đạt gần 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2019 và vượt 26% so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo ngân hàng, kết quả trên có được nhờ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay, đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi. Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động (CIR) của ngân hàng cũng được kiểm soát thấp với 37%.
Tại BIDV, ngân hàng cũng đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay là 10.768 tỷ đồng. Đến cuối năm 2019, ngân hàng duy trì vị thế là ngân hàng cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam khi tổng tài sản đạt 1,45 triệu tỷ, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt xấp xỉ 1,3 triệu tỷ.
Như vậy, năm 2019 là năm đầu tiên đánh dấu cả 4 ngân hàng quốc doanh lớn đều có lợi nhuận đạt trên vạn tỷ. Trong đó, Agribank, VietinBank đều có mức tăng trưởng rất cao so với năm 2018, tăng trên 60%.
Bên cạnh 4 ngân hàng trên, Techcombank cũng được dự đoán chắc chắn sẽ có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng. Năm 2019, ngân hàng đặt mục tiêu lãi trên 11.750 tỷ, và trong một lần chia sẻ cách đây 2 tháng đã tự tin rằng đủ khả năng đạt, thậm chí vượt kế hoạch. Trước đó, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Techcombank cũng chỉ đứng sau Vietcombank và Agribank, đạt hơn 8.860 tỷ đồng. Năm 2018, Techcombank cũng trở thành ngân hàng thứ 2 sau Vietcombank có lợi nhuận vượt 10.000 tỷ.
Bên cạnh đó, 2 ngân hàng khác là MBBank và VPBank cũng vượt mức lãi vạn tỷ trong năm nay. Mới đây, MBBank cho biết lợi nhuận của ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng trong năm 2019, tăng khoảng 30% so với năm 2018 và vượt 5% kế hoạch cả năm được ĐHCĐ thông qua.
Với VPBank, 11 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế ở mức 9.400 tỷ, đạt gần 99% kế hoạch năm và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ban lãnh đạo VPBank tự tin năm 2019 sẽ vượt khoảng 10% so với mục tiêu lợi nhuận đã được ĐHĐCĐ đề ra (9.500 tỷ đồng), tức đạt khoảng 10.450 tỷ.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Quy định mới về quản lý ngoại hối trong mua, bán nợ của VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tổ chức tín dụng bán nợ, bên mua nợ từ VAMC, khách hàng vay và các bên liên quan khác có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện mua, bán...