“Có bằng chứng điều chỉnh quy hoạch… tăng chiều cao công trình!”
Ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng ban Pháp Chế HĐND TP Hà Nội cho biết, có rất nhiều bằng chứng chủ đầu tư không liên quan gì đến quy hoạch phân khu trong nội đô mà vẫn xin điều chỉnh dự án từ 1-5 lần. Mỗi lần điều chỉnh đều theo hướng tăng mật độ, chiều cao và diện tích sử dụng.
Ngày 13/8, tại phiên giải trình HĐND TP Hà Nội về các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội khẳng định, một trong những nguyên nhân là chủ đầu tư lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
“Ở đây chúng tôi có rất nhiều bằng chứng chủ đầu tư chẳng liên quan gì đến điều chỉnh phân khu ngay trong nội thành nhưng vẫn xin điều chỉnh dự án từ 1-3 lần, thậm chí 5 lần. Mỗi một lần xin điều chỉnh đều theo hướng tăng mật độ, chiều cao, diện tích sử dụng”, ông Nam nói.
Theo ông Nam mỗi lần điều chỉnh dự án, chủ đầu tư lại được kéo dài thêm thời gian so với tiến độ từ 2-3 năm. “Có những dự án nằm ngay trung tâm quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng được ít nhất từ 3-4 lần điều chỉnh. Nhưng sau mỗi lần điều chỉnh như vậy dự án vẫn cứ nằm im, chưa sử dụng”, ông Nam bức xúc.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội
Từ vấn đề trên, ông Nam đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội tham mưu cho thành phố biện pháp xử lý đối với nhà đầu tư cố tình vi phạm nhằm mục đích kéo dài thời gian đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Trả lời câu hỏi trên, ông Lê Vinh – Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho hay, đứng ở góc độ quản lý nhà nước thì không có cơ sở để kết luận chủ đầu tư lợi dụng việc điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian thực hiện dự án. Để làm rõ vấn đề này, theo ông Vinh phải tổ chức thanh tra mới rõ.
Còn ở góc độ quy hoạch, ông Vinh cho biết, khi có điều kiện để xem xét điều chỉnh quy hoạch, theo luật chủ đầu tư hoàn toàn có cơ sở xin điều chỉnh cho phù hợp.
Trước băn khoăn của đại biểu Nam về việc có những dự án ở Tràng Thi và Lò Đúc xin điều chỉnh từ 2-3 lần để tăng chiều cao, mật độ, ông Vinh cho biết, thực tế dự án được duyệt từ 5-6 năm trước.
“Với quy hoạch mới và các quy chế về quản lý kiến trúc cao tầng trong nội đô được chính thức phê duyệt thì chủ đầu tư cũng đề xuất xin điều chỉnh”, ông Vinh nêu lý do.
Video đang HOT
Giám đốc Sở QHKT Hà Nội khẳng định những dự án trong nội thành xin điều chỉnh vượt khung vẫn chưa được chấp thuận
Thực tế, theo ông Vinh đến thời điểm này tất các dự án chủ đầu tư đề nghị vượt khung đều được Sở Quy hoạch và Kiến trúc báo cáo UBND TP. Sau đó, UBND TP cũng có báo cáo vấn đề lên Bộ Xây dựng và Thủ tướng.
“Đến giờ phút này, những dự án đề nghị ấy vẫn chưa được cấp trên chấp thuận”, ông Vinh khẳng định.
Ngoài ra, theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội với một số dự án ở Tràng Thi, chủ đầu tư đề nghị chuyển từ xây dựng văn phòng cao cấp sang khách sạn.
“TP đang thiếu khách sạn. Ở những vị trí đắc địa này làm khách cũng là tốt. Tuy nhiên, vẫn phải báo cáo Thủ tướng vấn đề này”, ông Vinh nói thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói gì về các dự án vi phạm, sắp thu hồi?
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Để có danh sách này, TP đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi chủ đầu tư thực sự không thể tiếp tục triển khai.
Năng lực nhà đầu tư và sự quản lý của chính quyền yếu kém
Phát biểu tại phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn TP, do HĐND TP Hà Nội tổ chức sáng 13.8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP là vấn đề nóng, gây bức xúc trong dư luận được nhiều cử tri, nhân dân và các cấp lãnh đạo quan tâm.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu tại phiên giải trình ngày 13.8
Nêu rõ trách nhiệm của UBND TP trong việc thẩm định năng lực của các Nhà đầu tư, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch Đầu tư là hai đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định năng lực của nhà đầu tư. Theo đó, đối với các dự án, chủ đầu tư (CĐT) phải đảm bảo các năng lực 20% vốn chủ sở hữu, đối với dự án nhà ở là 15% thì TP mới đồng thuận.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ rõ nguyên nhân đầu tiên khiến cho các dự án sử dụng đất chậm được triển khai là do năng lực của nhà đầu tư còn yếu. Các dự án gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc do cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án khiến nhiều nhà đầu tư hụt hơi về tài chính.Tuy nhiên, khi triển khai dự án, nhà đầu tư huy động nguồn lực rất lớn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thực hiện dự án, trong đó có CĐT một lúc thực hiện nhiều dự án, do đó gặp một số khó khăn, hụt hơi về tài chính, dẫn đến nguyên nhân bị chậm.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP chỉ ra các nguyên nhân chủ quan khác dẫn đến thực trạng chậm triển khai nhiều công trình, dự án. Đó là do khâu GPMB còn gặp nhiều khó khăn; do việc điều chỉnh quy hoạch sau khi điều chỉnh địa giới hành chính TP (năm 2008); do chính sách đất đai có những thay đổi. Đặc biệt, là do sự yếu kém trong quản lý, sự phối hợp, liên thông không chặt chẽ giữa các sở, ngành, quận, huyện - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh.
Trả lời một số ý kiến cụ thể của các đại biểu, đề cập đến một số dự án cụ thể, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã đưa ra những giải đáp bước đầu. Cụ thể, về khu Công viên Kim Quy, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: Công viên Kim Quy được Thành ủy, UBND TP chỉ đạo sát sao nhà đầu tư, đã ứng trên 1.000 tỷ cho UBND huyện Đông Anh. Đến nay cơ bản đã hoàn thành GPMB, chuẩn bị thi công giai đoạn 1 vùng lõi Công viên.
Tuy nhiên ông Chung cho rằng, với tiến độ như cam kết ban đầu thì dự án này sẽ bị chậm. Do đó, TP đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư đôn đốc, huy động mọi nguồn lực để bảo đảm hoàn thành công trình này trước tháng 10.2019.
Về dự án tại một số quận nội thành Hà Nội như dự án 94 Lò Đúc, dự án 22-24 Hàng Bài... Chủ tịch UBND TP cho biết đã đôn đốc nhà đầu tư, khẩn trương hoàn thiện thiết kế chi tiết, và triển khai thi công trong thời gian sớm nhất.
Sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, ngay sau Phiên họp giải trình này, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Để có danh sách này, TP đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi chủ đầu tư thực sự không thể tiếp tục triển khai. Quan điểm của TP là sẽ tiếp tục rà soát, thu hồi đất tại các dự án mà chủ đầu tư không còn năng lực thực hiện.
Như với 22 dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP cho xây dựng các khu văn phòng, nhà ở. Chúng tôi đã mời đến 8 lần đề đối thoại để xem còn vốn không để xây dựng. Nếu đến 30.8, các nhà đầu tư trả lời là không còn đủ vốn nữa thì sẽ kiên quyết thu hồi - ông Chung cho hay.
Hà Nội sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Ảnh: T.An
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin: thời gian tới sẽ tiếp tục mời các CĐT lên đối thoại làm rõ, tháo gỡ những vướng mắc, từ đó cố gắng, phối hợp cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ những vướng mắc, TP sẽ xây dựng kế hoạch, phân công, đôn đốc các sở, ngành, Thanh tra TP để kiểm tra, thanh tra, thu hồi những dự án không đủ điều kiện.
Đặc biệt, hiện TP.Hà Nội đang khẩn trương hoàn thành phần mềm quản lý các dự án để quản lý chặt chẽ hơn, nắm được diễn biến phát triển của dự án cũng như hoạt động của nhà đầu tư sau khi được cấp phép. Bởi thực tế, hiện nay khâu hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư còn hạn chế.
UBND TP cũng sẽ chỉ đạo các Sở TNMT, Sở QHKT, sở KHĐT hoàn thiện quy chế liên quan đến thẩm định, quản lý hồ sơ của các nhà đầu tư, tạo điều kiện để nhà đầu tư sớm có thông tin triển khai dự án, không để dây dưa, kéo dài.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: theo số liệu tổng hợp từ ngày 1.8.2008 đến ngày 10.8.2018, trên địa bàn TP các cấp đã phê duyệt 1.023 dự án, với tổng số vốn 846.244 tỷ đồng ngoài ngân sách, được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật 827 dự án với số vốn 688.237 tỷ đồng... và chưa có thủ tục giao đất, cho thuê đất là 529 dự án với số vốn đăng ký là 589.958 tỷ đồng.
Đến nay đã hoàn thành 46 dự án với 14.966 tỷ đồng, đang triển khai 977 dự án với 831.258 tỷ đồng. Chậm tiến độ đăng kí đầu tư là 480 dự án, trong đó 279 dự án đã điều chỉnh với số vốn là 285.191 tỷ đồng, 91 dự án với số vốn 34.245 tỷ đồng chưa có thủ tục về đất đai...
Ông Chung cho rằng, đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng đóng góp đến 80% vốn phát triển của Hà Nội. Năm 2009 TP thu được 10.092 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hơn 662.875 tỷ tiền thuê đất, đến năm 2017, TP thu hơn 33.708 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hơn 4.847 tỷ đồng tiền thuê đất.
Theo đó, các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất đã góp phần phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nhà ở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp ngân sách hằng năm cao, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của TP. Những năm gần đây, việc kiểm soát sử dụng đất trên lĩnh vực này đã được TP triển khai chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Theo Danviet
Những dự án BĐS nào bị "bêu" tên tại phiên giải trình của Hà Nội? Hàng loạt chủ đầu tư được đánh giá là có năng lực trên địa bàn TP.Hà Nội đã được các đại biểu bêu tên vì sử dụng đất, triển khai dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai. Sáng 13.8, Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân...