Cô bán bánh mì “nhiệt huyết” bị tố chèo kéo, đòi quà khách lên tiếng
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xôn xao cảnh trò chuyện giữa một cô bánh mì ở Đà Lạt và người khách Nhật.
Cả 2 tỏ ra khá thân thiết khi giao lưu với nhau thoải mái, tuy nhiên một số người xem lại cho rằng cô bán bánh mì gần như đang chèo kéo vị khách và lấy giá cao hơn bình thường. Sau nhiều ồn ào, mới đây, cô chủ quán đã lên tiếng giải thích.
Cô bán bánh mì “nhiệt tình” nhất Đà Lạt. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Theo đó, sự việc nổi lên khi anh khách Nhật cho biết đây là ngày thứ 3 anh gặp lại cô bán bánh mì “nhiệt huyết” và thông báo với cô rằng anh sắp rời khỏi Đà Lạt. Nghe vậy cô tỏ ra khá buồn vì “mất mối quen”, sau đó cô hỏi anh chàng có quà gì tặng mình để làm kỷ niệm không. Khi anh chàng nói không có, cô liền gợi ý anh mua thêm bánh mì đường với lý do “về Nhật Bản không có đâu”.
Xe bánh mì của cô khá đơn giản. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Trong lúc anh ngồi thưởng thức bánh mì, cô liên tục hỏi ngon không, bảo anh mua thêm ổ nữa: “Đáng nhẽ ổ này 40 ngàn đồng, mà cô lấy rẻ 30 ngàn thôi”, người phụ nữ nói.
Đến lúc tính tiền, anh khách đưa 50 ngàn đồng. Lúc này vị chủ quán nhanh nhẹn lấy thêm 2 gói bánh mì đường dúi vào tay khách. Dù anh khách đã nói hôm qua mua rồi nhưng cô vẫn bỏ vào bịch: “Kệ, lấy đại đi”. Thậm chí anh khách đã nhấn mạnh lại lần nữa rằng mình không muốn lấy, cô vẫn bỏ ngoài tai.
Chủ quán và khách giao lưu khá vui vẻ. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Cô không ngại hỏi anh có quà tặng cô không. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Đáng nói lúc này, có một vị khách khác xuất hiện mua ổ bánh mì chỉ mất 15 ngàn đồng khiến anh khách không khỏi thắc mắc. Đáp lại, cô vội vàng giải thích rằng vì họ ăn ít, nhưng anh khách ngoại quốc tiếp tục hỏi thêm: “Hôm qua, hôm kia còn mua 20 ngàn đồng mà”. Tuy nhiên, cô bán hàng vẫn giữ nguyên quan điểm rằng vì bánh mì anh ăn nhiều thịt hơn nên giá cao hơn.
Với vị khách khác, cô lấy giá 15 ngàn đồng/ổ bánh mì. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Video đang HOT
Dù khách không muốn lấy thêm bánh mì đường nhưng cô vẫn dúi vào tay. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Sau khi câu chuyện trở nên rầm rộ, rất nhiều ý kiến cho rằng cách cư xử của cô với vị khách Nhật không lịch sự, nhất là việc cô chèo kéo khách mua thêm cũng như liên tục “đòi quà” thực sự phản cảm.
Nhiều người cho rằng cô có ý chèo kéo khách. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Và mới đây, cô bán bánh mì đã chính thức có lời giải thích. Cô giãi bày: ” Những ngày qua trên mạng đồn tôi bán bánh mì mắc nhưng mà khi bán cho người khách Nhật tôi đã giải thích rồi. 1 ổ bánh mì 20 ngàn đồng, thêm 3 viên xíu mại là 30 ngàn đồng, thêm 2 bánh mì đường nữa là thành 50 ngàn đồng. Tui già cả rồi tui không có gạt ai hết mà sao đăng lên mạng xã hội mấy chục ngàn người nói tui như vậy. Tui lừa đảo thì lừa vài tỷ chứ lừa đảo gì 50 ngàn đồng. Tui bán 15 năm chưa ai chê mắc hết. Mà người Nhật đến mua nói tiếng Việt rất rành, không phải tui lấy đắt gì đâu mà.
Cô khẳng định mình bán đúng giá. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Tui già khổ rồi mới ra đây bán từng ổ bánh mì, hôm đó bán tui đã giải thích giá rất kỹ rồi, thấy vui vẻ tui mới xin chai dầu, 1 chai dầu mấy chục ngàn có đáng gì đâu. Tui vẫn bán bình thường mà, từ hôm đồn tôi đến giờ tui còn bán đắt khách hơn nữa. Trước tôi bán 1 ngày 50 ổ thôi, bữa nay bán 100 ổ luôn, mới 9h sáng thôi mà tôi còn có 5 ổ thôi, sắp sửa đi lấy thêm nè. Các bạn đồn vậy ảnh hưởng đến thanh danh của tôi”, cô bày tỏ.
Cô cho biết mình đã bán bánh mì nhiều năm. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Cô cho biết những ngày này mình vẫn bán hàng bình thường, còn đắt khách hơn. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok V.N.K.)
Hiện dư luận đang chia thành nhiều luồng ý kiến. Người thì cho rằng cô bán bánh mì quá nhiệt tình, thể hiện cảm xúc tự nhiên nên mới bị hiểu lầm, số khác lại phản đối phong cách bán hàng này. Còn bạn, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Câu chuyện vợ chồng già xúc động về xe bánh mì "thay áo mới" ở Hội An
Cách đây không lâu, câu chuyện về anh Tây nhiệt tình sơn sửa xe bánh mì giúp một người phụ nữ ở Hội An đã được lan truyền rộng rãi với năng lượng tích cực.
Được biết, chủ nhân của xe bánh mì đó là cô Đoàn Thị Kim Thu (66 tuổi).
Hình ảnh anh Tây miệt mài ngồi vẽ lên xe bánh mì (ảnh trái) và chiếc xe với chiếc "áo mới" hiện tại (ảnh phải).
Hơn 1 tuần qua, kể từ khi xe bánh mì có "chiếc áo" mới, cô Thu vô cùng phấn khởi vì lượng khách đông đúc, tập nập hơn hẳn. Câu chuyện phía sau tiệm nhỏ cũng khiến nhiều người xúc động.
Chàng trai ngoại quốc tỉ mỉ vẽ từng nét một.
Trí Thức Trẻ viết, những ngày này, ai ghé tiệm cô Thu cũng tấm tắc khen chiếc tủ mới sặc sỡ. Trước những lời hỏi han, cô Thu luôn tỏ ra niềm nở, đồng thời chỉ vào một góc trên mái che có ghi tên của người tạo ra "tác phẩm" này - anh Adam Palmeter để giới thiệu.
Chiếc xe bánh mì đã gắn bó với cô gần 40 năm nay.
Được biết, chiếc xe bánh mì của cô Thu đã tồn tại 37 năm, phục vụ biết bao thế hệ khách hàng từ già đến trẻ. Hơn nữa nó còn là nguồn thu nhập chính giúp cô Thu chăm sóc chồng tai biến hơn 10 năm qua. Bà chủ tiệm bánh mì kể, năm 2011, chồng cô bất ngờ bị tai biến. Từ đó, ông chỉ có thể nằm một chỗ. Tất cả tiền ăn uống, thuốc men đều phụ thuộc vào việc buôn bán.
Lúc nào cô cũng niềm nở với khách hàng.
Chính vì vậy mà mấy chục năm qua cô luôn dọn hàng rất đều đặn. Cứ 5h sáng đến 22h khuya mới nghỉ. Trung bình mỗi ngày cô bán được 150 ổ, dao động từ 10 ngàn đến 14 ngàn/ổ. Theo lời cô, món đắt hàng nhất và cũng là đặc trưng của quán là bánh mì bánh chưng. Khách đều nhận xét, loại bánh này ăn no mà không ngán.
Bánh mì nhân bánh chưng, sự kết hợp rất độc đáo mà ngon miệng.
Trước đây, cô Thu có con trai phụ bán hàng, nhưng hiện tại anh đã đi làm, có gia đình riêng nên chỉ còn mình cô với tủ bánh.
"Một mình cô bán, nhưng thời gian dài lắm vì cô làm một mình, không có người phụ nên hơi lâu. Từ ngày mở tới giờ cũng không tuyển nhân viên, chỉ có xe đẩy để cố định ở trước cửa hàng nhà họ. Cô cũng không thuê mặt bằng, chừng đó thì thuê người tốn kém lắm!", Trí Thức Trẻ dẫn lời cô Thu.
Từ ngày tủ bánh được trang trí sặc sỡ, tiệm cô cũng đón nhiều khách hơn.
Nói về chiếc tủ bánh vừa được "thay áo", cô Thu cho hay nó đã dùng được 4 năm. Trong gần 4 thập kỷ qua, cô chỉ đổi tủ đúng 3 lần, lần nào cũng đơn sơ. Vì vậy, lần có anh Tây giúp đỡ này được coi là ấn tượng nhất.
Suốt bao năm bán bánh, niềm vui của cô Thu chính là có rất nhiều khách quen, thân thiết chẳng khác người nhà. Thậm chí, có người ăn bánh mì của cô từ khi còn đi học. Sau này đi làm xa nhà, lúc về thăm quê vẫn ghé quán chào hỏi cô.
Những chiếc bánh mì gắn liền với biết bao thế hệ.
Bánh mì là món ăn đường phố mang đậm nét đặc trưng của địa phương. Nếu như ở Hội An có xe bánh mì gần 40 năm của cô Thu thì tại Sài Gòn cũng có một tiệm tương tự, tồn tại qua 7 thập kỷ, nuôi sống 3 đời gia đình.
Vietnamnet đăng tải, chiếc xe bánh mì ấy là của chị Hồng, nằm trên đường Nguyễn Tri Phương. Nếu như nhiều tiệm khác ngại bán bánh mì ba rọi thì tiệm của chị Hồng lại chuyên về loại nhân này.
70 năm qua hương vị thịt ba rọi của tiệm chị Hồng chẳng hề thay đổi.
Theo lời kể của chị Hồng, chị được tiếp quản xe bánh từ ba chồng. Công thức ướp thịt, cách cuộn tròn rồi luộc cũng là do được ông dạy. Vì cách làm ngon, miếng thịt thái ra trắng tinh, lớp mỡ mềm tan mà nhiều khách còn ghé mua về ăn cùng cơm.
Với tuổi đời 70 năm, xe bánh mì là tuy đơn giản nhưng lại là "cần câu cơm" của 3 thế hệ gia đình chị Hồng.
Những miếng thịt thơm mềm khiến nhiều người say đắm.
Có thể thấy, chỉ cần chúng ta đặt tất cả tâm huyết thì món ăn nào cũng trở nên tuyệt vời. Cả 2 xe bánh mì trên không chỉ là kế sinh nhai của các gia đình mà chắc chắn nó còn là giá trị tinh thần vô cùng quý giá, chẳng gì có thể thay thế.
Bị dượng bỏ ở ga tàu, đứa trẻ lưu lạc 22 năm mới trở về và chuyện trùng hợp khó tin Từ ngày thất lạc, chị Hương luôn nhớ về mẹ và em gái. Nhiều đêm, chị mất ngủ, không biết những người thân yêu của mình hiện đang sống thế nào. Đứa trẻ 5 tuổi bị bỏ trên tàu với mẩu bánh mì Tuổi thơ của chị Đồng Thị Hương (SN 1984) đã từng có những tháng ngày được sống vui vẻ trong...