“Cô Ba Sài Gòn” thiếu chất Sài Gòn
“ Sài Gòn của tôi đâu rồi”? Là câu hỏi đắt giá mà nhân vật Như Ý đã thốt lên khi cô đột nhiên bị chuyển từ bối cảnh 1960 sang bối cảnh 2017 của bộ phim được mong đợi nhất những tháng cuối năm “ Cô Ba Sài Gòn”.
Nhưng tất nhiên bộ phim không trả lời câu hỏi trên, mà nó chỉ ám chỉ đến những giá trị cũ đã mất trong thế giới hiện đại, mà ở đây là chiếc áo dài truyền thống.
“Sài Gòn của tôi đâu rồi”? Là câu hỏi đắt giá mà nhân vật Như Ý đã thốt lên khi cô đột nhiên bị chuyển từ bối cảnh 960 sang bối cảnh 2017 của bộ phim được mong đợi nhất những tháng cuối năm Cô Ba Sài Gòn.
Vai Như Ý do nữ diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc thể hiện, là con gái của nhà may áo dài Thanh Nữ nổi tiếng nhất Nam kỳ Lục tỉnh. Nhưng thay vì nối tiếp truyền thống của gia đình, kế tục bà Thanh Mai ( Ngô Thanh Vân), nhưng là cô gái cá tính, Như Ý đã thoát ra khỏi sự nền nếp và thích thú với thời trang phương Tây. Cô cho rằng áo dài đã lỗi thời và quá đơn điệu so với những gì mà thời trang Ý, Pháp đang làm được. Thêm vào đó, “đệ nhất thanh lịch” Sài thành Như Ý còn kênh kiệu, kiêu ngạo, không nghe lời mẹ, hoàn toàn trái ngược với cô con gái nuôi Thanh Loan (Oanh Kiều) ngoan hiền và chịu học nghề của dòng họ.
Như Ý cãi mẹ, cô muốn chọn con đường riêng cho mình. Xung đột được đẩy cao đã khiến trong một lần đụng vào viên ngọc bí truyền của dòng họ, Như Ý bị đưa về thời tương lai vào năm 2017, nơi Như Ý lúc này là người phụ nữ đứng tuổi thất bại, nghiện rượu và tán gia bại sản. Trong khi Thanh Loan kế thừa nghề may áo dài, và trở nên nổi tiếng cùng cô con gái Helen đang là nhà thiết kế thời trang hàng đầu Sài Gòn. Lúc này, Như Ý phải làm sao để trở về quá khứ, và làm sao để cô có thể yêu thêm tấm áo dài mà dòng họ cả đời bỏ tâm huyết vào đó.
Ngay từ khi ra mắt tấm poster đầu tiên, khán giả đã ngỡ ngàng về một phong cách phim độc đáo, thử thách về việc mang trở lại màn ảnh một Sài Gòn xưa đầy hoài niệm. Tuy nhiên, không được như hứa hẹn, bộ phim chỉ chứa “một phần ba về thời xưa”. Có lẽ vì không thể đủ kinh phí cho việc xây dựng lại hoàn toàn một Sài Gòn đã rất khác bây giờ, bộ phim dựa vào vài thước phim tài liệu, và hoàn toàn là nội cảnh để thể hiện phần câu chuyện về giá trị cũ. Điều đó dường như làm vơi bớt nhiều ý nghĩa về sự cố gắng phục hiện những gì đã mất.
Video đang HOT
Phần còn lại của phim nói về thời 2017, hiện đại, xô bồ. Có thể thấy, bộ phim so với Tấm Cám: chuyện chưa kể năm ngoái đã tiến bộ rất nhiều ở một kịch bản tương đối chỉn chu, dàn cảnh có đầu tư, và câu chuyện có cảm xúc. Như Ý phải học cách bỏ đi tính kiêu ngạo của mình để tiếp cận hơn với những giá trị truyền thống mà cô đã chối bỏ. Chính vì vậy, cốt lõi mà bộ phim muốn mang đến là sự trưởng thành của nhân vật chính trong cách nhìn nhận về cuộc sống.
Diễn xuất của Ninh Dương Lan Ngọc là điều đặc biệt của bộ phim. Cô gái sinh năm 1990 có một vốn liếng kha khá các vai diễn trong nhiều thể loại phim khác nhau, từ Cánh đồng bất tận cho đến Trúng số. Sự sắc sảo của Ngọc đã được thể hiện xuất sắc trong Cô Ba Sài Gòn. Lối diễn xuất tự nhiên, không gượng ép, và đặc biệt là khả năng biểu hiện nội tâm phong phú từ một cô gái chảnh choẹ cho đến một cô gái biết suy nghĩ thấu đáo sau nhiều va vấp, giúp cho vai diễn tạo được nhiều thiện cảm đối với khán giả, dễ dàng lấy cảm xúc của người xem.
Tuy nhiên, bộ phim còn nhiều thiếu sót đáng kể. Có những trường đoạn được xử lý không đủ khôn khéo và sáng tạo, mà thay vì đó là “nhái lại” một đoạn trong bộ phim nổi tiếng về thời trang The Devil Wears Prada, hay một trường đoạn khác, khá dài được cắt dựng giống một bộ phim quảng cáo trên truyền hình, khiến cảm xúc rơi rụng đi nhiều.
Nhưng dù sao, với đề tài về chiếc áo dài, giá trị truyền thống và Sài Gòn xưa, Ngô Thanh Vân trong vai trò sản xuất và hai đạo diễn Bửu Lộc và Kay Nguyễn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi khơi gợi được tình cảm của khán giả đối với chiếc áo dài, và mang lại những cảm xúc rất tích cực về việc con người đã trưởng thành như thế nào qua những va vấp trong cuộc đời, để hiểu chuyện hơn, để biết suy nghĩ hơn.
Theo Nguyễn Thế Tuấn (Thế Giới Tiếp Thị)
Ngô Thanh Vân, Lan Ngọc diện áo dài ra mắt phim ở Hàn Quốc
Phim "Cô Ba Sài Gòn" có buổi công chiếu thế giới (world premiere) ở Liên hoan phim Busan.
Ngô Thanh Vân (phải) cùng dàn người đẹp diện áo dài chấm bi đến buổi công chiếu phim "Cô Ba Sài Gòn" ở Hàn Quốc.
Phim của Ngô Thanh Vân có tên tiếng Anh là "The Tailor", tranh giải ở hạng mục "A Window on Asia Cinema" (Cửa sổ điện ảnh châu Á) dành cho những tác phẩm đại diện xu thế điện ảnh ở khu vực. Năm nay, Liên hoan phim Busan sẽ trình chiếu 298 bộ phim đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngô Thanh Vân là nhà sản xuất và diễn viên chính của "Cô Ba Sài Gòn". Đây là lần thứ hai cô mang tác phẩm dự Liên hoan phim Busan sau "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" năm ngoái.
Ninh Dương Lan Ngọc - diễn viên chính của phim - vừa được trao danh hiệu Gương mặt châu Á (Face of Asia) ở giải thưởng Asia Star Awards do tạp chí Marie Claire tổ chức, thuộc khuôn khổ Liên hoan phim Busan.
Diễm My 9x.
Diễn viên Oanh Kiều.
Các diễn viên cùng đạo diễn Trần Bửu Lộc (trái) và Kay Nguyễn (phải) giao lưu với khán giả.
Theo nhà sản xuất, có khoảng 1.000 khán giả đến xem phim, chia làm hai phòng chiếu. "Cô Ba Sài Gòn" quy tụ các diễn viên Ngô Thanh Vân, Lan Ngọc, Diễm My 9x, Diễm My, Hải Triều, Oanh Kiều, NSND Hồng Vân, Trác Thúy Miêu, Kim Thư. Phim lấy bối cảnh Sài Gòn thập niên 1960, xoay quanh gia đình một nữ thợ may nhiều đời gắn bó với chiếc áo dài. Tác phẩm sẽ công chiếu ở Việt Nam ngày 10/11.
Ngô Thanh Vân tát Lan Ngọc trong phim mới
Theo VNE
Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu Những thiết kế áo dài của Cô Ba Sài Gòn đang "làm mưa làm gió" khắp các rạp chiếu phim vì lý do này! Poster phim ấn tượng với những chiếc áo dài Áo dài ai mặc cũng đẹp! Lâu lắm rồi khán giả Việt mới được thưởng thức một bộ phim về thời trang ân tượng đến vậy, Cô Ba Sài Gòn...