Có ai đã từng yêu và thất vọng như tôi không?
Tôi nhìn dáo dác. Căn phòng chừng 20m2. Đồ đạc lèo tèo vài thứ. Tôi muốn tìm cái nồi để đun nước nấu bát mì cũng không có. Chén đĩa thì cáu bẩn, ố vàng. Nói chung là những gì đang hiện ra trước mắt hoàn toàn chưa bao giờ hiện diện trong trí tưởng tượng của tôi.
Trí nói rằng anh “thuê một căn hộ” và chỉ ở một mình. Nhà có đầy đủ tiện nghi từ máy lạnh, bếp âm, máy giặt, máy rửa chén… với giá thuê mỗi tháng là 9 triệu đồng. “Em biết rồi đấy, ở Sài Gòn mà thuê nhà với giá ấy thì là trung bình thôi. Đám cưới xong anh sẽ chuyển sang nơi khác cho em ở thoải mái hơn”- Trí nói với tôi như thế qua điện thoại. Tôi nghe anh mô tả mà chắc mẻm rằng, lương của anh chí ít mỗi tháng cũng phải 30 triệu đồng. Và như vậy, tôi chẳng phải lo lắng gì về kinh tế. Lấy anh, tôi chỉ việc ở nhà nấu cơm và sinh con cho anh.
Viễn cảnh hạnh phúc ấy khiến tôi không quản ngại đường xa, lặn lội từ Phan Thiết vô Sài Gòn để tìm anh sau mấy tháng hẹn hò. Anh vốn là chỗ quen biết với một người anh họ của tôi. Tôi tin anh vì anh đã mấy lần ra nhà tôi chơi, ăn dầm nằm dề ở nhà ba má tôi. Anh đã có một đời vợ và ly hôn nhưng tôi không quan trọng vấn đề này.
Khi gặp anh lần đầu, tôi đã có cảm tình vì anh rất ga lăng, hết sức tôn trọng phụ nữ. Anh nói chuyện rất khôi hài và có duyên. Tôi nghĩ, người nào có anh hẳn là trong nhà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười. Chắc chắn một người chồng có công việc ổn định, tính tình tốt như vậy là niềm mơ ước không của riêng tôi. Tôi quyết định phải vào tận nơi để xem chỗ ăn ở của anh thế nào, còn liệu đường mà tính chuyện cưới xin vì năm nay tôi cũng đã xấp xỉ ba mươi tuổi rồi…
Thế nhưng, thực tế không như những gì anh kể với tôi. Do tôi vô sớm hơn dự tính nên anh có vẻ bị bất ngờ. Tôi không báo trước mà đến thẳng công ty tìm anh. Thấy tôi, anh giật mình: “ Sao bảo tháng sau em mới vô?”. Tôi nói cuối năm, tôi gom phép lại nghỉ một lần nên tranh thủ vô thăm anh. Anh đưa tôi đi uống nước, đi ăn rồi đòi đưa tôi ra khách sạn ở nhưng tôi không chịu. Tôi bảo muốn tới coi chỗ anh ở.
Thấy tôi cứ khăng khăng, anh đành phải chiều ý nhưng gãi đầu, gãi tai: “Chủ cũ vừa lấy lại nhà, anh chưa kịp tìm nhà mới nên phòng trọ chật chội, chỉ sợ bất tiện cho em…”. Tôi không quan trọng chuyện nhà cửa vì với một người làm lương cao như anh, tìm chỗ nào mà không có nhà? Sau này về ở chung, chắc chắn tôi sẽ có kế hoạch tiết kiệm để mua nhà vì lương anh cao như thế, không thể tiêu xài không có kế hoạch…
Cứ nghĩ như vậy, nhưng thực tế lại phủ phàng hơn nhiều khiến tôi hoang mang. Thoạt đầu tôi ngạc nhiên, sau đó là thông cảm. Và bây giờ, tôi bắt đầu nghi ngờ cái năng lực tài chính và rất nhiều thứ của anh.
Hôm qua, trong lúc anh có việc ra ngoài, tôi ở nhà một mình. Có người xưng là chủ nhà trọ đến thu tiền. Tôi bảo chờ Trí về vì tôi không có tiền, với lại tôi không biết có đúng bà là chủ nhà trọ hay không? “Có hơn triệu bạc mà tháng nào cũng cù nhây, thiệt bực mình hết sức”- người phụ nữ lèm bèm. Tôi ngạc nhiên: “Sao cháu nghe anh Trí nói mới chuyển tới đây mấy hôm mà?”. Bà chủ nhà trợn tròn mắt: “Ai bảo với cô là chú ấy mới dọn tới ở? Xin lỗi nghen, ở đây muốn mòn nền gạch nhà tôi mấy năm nay rồi mà còn bày đặt sĩ diện, nói dóc… Cô cứ ở đây vài ngày nữa rồi coi, người ta tới đòi tiền thuốc, tiền rượu… nườm nượp”.
Những lời bà chủ nhà trọ như những nhát búa tạ đập vào niềm hân hoan của tôi. Chẳng lẽ… tất cả những gì Trí nói với tôi từ xưa tới giờ đều là giả dối? Nếu thế thì còn bao nhiêu điều giả dối nữa mà anh giấu tôi?
Video đang HOT
“Em sao buồn vậy? Muốn đi chơi không, anh chở đi?”- Trí bảo tôi khi vừa về tới. Tôi lắc đầu: “Em mệt, chỉ muốn ngủ. À, hồi nãy có mấy người tới tìm anh, em bảo anh không có ở nhà, họ bảo lát nữa sẽ quay lại”. Sau câu nói của tôi, vẻ mặt Trí lộ rõ sự hoảng hốt: “Họ có nói… gì với em không?”. Tôi lắc đầu: “Không có, họ bảo lát nữa sẽ quay lại”. Trí vội vàng kéo tay tôi: “Đi, anh dẫn đi ăn tiệm, anh nới biết chỗ này ngon lắm mà rất rẻ”.
Tôi không muốn đi nhưng cũng không biết nói sao để từ chối đành phải leo lên xe cho anh chở đi ăn, đi chơi… Anh chở tôi đi tới nửa đêm mới chịu chở về. Khi đó, cả dãy nhà trọ đều im lìm. Anh tắt máy xe từ đầu hẻm rồi dẫn bộ vào vì sợ gây ôn ào, làm phiền hàng xóm.
Đêm đó, anh lại nói với tôi về ngôi nhà và những đứa trẻ. Tôi nghe vô tai này, ra tai kia, kết cục chẳng nhớ anh đã nói những gì. Điều duy nhất tôi nhớ là tôi đã ngủ với anh, đã làm chuyện vợ chồng với anh. Một cách tự nguyện và hoàn toàn thỏa mãn. Tôi gọi anh là chồng, anh gọi tôi là bà xã, y như thể chúng tôi đã cưới xin. Anh bảo tôi đẻ cho anh 4 đứa con, chúng sẽ tha hồ vui chơi, quậy phá trong ngôi biệt thự mà anh đang chờ người ta sửa sang rồi mới bàn giao… Nói chung là số ngày tôi ở với anh càng dài ra thì niềm tin của tôi đối với anh càng ngắn lại.
Tôi dự định sẽ ở với anh 2 tuần. Thế nhưng bước sang ngày thứ 5, tôi tình cờ nghe anh nói chuyện điện thoại với ai đó lúc sáng sớm: “Làm gì mà gấp dữ vậy? Chừng nào có người ta đưa chớ có giật đâu mà sợ? Mấy bữa nay kẹt cứng rồi…”. Tôi để ý thấy dường như lúc nào anh cũng có điều lo lắng nhưng tôi không dám hỏi. Mấy ngày sau, chúng tôi chỉ toàn ăn mì gói chứ không đi ăn tiệm nữa. Tôi bắt đầu lung lay ý định.
Tới ngày thứ 9 thì tôi quyết định về lại Phan Thiết. Anh cố nài nỉ tôi ở lại thêm để chờ anh “đòi nợ mấy công trình xây dựng người ta còn thiếu để đưa em đi mua sắm Tết” nhưng tôi nhất định ra về. Tôi thấy anh có vẻ buồn nhưng tôi không muốn nấn ná để gây khó khăn cho anh vì tôi đã lờ mờ đoán ra tất cả những thứ anh “vẽ” ra trước mắt tôi chỉ là đồ hàng mã…
Bây giờ thì tôi thậm chí không còn muốn nghe điện thoại của anh. Tối tối lên mạng tôi ẩn nick để anh không trông thấy. Anh có nhắn tin, tôi cũng làm lơ…
Tôi tự hỏi mình, tình cảm giữa tôi và anh có phải là tình yêu hay không? Và liệu tôi có thể chấp nhận làm vợ một người mà ngay những ngày đầu quen biết đã không thật lòng với mình?
Có ai đã từng yêu, từng trao thân cho một người đàn ông và từng thất vọng như tôi không?
Theo VNE
Quý hóa quá, một lời cảm ơn sau đám cưới!
Ngạc nhiên và xúc động, đó là cảm nhận của tôi khi nhận được tin nhắn của Hải sau đám cưới của cậu ấy.
Bạn đã bao giờ nhận được lời cảm ơn sau khi mình gửi tiền mừng cưới họ? Trong 32 năm cuộc đời, hôm qua là ngày đầu tiên tôi nhận được. Không thể diễn tả được cảm xúc của mình: Ngạc nhiên, xúc động và thấy thật đáng giá.
Chúng tôi học cùng cấp ba, không phải là thân thiết, nhưng cũng hay liên lạc, đi cà phê, trà đá mỗi lần hội bạn cùng lớp trên Hà Nội tụ họp. Đám cưới bạn ấy tổ chức ở quê, do bận việc không về được nên tôi đành gửi tiền mừng qua một người bạn khác. Hôm đám cưới Hải, tôi cũng có gọi điện chúc mừng và Hải cũng đã có lời cảm ơn.
Thật không ngờ, ba ngày sau, tôi nhận được một tin nhắn của Hải với lời cảm ơn vô cùng ý nghĩa: "Vợ chồng mình đã nhận được quà của bạn. Cảm ơn Thủy rất nhiều".
Nói chuyện với bạn bè, tôi được biết, ngoài việc nhắn tin cảm ơn đến những người không tham dự được đám cưới của mình, nhưng có gửi tiền mừng, Hải còn gửi một lời cảm ơn chung tới tất cả mọi người trên facebook.
Một người bạn thân của Hải cho biết, khi thấy cậu ấy ngồi nhắn tin cảm ơn từng người, mình đã bảo là không cần thiết. Người ta mừng mình, đến khi mình mừng lại, cứ nhắn tin cảm ơn từng người thì biết đến bao giờ.
Không đồng tính với ý kiến của cậu ấy, Hải bảo: Người ta mừng mình là vì họ quý mình, là tấm lòng thành của họ, mình phải cảm ơn. Họ cưới, mình đi lại chỉ là chuyện "trả nợ" trong cuộc đời mà thôi. Những người đến tham dự đám cưới, mình đã cảm ơn khi chúc rượu, còn những người không có mặt chưa thể cảm ơn được thì bây giờ có thời gian, mình phải làm.
Sẽ có nhiều người cho hành động của Hải là quá thừa thải, không cần thiết nhưng với tôi, đó là một hành động vô cùng cao đẹp, rất đáng trân trọng. Bởi khi nhận được tin nhắn cảm ơn của cậu ấy, tôi rất vui, rất cảm động. Thấy được rằng, khi bóc phong bì của mình, cái bạn ấy nhận được không chỉ là tiền, mà còn cả tình cảm, lời chúc phúc mà chúng tôi dành cho bạn.
Sẽ có nhiều người cho hành động của Hải là quá thừa thải, không cần thiết nhưng với tôi, đó là một hành động vô cùng cao đẹp, rất đáng trân trọng. (ảnh minh họa)
Từ tin nhắn của Hải, tôi ngồi ngẫm lại và nhớ ra, khi kết hôn, tôi cũng chưa làm được điều mà cậu ấy làm. Hồi đó, tôi cũng chỉ mang ít bánh kẹo lên cảm ơn các đồng nghiệp ở Công ty thôi, còn với những người không tham dự đám cưới của mình, tôi không hề có lời cảm ơn tới họ.
Có lẽ, không chỉ có tôi mà phần lớn những người đã từng kết hôn đều không làm được điều mà Hải đã làm. Trong suy nghĩ của chúng ta, lời cảm ơn là không cần thiết, mà không biết rằng, chỉ một lời cảm ơn sẽ khiến bản thân mình cũng như người nhận vui hơn, trân trọng nhau hơn.
Từ tin nhắn của Hải khiến tôi liên tưởng đến một vấn đề to lớn hơn, đó là việc nói "cảm ơn" đang bị chúng ta dần quên lãng, đặc biệt là giới trẻ.
Đi siêu thị, hay vào các cửa hàng, được các chú bảo vệ dắt xe hộ, nhưng chẳng có mấy người nói được lời cảm ơn, vì cho rằng đó là trách nhiệm của bảo vệ. Đi đường, quên gạt chân chống, được nhắc nhở nhưng cũng không có ý cảm ơn đối phương. Rồi cũng có không ít người, khi hỏi thăm đường cũng không cảm ơn người chỉ lấy một câu... Còn rất nhiều trường hợp khác nữa, người Việt Nam hầu như đang quên đi cách phải sử dụng cụm từ này.
Đặc biệt, trong giới trẻ, thay vì lời cảm ơn thì họ lại thích dùng từ "thanh kiu". Muốn nói cảm ơn, nhưng họ lại ngại ngùng, thay vào đó là "thanh kiu", có khi là "thanh kiu vinamiu". Vẫn cùng một ngụ ý muốn cảm ơn, nhưng nếu nghe được từ cảm ơn thuần việt, người được cảm ơn sẽ thấy vui hơn và đáng giá hơn nhiều. Nói "thanh kiu", hay "thanh kiu vinamiu" chỉ cảm thấy sáo rỗng, không thành tâm.
Chúng ta không biết rằng, giúp đỡ ai đó và nhận được lời cảm ơn từ họ sẽ khiến mình vô cùng vui vẻ. Những ai đã từng giúp một cụ bà qua đường nhận được lời cảm ơn; giúp một người ngã xe đứng dậy nhận được lời cảm ơn; bế con hộ chị hàng xóm khi chị đang bận việc nhận được lời cảm ơn ... Tuy chỉ là những việc vô cùng nhỏ bé, nhưng nếu nhận lại được lời sự cảm ơn, trân trọng của họ, bản thân sẽ thấy vô cùng vui vẻ và thật đáng giá. Thấy điều mình làm thật có ích.
Bạn cứ tượng tưởng xem, đang ở trên xe buýt đông người, mình đứng dậy nhường ghế cho một chị mang thai. Chị ấy ngồi xuống không nói một lời, coi việc mình nhường ghế là điều tất nhiên thì bạn sẽ cảm thấy thế nào, lần sau bạn còn muốn nhường ghế nữa không?
Có khi giúp đỡ người khác và không hề mong báo đáp, nhưng nếu nhận được một lời cảm ơn chân thành, bạn sẽ thấy việc mình làm thật có ý nghĩa và muốn phát huy.
Trong khi, lời cảm ơn, xin lỗi vốn là lời nói đầu môi của người phương Tây trong giao tiếp, thì người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ngày nay lại rất ít dùng. Nhiều người cho đó là "khách sáo", không cần thiết mà không biết rằng, nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì lời cảm ơn sẽ phát huy tác dụng và có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Nó cũng góp phần làm cho con người chúng ta hiện đại hơn, văn minh hơn, lịch sự hơn...
Theo VNE
Hơn 10 năm không liên lạc, bạn vẫn mời cưới Không thân thiết, mất liên lạc hơn 10 năm, vậy mà lần đầu tiên nhận được điện thoại, thì bạn lại mời đám cưới... Đang ăn cơm thì có chuông điện thoại. Thấy số lạ, tôi liền nghe máy. Vừa alo đã thấy một giọng nữ hỏi: - Xin hỏi, đây có phải là số điện thoại của Minh không ạ? - Đúng...