Có 88,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương năm 2018
Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh mới nhất do Vụ Dự báo, thống kê, Ngân hàng Nhà nước tiến hành trong tháng Chín, hầu hết các tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả kinh doanh năm nay tăng cao hơn so với năm trước, mặt bằng lãi suất giữ ổn định, huy động vốn đến cuối năm nay tăng trưởng cao hơn so với cuối năm 2017.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Kỳ vọng tăng trưởng khá
Kết quả điều tra cho thấy, tình hình kinh doanh quý 3 có cải thiện hơn so với quý 2 với 72,6% tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh cải thiện tốt hơn, trong đó 15,8% là nhận định là “cải thiện nhiều.” Dự kiến trong thời gian tới, 80% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ “cải thiện” trong quý 4 và 84,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2018 “cải thiện” hơn so với năm 2017, trong đó 23-30,5% tổ chức tín dụng kỳ vọng “cải thiện nhiều”.
Dự kiến đến cuối năm nay, có 88,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương so với năm ngoái, 5,3% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận “không đổi” và 6,4% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận “suy giảm.” Lợi nhuận toàn hệ thống kỳ vọng tăng trưởng bình quân 18,63% trong năm 2018, thấp hơn so với mức kỳ vọng 19,05% ghi nhận tại cuộc điều tra tháng Sáu nhưng cao hơn nhiều so với mức kỳ vọng 13,63% của các tổ chức tín dụng tại cuộc điều tra cùng kỳ năm 2017.
Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng tiếp tục được nhận định tích cực trong quý 3 với nhu cầu vay vốn được 49,5% tổ chức tín dụng lựa chọn mức “cao,” tiếp đến là nhu cầu thanh toán và thẻ (38,1% tổ chức tín dụng lựa chọn mức cao) và nhu cầu gửi tiền (33% tổ chức tín dụng lựa chọn mức cao). Số liệu tương ứng quý trước là 51,1% – 35,4% -36,9%.
Dự kiến tổng thể năm 2018 so với năm 2017, kết quả điều tra kỳ này cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng sản phẩm thu hút được nhiều khách hàng nhất là vay vốn, tiếp đến là nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ, sau đó là nhu cầu gửi tiền với các tỷ lệ tổ chức tín dụng dự kiến “tăng” tương ứng là 69,2%-57,5%-57%.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối quý 3 tiếp tục ở trạng thái “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ. Dự báo trong quý tới và cả năm 2018, đa số các tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn biến khả quan đối với cả VND và ngoại tệ.
Video đang HOT
Đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhận định tiếp tục chuyển biến tích cực với 56,84% tổ chức tín dụng cho biết đã tuyển thêm lao động trong quý 3 (cao hơn tỷ lệ 46% ghi nhận tại kỳ trước); 26,6% tổ chức tín dụng nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại và 61,46% tổ chức tín dụng dự kiến tiếp tục tuyển thêm lao động trong quý 4.
Huy động vốn và dư nợ tín dụng kỳ vọng tăng
Các tổ chức tín dụng kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng trưởng bình quân 5,83% trong quý 4 (cao hơn so với mức tăng thực tế và mức kỳ vọng của cùng kỳ năm 2017) và tăng 15,34% trong cả năm 2018 (cao hơn mức tăng thực tế 14,98% nhưng thấp hơn mức kỳ vọng 16% của năm 2017).
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,52% trong quý 4 và tăng 15,22% cả năm nay trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay được các tổ chức tín dụng kỳ vọng tiếp tục duy trì ổn định cả năm.
Các chuyên gia của Vụ dự báo thống kê cũng nhận định nhóm khách hàng là tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá có mức độ rủi ro thấp nhất.
Mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng trong quý 3 được nhận định hầu như không đổi so với quý trước với tỷ lệ 81% tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro hiện đang ở mức “bình thường”, 13% tổ chức tín dụng nhận định rủi ro ở mức “thấp” và 6% tổ chức tín dụng nhận định rủi ro vẫn ở mức “cao”.
Thời điểm hiện tại, nhóm khách hàng là tổ chức tín dụng tiếp tục được đánh giá là nhóm có rủi ro thấp nhất; nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân có mức độ rủi ro cao hơn. Trong nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, 100% tổ chức tín dụng nhận định nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức độ rủi ro thấp nhất.
Dự báo trong quý 4 có 78,95% tổ chức tín dụng kỳ vọng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng “ổn định”, 8,42% tổ chức tín dụng kỳ vọng rủi ro “giảm” và 12,63% tổ chức tín dụng quan ngại mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng có thể “tăng” nhưng tăng nhẹ. Các tổ chức tín dụng dự kiến tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng từ nay đến cuối năm nay tiếp tục được giữ ở mức thấp như mục tiêu đã đề ra./.
THÚY HÀ (VIETNAM )
Bài toán tăng vốn cho VAMC
Để cho việc xử lý nợ xấu đi về đích thì điều quan trọng vẫn là Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) cần có đủ vốn.
Dù cho hoạt động xử lý nợ xấu thời gian qua được đánh giá khá tốt với vai trò của Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) , và trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nếu Bộ Tài chính thông qua các quy định liên quan đến việc mua bán nợ của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Công ty xử lý nợ của các NHTM (AMC), sẽ hỗ trợ rất nhiều cho VAMC.
Đẩy nhanh xử lý nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành Chỉ thị số 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các TCTD triển khai nghiêm túc, quyết liệt nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.
Khẩn trương hoàn thiện, trình Thống đốc NHNN ban hành các Thông tư hướng dẫn Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD; rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại đối với các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Tăng cường thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của các TCTD, VAMC; Tăng cường giám sát, chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc việc tăng cường phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính.
Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị này tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu VAMC đã mua. Đặc biệt VAMC cần đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường.
Quan trọng là tăng vốn cho VAMC
Theo nhiệm vụ được giao, đến hết năm 2020 VAMC phải mua tối thiểu 330.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó mua nợ xấu theo giá trị thị trường đạt tối thiểu 20.000 tỷ đồng. Chính vì vậy theo kế hoạch mà VAMC công bố thì trong năm 2018, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt với tổng giá trị tối đa là 32.000 tỷ đồng; tổng số tiền mua nợ xấu theo giá trị thị trường năm 2018 là 3.500 tỷ đồng. Đối với xử lý nợ, đến năm 2022 xử lý tối thiểu được 140.000 tỷ đồng số nợ xấu đã mua, trong đó, riêng năm 2018 xử lý 34.504 tỷ đồng.
Thời gian qua công tác mua nợ xấu của VAMC được đánh giá chuyển biến tốt nhưng theo các chuyên gia kinh tế, thực tế việc xử lý nợ xấu của VAMC vẫn khá chậm. Con số báo cáo trong 6 tháng đầu năm nay, hệ thống TCTD xử lý nợ xấu ước đạt 58.800 tỷ đồng, tuy nhiên trong con số này thì khối nợ xấu mà các TCTD tự xử lý đã chiếm đến 56.740 tỷ đồng.
TS. Trương Huy Mai, chuyên gia kinh tế RMIT nhận định kết quả xử lý nợ xấu của VAMC chưa như mong đợi, vì còn gặp nhiều vướng mắc do cơ quan quản lý chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết 42; khâu định giá ban đầu chưa sát với thị trường, dẫn đến nhiều khoản phải bán đi bán lại; thiếu nguồn nhân lực chuyên môn, hạ tầng công nghệ thông tin còn thô sơ, nên việc hỗ trợ lưu trữ hồ sơ, báo cáo thống kê tốn nhiều thời gian...
Trên hết, cản trở lớn nhất cho VAMC trong thực hiện trọng trách của mình là thiếu vốn. Từ cuối năm 2015, VAMC được tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng nhưng vẫn quá nhỏ so với quy mô nợ xấu cần xử lý.
Thực tế việc tăng vốn để VAMC hoàn thành vai trò cũng đã được cơ quan quản lý tính đến. Theo lộ trình, giai đoạn 2017-2018, NHNN trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho VAMC để đạt mức 5.000 tỷ đồng và đạt mức mức 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2020.
Tuy nhiên cho đến nay, chỉ còn 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2018, nhưng VAMC vẫn chưa được cấp vốn như lộ trình đề ra. Mới đây, VAMC đã đề xuất NHNN trình Thủ tướng Chính phủ được cấp đủ 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ như lộ trình đề ra.
Do đó, khi VAMC muốn bán các tài sản này phải đạt được thỏa thuận 3 bên, trong khi mỗi bên đều có tính lợi ích của mình. Điều này dẫn đến vướng mắc trong quá trình bán tài sản xử lý nợ. Đó là câu trả lời cho việc vì sao các ngân hàng đang tự xử lý tốt hơn các khoản nợ xấu do nhiều NH mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC và muốn bán giá nào tùy NH mà không bị VAMC chi phối. Vì vậy, nếu VAMC có tiền để mua đứt khoản nợ, quá trình xử lý nợ sẽ nhanh hơn.Các chuyên gia kinh tế cho rằng muốn xử lý dứt điểm nợ xấu, bên cạnh việc banh hành các quy định tháo gỡ các rào cản trong việc bán tài sản thế chấp thì điều quan trọng đó là VAMC phải có tiền tươi thóc thật để mua nợ. Bởi vì nếu VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt sẽ tạo ra mối quan hệ "tay 3" giữa con nợ, NH và VAMC. Bởi về nguyên tắc NH bán nợ là chuyển nợ sang VAMC, nhưng NH vẫn có trách nhiệm giữ tài sản và VAMC chỉ ghi giấy thay vì đưa tiền cho NH.
TS. Trương Huy Mai cho rằng, việc cấp thêm vốn cho VAMC là điều cần thiết, không chỉ tăng lên 5.000 tỷ đồng, 10.000 tỷ đồng, thậm chí phải tăng lên mức 20.000 tỷ đồng để giải quyết nợ xấu, giúp VAMC hút thêm vốn xử lý nợ xấu. Bởi lẽ, VAMC được xác định là trung tâm thúc đẩy thị trường mua bán nợ, do đó cần tăng cường sức khỏe để VAMC gánh trọng trách này.
Theo Gia Miêu - Vy An
Lao động
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại Sau vài tuần hạ nhiệt, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng trở lại ở nhiều kỳ hạn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn ổn định. Ngày 4-10, thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng lên 3,27%/năm, tăng khá mạnh so với mức...