Có 500K nên chọn tay cầm game nào cho xịn: Cân nhắc giữa PXN 9613, Logitech F310 và Rapoo V600s
Với hầu hết đa số game thủ hiện nay thì mức 500k đổ lại là mức chi phí vừa tầm để mua tay game ngon nghẻ.
Lựa chọn tay cầm chơi game tối ưu trong tầm giá 500 nghìn đồng
Với hầu hết đa số game thủ hiện nay thì mức 500k đổ lại là mức chi phí vừa tầm để mua tay game và có khá nhiều sản phẩm tốt để lựa chọn. Vì vậy, bài viết sẽ giới thiệu, phân tích và so sánh 03 mẫu tay game phổ biến trên thị trường hiện nay như sau:
- Tay cầm chơi game Logitech F310
- Tay cầm chơi game Rapoo V600s
LAYOUT THIẾT KẾ TAY CẦM – Form XBOX hay Form Playstation?
Như bức ảnh bên dưới bạn có thể thấy có hai trường phái layout ở đây là một kiểu tay cầm dành cho XBOX còn một là tay cầm form Playstation.
Vốn dĩ điều này dễ hiểu do đây là hai hệ máy chơi game rất phổ biến tại Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Nhắc tới form giống XBOX thì việc tối ưu chơi game với đại đa số game thủ do việc cầm nắm dễ dàng hơn,analog bất đối xứng phù hợp với nhiều game trên PC hiện nay.
CỔNG GIAO TIẾP – Không dây hay có dây?
Với việc có dây thì chắc chắn việc nhạy ở F310 sẽ tốt hơn rất nhiều cũng như việc delay bị triệt tiêu. Thế nhưng những nhu cầu hiện nay hầu hết người dùng là game thủ thích ngồi ghế chơi game trên TIVI hay màn hình máy tính đều muốn được thoải mái đá PES , FO4… ở khoảng cách xa nên việc dây dợ lằng nhằng sẽ mất đi hứng thú khá nhiều.
Vậy nên những sản phẩm mới mới như PXN 9613 hay Rapoo v600s sẽ giải quyết được điều đó khi độ nhạy vẫn tốt mà lại còn là không dây – giúp bạn có khoảng thời gian trải nghiệm tốt hơn so với trước đây.
Video đang HOT
Các bạn muốn dùng dây thì cũng không cần quá lo lắng khi đi kèm với tay cầm PXN 9613 hay Rapoo V600s đều đã đi kèm với một cáp USB OTG để nối vào máy tính giúp bạn có thể vừa sạc vừa chơi một cách bình thường.
Một điều đặc biệt không thể nhắc tới là với pin sạc tích hợp sẵn của Rapoo v600s hay PXN 9613 599k hiện nay thì đều có thời lượng pin rất lớn, đủ giúp bạn giải trí trong suốt 1 tuần mới sạc một lần.
CÁC NÚT BẤM
Với Rapoo v600 thì các nút bấm nảy và sâu nhưng lại tạo cảm giác hơi lỏng lẻo, sang với PXN 9613 thì điều này được cải thiện hơn nhiều: Chắn chắn nhưng hơi cứng.
Đến sang với Logitech F310 thì nhược điểm lớn nhất của sản phẩm chỉ là nút khá thô cứng ở vị trí cò nhưng với những người cầm quen thì điều này hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên F310 thì sản phẩm vẫn là một trong những sản phẩm được ưa chuộng với mức giá rẻ dù rằng form cầm hơi khó chịu, analog giống PS3 nên việc người dùng mua về sẽ mất thời gian làm quen hồi đầu.
TÍNH NĂNG RUNG
Đây là một điều rất quan trọng với nhiều tay cầm hiện nay mà bạn không nên thiếu, trong 3 sản phẩm thì rất tiếc Logitech F310 lại không có rung. Còn lại PXN 9613 hay Rapoo v600s thì chế độ rung bần bật rất thích. Việc có rung sẽ áp dụng cho các game đua xe hay đá bóng khi bạn đập cột dọc xà ngang tạo những cảm xúc nhất định.
HỖ TRỢ ĐA NỀN TẢNG
Với tay cầm F310 Logitech hay Rapoo v600s bạn sẽ kết nối được với PC, nhưng với PXN 9613 thì bạn sẽ có thể kết nối được thêm với điện thoại để chơi game mobile (phải setting nút bấm). Đây chưa phải điều tiên quyết nhưng cũng là một tiêu chí để bạn chọn sản phẩm sao cho phù hợp hơn với nhiều nhu cầu của bạn do xu hướng chơi game Mobile hiện nay ngày càng nhiều và việc chọn tay cầm cũng đỡ vất vả.
Với các game chúng tôi test như FO4, PES hay game đua xe Forza Horizon 4 thì đều cắm và nhận thiết bị để chạy rất mượt mà.
Với PXN hay Rapoo thì đều nhận là license Xbox nên việc setting nút là không cần thiết.
KẾT LUẬN
Với 3 tay cầm với mức giá 500k đổ lại thì bạn đều có thể thấy 3 sản phẩm đều đáp ứng tiêu chí là nhận mọi game và có những khác biệt nhất định.
Tùy theo nhu cầu cũng như chi phí bạn có thể bỏ ra thì chúc các bạn sẽ sớm tìm được sản phẩm ưng ý.
Top 7 tay cầm chơi game đáng tiền nhất năm 2020
Bên cạnh bàn phím cơ và một con chuột xịn, một bộ tay cầm chắc chắn sẽ là một công cụ không thể thiếu trong mỗi không gian chơi game của chúng ta.
Bên cạnh bàn phím cơ và một con chuột xịn, một bộ tay cầm chắc chắn sẽ là một công cụ không thể thiếu trong mỗi không gian chơi game của chúng ta. Tuy nhiên, với rất nhiều sản phẩm tay cầm không chỉ đến từ các nhà sản xuất console mà còn đến từ những hãng thứ ba, chắc chắn nhiều game thủ sẽ rất "đau đầu" để lựa chọn ra một bộ tay cầm phù hợp nhất với mình. Do vậy, bài viết hôm nay xin mang đến bảy lựa chọn từ "sang nhất" cho đến "hợp túi tiền nhất" phù hợp với ngân sách của rất nhiều game thủ.
1. Xbox Elite Wireless Controller Series 2
Dù sở hữu cái giá gấn bốn lần bộ điều khiển bình thường, nhưng nếu bạn là một game thủ nghiêm túc, coi trọng hiệu năng và khả năng tùy biến rộng rãi, bộ console này chắc chắn sẽ là một lựa chọn đánh giá từng xu. So với Series 1, phiên bản 2 lần này đã được làm nhỏ gọn hơn và với một hộp đựng có thể sạc pin với mỗi lần sạc đầy cho phép bạn có thể chơi đến 40 giờ liên tục. Trọng lượng của phiên bản này cũng khá vừa phải để giúp người chơi có thể cảm thấy thoái mái khi xử lý hầu hết các phiên đấu căng thẳng như Mortal Kombat 11 hoặc Apex Legends. Ngoài ra, với khả năng kết nối không dây với các thiết bị di động, việc truy cập vào Xcloud hoặc Apple Arcard sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
2. Razer Wolverine Ultimate
Là một bộ tay cầm chơi game theo kiểu của Xbox, song Razer Wolverine lại sở hữu rất nhiều tính năng thú vị cùng một thiết kế đúng chất của Razer. Với mức giá gần bằng Xbox One Elite, bộ tay cầm sở hữu một cảm giác bấm rất tuyệt vời phù hợp cho cả người đã quen chơi tay cầm hoặc là người mới chơi. Thêm vào dó, một sản phẩm của Razor sẽ không thể thiếu bộ RGB Chroma quen thuộc có thể được thay đổi bằng Synapse 3 trên PC hoặc một ứng dụng riêng được Razor phát triển trên Xbox One. Dù điểm trừ của bộ tay cầm là phải sử dụng dây cáp micro USB chuyên biệt của hãng, song nhìn chung, đây vẫn là một sản phẩm đáng để bổ sung cho bộ chơi game của mình.
3. Microsoft Xbox Elite Wireless Controller
Dù không khác mấy so với bộ tay cầm Xbox Wireless bình thường, nhưng với những người yêu thích tính nghệ thuật, yêu thích một sản phẩm trơn tru và hoàn mĩ, Xbox Elite là sản phẩm mà bạn nên sở hữu. Đây là bộ tay cầm được Microsoft chăm chút rất kĩ cho bộ sản phẩm này khi bổ sung một số phần mềm tinh chỉnh cho bộ tay cầm giúp nó không chỉ hoạt động ổn định trên Xbox mà còn vận hành tốt trên PC. Dù có thể trọng lượng và các cảm giác tay cầm chưa được "sướng" như vẻ ngoài của nó, nhưng bỏ qua các yếu tố này, đây vẫn là một sản phẩm đáng mua.
4. Astro C40 TR
Dù là một cái tên lạ, song đây có thể được xem là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho cả Dual Shock và Xbox Elite. Điều làm cho C40 TR trở nên độc đáo chính là thiết kế module cho phép bạn hoán đổi các bộ phận và di chuyển chúng để tạo ra các bộ tay cầm theo ý thích của mình. Với người chơi PC, bộ tay cầm này sẽ có một bộ phần mềm riêng cho Windows cho phép bạn thiết lập, tạo mới hay chỉnh sửa chứng năng của từng nút. Thêm vào đó, C40 TR còn có cả bộ điều chỉnh âm thanh cho tai headphone là điểm độc nhất vô nhị mà không có bộ tay cầm nào có được. Dù có giá khá đắt, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng một khi đã mua nó.
5. Xbox One Wireless Controller
Là một bộ điều khiển đã có từ lâu và nay được bán với giá khá phải chăng, Xbox One Wireless vẫn chứng tỏ được khả năng của mình không chỉ nằm ở phương diện kết nối không dây, mà bộ D-pad của nó vẫn chứng tỏ sự vượt trội của mình với các game chiến đấu và đi cảnh. Với việc sở hữu liên kết không dây Bluetooth, sở hữu một thiết kế mảnh mai, nhỏ gọn, vừa tay với nhiều game thủ, bộ điều khiển này cho tới nay vẫn hỗ trợ cho hầu hết tất cả tựa game mới và cũ. Do vậy, đây là sự lựa chọn tốt cho những game thủ không được dư dả về mặt tài chính.
6. Logitech F310
Nếu người chơi không thể sẵn có một khoảng kinh phí rộng rãi, Logitech F310 thực sự sẽ là một sự lựa chọn xứng đáng với một mức giá hầu như thỏa lòng mong mỏi của người chơi. Tất nhiên, tiền nào thì của nấy, do vậy Logitech F310 sẽ là một bộ tay cầm có dây với thiết kế mỏng nhẹ nhưng vẫn sở hữu khả năng hoạt động nhanh chóng khi cắm nó vào bộ chơi game. Dẫu vậy, thiết kế của các bộ nút bấm là một điểm trừ khi đa số người dùng cho hay họ phải dùng nhiều lực hơn lên các nút và điều này làm ảnh hưởng đôi chút lên trải nghiệm chơi game.
7. Steam Controller
Là sản phẩm đầu tiên của Valve, dù chưa thực sự được đánh giá cao, nhưng bộ điều khiển Steam vẫn được đánh giá tương đối ổn khi là sự giao thoa giữa trải nghiệm chơi tay cầm và chơi bàn phím - chuột. Dù mang trên mình nhiều điểm trừ về thiết kế cũng như cảm giác bấm phím chưa thực sự hài lòng như các sản phẩm cao cấp khác, nhưng ưu điểm lớn nhất của nó là cho phép bạn chơi tất cả các tựa game không hỗ trợ trải nghiệm tay cầm. Điều này cho phép người chơi có thể trải nghiệm những tựa game mà họ cảm thấy sử dụng tay cầm sẽ mang đến nhiều cảm hứng chơi game hơn cũng như phù hợp với sở thích chơi game của mình.
Theo GameK
4 lần các ông lớn công nghệ tham vọng tấn công mảng game nhưng thất bại thảm hại Nhiều ông lớn công nghệ tham vọng ở mảng game song chưa cái tên nào có được thành công đáng chú ý. Game Center (Apple) (Ảnh chụp màn hình) Game Center, được Apple ra mắt năm 2010, đóng vai trò là một nền tảng quản lí xuyên suốt các trò chơi của Apple. Nó được xem như một "hệ điều hành dành riêng...