Có 300 triệu mà chồng em sĩ diện đòi làm nhà hơn tỷ, can thì quát ‘Đàn bà xó bếp biết gì’
Nghe câu của chồng hãm không tả nổi mà cứ bảo thủ không chịu nhận sai, nằng nặc bắt vợ phải làm theo ý mình. Biết là ở nhà to sướng thật đấy, nhưng những ngày tháng sau này phải ‘cày bừa’ trả nợ à?
Từ hôm rục rịch lên kế hoạch làm nhà tới bây giờ vợ chồng em hở ra ty lại cãi nhau suốt, em chán quá rồi.
Nguyên nhân cũng chỉ xoay quanh chuyện tiền nong mà ra cả. Lão chồng em có cái tính rất ghét đó là sĩ diện, tiền thì không có đâu nhưng lúc nào cũng muốn thể hiện.
Xưa nay lão làm gì cũng thích phải to, phải xịn, phải hoành tránh để giương oai với thiên hạ, hàng xóm láng giềng. Bình thường thì em chẳng nói nhưng lần này dự định xây nhà mà vẫn giữ cái thói ấy đúng là không để yên được.
Vợ chồng em đều làm văn phòng nhà nước, cộng tất các khoản lại được khoảng 15 triệu/tháng. Lấy nhau 7 năm trời mới dành dụm được hơn 300 triệu mà em còn đang chẳng biết làm gì được với số tiền ấy. Nhiều cũng chẳng nhiều mà nói ít cũng không phải.
Đang tính nên mua chung cư thu nhập thấp hay ra ngoại thành mua đất thì bố mẹ đẻ em gọi về chia cho mảnh đất nhỏ phía sau nhà ông bà. Khỏi phải nói em sung sướng tới mức nào.
Video đang HOT
Tuy chỉ là đất ngoại thành, xa xôi một tí nhưng được ở riêng, lại là nhà của mình thì em vẫn thích. Thế nhưng tới lúc bàn xây nhà thì lão nhà em dở chứng đòi xây 3 tầng với cả bể cá, rồi hòn non bộ ngoài sân nữa.
Tính sơ sơ cũng phải mất tỷ 5, tỷ 6. Em bực quá mới bảo: “Anh bớt dở chứng đi được không? Tiền ít đừng có đòi đú đởn. Từng đó tiền thì cứ xây 1 tầng đã rồi đặt móng đó, khi nào có thêm mình xây sau”.
Thế là lão bĩu môi, đập bàn bộp 1 cái rồi quát:
“Đàn bà xó bếp biết cái đếch gì, đời người có 3 việc lớn, xây nhà là việc lớn xếp hàng đầu. Đã không làm thì thôi, còn làm là phải làm tử tế cho mở mày mở mặt với thiên hạ chứ.”
“Lại sĩ diện. Anh có tiền không mà đòi mở mày mở mặt”
“Thiếu tiền thì đi mượn họ hàng anh em, bạn bè, không thì vay ngân hàng.”
“Nói thì dễ, làm mới khó. Anh có gì thế chấp à. Trên răng dưới quần đùi ai cho anh vay”
“Không vay chỗ này vay chỗ khác, kiểu gì cũng có cách, tóm lại ý tôi quyết rồi. Xây nhà phải xây cho đàng hoàng, không để đất đấy, bao giờ đủ tiền xây tiếp. Chứ giờ mà xây một tầng để thiên hạ họ cười cho thối mũi.”
Nghe câu trả lời của chồng hãm không tả nổi mà cứ bảo thủ không chịu nhận sai, nằng nặc bắt vợ phải làm theo ý mình. Biết là ở nhà to nhà đẹp thì sướng thật đấy, nhưng những ngày tháng sau này phải “cày” trả nợ à?
Chưa kể phủi phui cái mồm nếu như một trong hai vợ chồng mà xảy ra chuyện gì bất trắc, số nợ đó ai sẽ gánh đây, mấy đứa con em sẽ ra sao khi chúng đang còn quá nhỏ. Cũng vì chuyện này mà em phát ốm mấy ngày hôm nay. Tự dưng đâm đầu vào lão dở người làm gì không biết.
Bây giờ tôi phải làm sao?
Ước mình không là con của mẹ vì phải trả nợ quá nhiều
Đọc bài: "Ba mẹ chỉ nghĩ đến tiền của tôi", tôi thấy mình trong đó. Tôi cũng 35 tuổi, phải gồng gánh gửi tiền về cho ba mẹ 17-18 năm nay.
Ảnh minh họa
Ba tôi ngày xưa lương khá cao nhờ làm cho công ty nước ngoài từ những năm 90, mẹ là công chức nhà nước. Khả năng tự học của chị em tôi cũng cao nên không tốn chi phí cho việc học như thế hệ bây giờ. Tuy nhiên, nhà tôi chưa bao giờ thoát cảnh "kẹt tiền" chỉ vì mẹ không biết tính toán chuyện tiền bạc, lại rất sĩ diện, thích khoe khoang và tỏ ra có nhiều tiền, nhiều đồ đạc.
Một trong những nguyên nhân chính của việc kẹt tiền là mẹ chơi hụi. Những năm cấp 3, tôi còn nhớ mẹ chơi một lần khoảng 6-7 dây hụi: từ cơ quan của mẹ, bạn bè của ba, hàng xóm, bạn cũ, họ hàng xa, kể cả những người tôi không biết làm sao mẹ quen được. Mẹ chơi hụi và luôn "hốt đầu", do đó trong tất cả các dây hụi mẹ phải trả lãi cho người ta (tôi không rõ được lãi bao nhiêu, chỉ biết rất cao). Nguyên nhân chính thứ hai là tính sĩ diện của mẹ. Mẹ luôn thích tỏ ra có nhiều đồ đạc nên mua rất nhiều, kể cả những thứ không cần thiết, làm cho căn nhà vốn không rộng rãi gì luôn chật chội. Mỗi lần mẹ về quê ngoại lại hay cho tiền các cậu, các mợ, các cháu để tỏ ra mình là người có tiền.
Một nguyên nhân nữa là ba mẹ không biết tính xa. Ba mẹ nghỉ hưu đều nhận lương hưu một lần, dùng tiền đó trả nợ và tiêu xài chỉ trong phút chốc. Mẹ không bao giờ có suy nghĩ về chuyện tiết kiệm, thậm chí những dự định phải chi tiền có lịch cụ thể từ trước như giỗ lễ. Mẹ luôn nghĩ sẽ có tiền con gái gửi về nên không lo để dành gì cả.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi may mắn có được học bổng du học, nhưng mỗi tháng luôn phải dành ra 1/3 tiền học bổng vốn chỉ đủ trang trải chi phí ăn ở để gửi về cho mẹ trả nợ và tiêu dùng. Khi vừa sang nước ngoài, tôi khóc thật nhiều vì giây phút đầu tiên gọi về được cho mẹ, mẹ không hỏi chuyện ăn uống thế nào, chỉ quan tâm khi nào tôi có học bổng. Cứ như thế mỗi tháng, đều đặn vào ngày nhận học bổng, mẹ luôn gửi email hoặc tin nhắn với nội dung: "Rất mong tin vui của con". Tiền học bổng tôi gửi về, mẹ bảo là "lương", luôn khoe với người khác rằng tôi chưa đi làm nhưng vẫn có "lương" cho mẹ. Mẹ không biết rằng để có thể nhận tiền thoải mái như thế tôi cũng phải đi làm thêm rất nhiều, thời gian làm thêm của tôi tương đương như một du học sinh tự túc.
Tôi kết thúc 7 năm du học, sau đó may mắn tìm được việc làm ở xứ người. Trước khi nhận bằng tốt nghiệp, tôi cố gắng dành dụm để có được chuyến bay về nhà. Nhưng ngay tại sân bay khi đưa tôi đi, mẹ lại nói: "Phải chi con đừng về, để tiền đó gửi cho mẹ, để mẹ trả nợ cho người ta". Khi đó, tôi chỉ ước mình không phải con là mẹ nữa. Tháng đầu tiên đi làm, tôi khá chật vật nhưng cũng đủ sống. Ngày nhận lương tháng đầu tiên, tôi chưa hết vui mừng thì nhận tin nhắn của mẹ: "Con gửi mẹ 2.000 USD để trả nợ vay nóng các bạn của ba được không"? Bầu trời như sụp đổ trên đầu tôi, lương mới ra trường khi đó cũng chỉ tầm đấy, mẹ bảo tôi gửi hết, có nghĩ đến việc tôi lấy tiền gì để sống không?
Khi tôi sắp làm đám cưới, chúng tôi gửi cho mẹ một khoản để chuẩn bị. Tôi dặn mẹ: "Không mua sắm đồ đạc gì vì nhà đã nhiều đồ, chỉ dùng tiền đó để mẹ chuẩn bị trang trí, tiêu dùng sau đó". Tuy nhiên, khi tôi về đã thấy bàn mới, tủ thờ mới, salon mới, tivi mới. Thực chất mẹ không phải chi gì nhiều, mọi chi phí máy bay, đi lại, lễ lạt, nhà chồng tôi đã lo hết, khoản tiền chúng tôi gửi có thể gọi là dư dả cho mẹ. Sau đám cưới, mẹ lại than hết tiền và còn hậm hực bảo: "Mẹ không thấy vàng cưới trong lễ của nhà trai. 10 năm sau, mẹ sẽ hỏi mẹ chồng con về chuyện này". Giữa hạnh phúc của con gái và tiền bạc, mẹ tôi đã chọn cái thứ hai.
Sau khi đi làm nhiều năm, tôi cố gắng dành dụm để trả hết nợ cho mẹ cách đây 4 năm, mẹ cũng hứa không để mắc nợ nữa. Sau đấy mỗi tháng tôi đều đặn gửi về cho mẹ 10 triệu. Những năm gần đây, tôi còn lo luôn chi phí cho chị gái đang học cao học ở nước ngoài vì chị không có học bổng. Tôi lấy hết tiền tiết kiệm của mình để lo cho gia đình. Tuy nhiên, vừa cuối năm rồi, mẹ lại bảo gửi gấp 150 triệu để trả nợ vì vay nóng lãi suất cao, mua trả góp tín dụng với lãi không phải thấp. Tôi nói nếu mẹ còn mắc nợ một lần nữa, coi như tôi đã chết, sẽ không chu cấp gì cho ba mẹ nữa.
Gần đây, một chị thân thiết trong công ty nói với tôi: "Thúy là một trong những người có lương cao nhất công ty, nhưng nhìn em lúc nào cũng khổ khổ". Tôi tự hỏi, mình cố gắng như thế vì điều gì? Hiện tại tôi chỉ còn trách nhiệm đối với ba mẹ, tình cảm thì thú thật đã không còn sau biết bao nhiêu nỗi đau, cay đắng, cô đơn mà mẹ gây ra suốt mười mấy năm qua. Tôi cảm thấy mình như đứa con mồ côi, điều này đôi lúc giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Thư gửi các anh nhân ngày 8/3 Trong suốt cả một năm trời, các anh phần vì lười biếng, phần thì ngại xấu hổ... nên các anh, nói thật ra là, rất ít khi bày tỏ tình yêu với vợ mình, tặng vợ mình quà cáp! Các anh bảo cần một cái cớ chứ tự nhiên làm vợ nó mắng cho, thậm chí là nghi ngờ mình có bồ hoặc...