Có 3 trong 8 dấu hiệu này, cần đi khám viêm gan B khẩn cấp
Vắc xin có thể ngăn ngừa viêm gan B, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn nếu bạn mắc phải loại virus này.
Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn ngừa lây lan virus sang người khác.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Mayo (Mỹ): Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) gây ra. Đối với hầu hết mọi người, bệnh viêm gan B chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, còn được gọi là cấp tính và kéo dài dưới sáu tháng. Nhưng đối với những người khác, nhiễm trùng trở thành mãn tính, có nghĩa là nó kéo dài hơn sáu tháng. Bị viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ phát triển suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan – tình trạng để lại sẹo vĩnh viễn trên gan.
Hầu hết người lớn bị viêm gan B đều bình phục hoàn toàn, ngay cả khi các triệu chứng của họ nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh và trẻ em có nhiều khả năng bị nhiễm viêm gan B lâu dài hơn. Điều này được gọi là nhiễm trùng mãn tính.
Vắc xin có thể ngăn ngừa viêm gan B, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hoàn toàn nếu bạn mắc phải loại virus này.
Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn ngừa lây lan virus sang người khác.
8 dấu hiệu điển hình của viêm gan B
Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính từ nhẹ đến nặng. Chúng thường xuất hiện khoảng 1 đến 4 tháng sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Một số đối tượng, thường là trẻ nhỏ, có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
- Đau bụng.
- Nước tiểu đậm.
- Sốt.
- Đau khớp.
Video đang HOT
- Ăn không ngon.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Vàng da và vàng mắt.
Bị viêm gan B, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng nào?
Khi mắc bệnh viêm gan B, người bệnh có thể đối diện với một vài biến chứng nghiêm trọng, như:
1. Sẹo gan (xơ gan)
Tình trạng viêm kết hợp với nhiễm trùng viêm gan B có thể dẫn đến sẹo gan lan rộng (xơ gan), có thể làm giảm khả năng hoạt động của gan.
2. Ung thư gan
Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ cao bị ung thư gan.
3. Suy gan
Suy gan cấp tính là tình trạng các chức năng quan trọng của gan ngừng hoạt động. Khi điều đó xảy ra, ghép gan là cần thiết để duy trì sự sống.
4. Mắc một số căn bệnh khác
Những người bị viêm gan B mãn tính bị ức chế hệ thống miễn dịch của họ. Điều này có thể dẫn đến tổn thương gan đáng kể hoặc thậm chí là suy gan. Những người bị viêm gan B mãn tính có thể bị bệnh thận hoặc viêm mạch máu.
Làm gì để phòng tránh nhiễm viêm gan B?
1. Tiêm vắc xin viêm gan B
Vắc xin viêm gan B thường được tiêm hai mũi cách nhau một tháng hoặc 3-4 tháng trong vòng 6 tháng, tùy thuộc vào loại vắc xin được tiêm. Một số đối tượng cần tiêm vắc xin viêm gan B đó là: trẻ nhỏ, thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng khi mới sinh; nhân viên y tế nhân viên cấp cứu và những người thường xuyên phải tiếp xúc với máu; bất cứ ai bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; người có nhiều bạn tình; người bị bệnh thận giai đoạn cuối…
2. Không bao giờ dùng chung kim tiêm. Thận trọng với việc xỏ khuyên và xăm mình. Nếu bạn đi xỏ lỗ tai hoặc xăm mình thì hãy tìm đến những cửa hàng uy tín, có khử trùng.
3. Tìm hiểu về tình trạng HBV của chồng, người yêu. Từ chối “yêu” khi bạn hoặc đối phương bị nhiễm HBV khi không có biện pháp bảo vệ.
Cảnh báo gia tăng bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người trẻ
Số bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia, Herpes sinh dục, sùi mào gà, viêm gan B, HIV đến khám tại các bệnh viện đang có xu hương hướng tăng.
Trong đó, đáng chú ý đối tượng bệnh nhân là học sinh, sinh viên đến khám ngày càng nhiêu và tập trung ở cộng đồng LGBT.
Gia tăng người trẻ mắc bệnh
BS CK2 Đoàn Văn Lợi Em, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liêu TP Hồ Chí Minh cho biết, hiên số lượng bệnh nhân trẻ là học sinh, sinh viên đến khám tại bênh viên liên quan đên bệnh lây nhiêm qua đường tình dục ngày càng có xu hướng gia tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng mắc mới ca sùi mào gà ở những đối tượng này đã tăng từ 1.727 ca (năm 2020) lên 1.885 ca và vẫn còn đang tiếp tục gia tăng.
Bệnh lây truyền qua đường sinh dục có biểu hiện không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Ảnh: L. Anh
Mới đây, một nam sinh viên khoảng 19 tuổi, quan hệ đồng giới đến Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh khám vì bị sùi mào gà hậu môn. Theo lời kể của nam sinh viên này, khi lên Sài Gòn học đại học, có làm quen một người bạn tình nam và bắt đầu quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bao cao su, đông thời cho rằng quan hệ qua đường hậu môn thì an toàn.
Chính vì vậy, khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh sùi mào gà hậu môn kèm theo nhiễm HIV, bệnh nhân vẫn không nhận thức được tại sao mình mắc những bệnh lây truyền tình dục này và cho rằng mình không hề quan hệ tình dục. Được biết, từ xưa đến nay, bệnh nhân này không được giáo dục giới tính và không có điều kiện tiếp cận với các thông tin phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục.
Hay một sinh viên (21 tuổi) đến Bệnh viện khám do bị nổi mụn vùng kín đã hai tuần và ngày càng nhiều. Đáng nói, bệnh nhân có quan hệ tình dục với hơn hai bạn tình, trong đó một người không dùng bao cao su và bệnh nhân tránh thai bằng cách uống thuốc tránh thai hàng ngày. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà - mụn cơm (hoa liễu) vùng sinh dục.
BS CK2 Đoàn Văn Lợi Em chia sẻ, đây là câu chuyện đáng cảnh báo cho giới trẻ hiện này vì thiếu sự quan tâm của gia đình và thiếu các chương trình giáo dục giới tính ở học đường, đặc biệt dành riêng cho đối tượng đồng giới.
"Theo tôi được biết, các chương trình giáo dục giới tính hiện nay chỉ mới tập trung về đối tượng dị giới và hầu như không đề cập đên đôi tượng đồng giới do tâm lí còn dị nghị, chưa cởi mở của xã hội", bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em nói.
Còn theo bác sĩ Đoàn Thị Phương Thảo, phụ trách khoa da liễu, Bệnh viện Quận 11, nếu như trước đây không có bệnh nhân lây bệnh qua đường tình dục đến khám thì thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trung bình mỗi tháng, bệnh viện tiếp nhận khoảng 70-80 ca, trong đó 10-15% bị sùi mào gà, giang mai, lậu... Đáng lo ngại, bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là ở giới trẻ và tập trung ở cộng đồng LGBT ngày càng gia tăng.
Bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em cho biêt, hiện vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức cụ thể trên từng đối tượng, nhưng theo quan sát và trong quá trình tiêp nhân bênh nhân, tỷ lệ nam giới quan hê đông tính đến khám và điều trị ngày càng nhiêu. Điều này cho thấy, sự cởi mở cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng được xem trọng trên những đối tượng đồng giới. Tuy nhiên, điều này cũng có thể phản ánh những hành vi tình dục nguy cơ cao ngày càng được thực hiện nhiều trên nhóm đối tượng này, dẫn đến tỷ lệ đến khám bệnh ngày càng tăng.
Những biến chứng nguy hiểm
Bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em cho rằng, bất kì ai cũng có thể bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng một vài đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn so với các đối tượng khác. Những đối tượng này bao gồm trẻ vị thành niên, nam quan hệ với nam, đối tượng hành nghề mại dâm và các đối tượng ở vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh lây truyền qua đường tình dục cao.
Đối với trẻ vị thành niên, dù đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lí nhưng nhiều trẻ lại không được giáo dục giới tính đầy đủ, thiếu kiến thức và nhận thức nên có khả năng bị mắc bệnh khá cao. Ở đối tượng đông giới nam, thường không thích sử dụng bao cao su khi quan hệ và quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau. Ngoài ra, đối tượng này còn quan hệ bằng đường miệng và đường hậu môn, đây là những đường có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục cao hơn so đường quan hệ tình dục thông thường.
Theo bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em, hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục đều có thể được chữa khỏi, nhưng vẫn còn 4 bệnh là không thể chữa khỏi hoàn toàn, bao gồm: viêm gan B, viêm gan C, HSV và HIV. Điều đáng nói, do triệu chứng ban đầu của bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không biểu hiện rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị bệnh hoặc chủ quan không đi khám để được điều trị sớm, dẫn đến nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chẳng hạn như đối với bệnh lậu và nhiễm Chlamydia, nếu không điều trị thì bệnh có thể dẫn đến viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh, cuối cùng dẫn đến vô sinh ở nam giới. Ở nữ giới cũng có thể bị các biến chứng như nhiễm trùng lan toả vùng sinh dục, hậu môn, vô sinh hoặc các di chứng liên quan đến thai kì như sẩy thai, sinh non, thai ngoài tử cung, lây truyền bệnh cho con khi sinh qua đường âm đạo. Đối với bệnh giang mai, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì bệnh có thể bước vào giai đoạn muộn với hàng loạt các biến chứng ở hệ thần kinh, mắt, mạch máu.
Cuối cùng, một bệnh lí quan trọng khác có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đó chính là HIV. Bệnh hầu như không có triệu chứng cho đến khi số lượng tế bào miễn dịch CD4 giảm dẫn đến giai đoạn AIDS, khi đó người bệnh có thể bị tử vong do những hậu quả của suy giảm miễn dịch như nhiễm trùng cơ hội, ung thư...
Theo các bác sĩ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn có ý thức bảo vệ chính mình và có những kiến thức cơ bản về sức khỏe tình dục. Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lay truyền qua được khuyến cáo bao gồm chung thủy một vợ một chồng; sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn sẽ làm giảm khả năng nhiễm trùng; tránh các hành vi tình dục gây rủi ro cao gây tổn thương da và niêm mạc như sử dụng những đồ chơi tình dục; chủ động tiêm ngừa các vaccine phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục như vaccine ngừa HPV và viêm gan B...
Phó Giám đốc HCDC: Không thiếu vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng Đại diện HCDC khẳng định, thành phố vẫn đảm bảo vaccine mở rộng cơ bản tại các cơ sở y tế, còn việc thiếu vaccine thời gian như báo chí phản ánh là vaccine dịch vụ. Tại buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin về phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra chiều 23/6, ông Nguyễn Hồng...