Có 3 biểu hiện khi uống nước thì cần phải hết sức chú ý và nên đi khám bệnh ngay
Chúng ta thường nghe đến câu nói: Muốn sống trường thọ, nhất định phải uống nhiều nước. Vì uống nhiều nước có thể làm loãng máu, thúc đẩy sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể, nhưng bạn có thể không biết, có khi uống nước cũng có thể giúp chúng ta phán đoán có thể có mắc bệnh hay không.
Theo chia sẻ của một bác sĩ, tuần trước có điều trị cho một bệnh nhân, anh ta nói với bác sĩ, mỗi ngày đều uống rất nhiều nước, ít nhất 2 đến 3 lít nước, tuy nhiên cơ thể luôn trong tình trạng vào nhà vệ sinh và khát nước. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân này mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Do đó, bất luận đàn ông hay phụ nữ có 3 biểu hiện khi uống nước, cần phải chú ý:
1. Khi uống nước xuất hiện tiểu ít, thậm chí không đi tiểu
Nếu có dấu hiệu trên, tất cả mọi người nhất định phải chú ý, điều này cho thấy sự xuất hiện của bệnh thận. Về lý thuyết, chúng ta uống nhiều nước, sẽ đi tiểu nhiều hơn, đó là sự cân bằng về lượng, nhưng nếu bạn uống rất nhiều nước, đi tiểu rất ít hoặc hầu như không vào nhà vệ sinh thì chứng tỏ, chức năng đào thải của thận xuất hiện sự bất thường, chẳng hạn như suy thận cấp tính, urê huyết, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Khi uống nước xuất hiện tiểu nhiều, khô miệng
Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn, giống như đã đề cập đến tình trạng ở bệnh nhân bên trên. Lúc này bạn nhất định phải cảnh giác xem bản thân có bị tiểu đường hay không, khô miệng, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, đều là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.
Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn.
Nếu xuất hiện tình trạng này, không chú ý, theo thời gian rất có thể sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường… Một khi biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra, sẽ rút ngắn tuổi thọ của con người, trở thành “kẻ hại chết người” thực sự.
Video đang HOT
Ngoài ra, khô miệng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
3. Khi uống nước, toàn thân xuất hiện phù nề
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên, nhiều người sợ uống nước, bởi vì một khi uống nước thì toàn thân xuất hiện phù nề, lúc này không được chủ quan, nhất định là thận có vấn đề. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
Đồng thời các bệnh về gan, tim, suy dinh dưỡng… khởi phát cơ thể cũng có xuất hiện tình trạng phù nề sau khi uống nước. Điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần phải kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù.
1. Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần: Mỗi lần uống từ 100 ml – 150 ml là phù hợp, cứ cách nửa giờ uống một lần.
2. Tránh uống “nước đá”: Cố gắng không uống nước đá hoặc đồ uống lạnh, uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
3. Bổ sung muối kịp thời: Uống nước muối nhạt, để bổ sung lượng muối vô cơ do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
Nguồn: Sohu/Báo dân sinh
4 lưu ý trong mùa dịch không phải ai cũng biết
Cúm mùa, dịch COVID-19, cúm A/H5N1...là những dịch bệnh trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng trong thời gian gần đây. Chủ động một lối sống lành mạnh, chú ý phòng dịch đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Ăn đa dạng thực phẩm
Để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nâng cao miễn dịch, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID- 19), trong giai đoạn này không nên ăn kiêng mà cần đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
Bổ sung đa dạng thực phẩm tăng cường sức đề kháng (ảnh minh hoạ)
Có thể tham khảo chế độ ăn gồm 03 bữa chính và 03 bữa phụ trong ngày. Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 giờ. Các bữa ăn chính nên lựa chọn thực phẩm đa dạng như: thịt, cá, trứng, nấm, đậu phụ, rau xanh,... các gia vị như hành, tỏi, hẹ để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Bữa phụ nên ăn trái cây để tăng cường vitamin C, sữa chua nguyên chất lên men giúp thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn trong cơ thể.
Uống nước đúng cách
Ai cũng ý thức được vai trò của nước đối với cơ thể nhưng không phải ai cũng biết ai cách uống nước cho đúng .
Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.
Ví dụ: một người 35 tuổi có cân nặng 55kg, nhu cầu nước mỗi ngày là 55 x 35 = 1925 ml/ngày (tương đương 8-10 cốc nước/ngày).
Sử dụng máy lọc nước đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt chuẩn nước uống tinh khiết QCVN6-1:2010/BYT
Không nên chờ đến khi miệng và cổ khô mới uống nước mà cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát.
Đặc biệt cần uống nước sạch, nước ấm. Ít nhất cần đun sôi nước để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nếu có điều kiện có thể sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn, loại bỏ được các chất độc hại, cặn bẩn, virus, vi khuẩn...
Đối với máy lọc nước cần lựa chọn các thương hiệu uy tín, phù hợp với nguồn nước và nhu cầu sử dụng, đặc biệt là có chứng nhận an toàn về hiệu quả lọc.
Thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 tiếng
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi cần có quy luật. Giấc ngủ rất quan trọng vì nhiều lý do-giấc ngủ báo hiệu cơ thể bạn giải phóng hormon và các hợp chất giúp quản lý cơn thèm ăn, duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện trí nhớ. Ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 giờ, tránh thức khuya sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Một vài nghiên cứu cho thấy, nếu bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tiểu đường, bệnh tim, béo phì và ngưng thở khi ngủ. Tất cả các tình trạng sức khỏe này có thể giảm khi bạn ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, diệt khuẩn các vật dụng thường xuyên sử dụng. Đảm bảo thông gió bằng cách tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi ở. Có thể kết hợp sử dụng máy lọc không khí màng lọc Hepa tích hợp Nano Bạc kết hợp chế độ ion âm và chế độ UV làm sạch không khí, ức chế sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh tật nhất là các bệnh liên quan đến hô hấp.
Đại diện nhãn hàng Karofi cho biết: Một số màng lọc HEPA còn được tích hợp các lớp nano bạc, điều này khiến vi vi khuẩn, vi rút bị ức chế, không có khả năng sinh sản, giúp không khí trong lành hơn, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, đối với, máy lọc không khí sử dụng công nghệ ion, khi vận hành phóng ra ion âm vào không khí. Chúng sẽ phản ứng hóa học với gốc hydro của vi khuẩn, virus thay đổi cấu trúc AND khiến cho chúng bị tiêu diệt. Nếu máy lọc được trang bị tia cực tím cũng giúp góp phần hỗ trợ tăng hiệu suất tiêu diệt virus, vi khuẩn.
Theo SK&ĐS
Ai có nguy cơ suy thận? Bệnh suy thận mãn tính đang gia tăng ở các nước phát triển. Việt Nam chưa có nghiên cứu trên toàn quốc, tuy nhiên nghiên cứu theo từng vùng địa lý cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh thận mạn ngày càng tăng cao. Suy thận mãn tính là gì Suy thận mạn tính là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý...