Có 2 con cùng biếng ăn, mẹ trẻ đã “bày mưu” ứng phó và kết quả cải thiện đáng kể
Mặc dù bận rộn với công việc nhưng người mẹ trẻ này vẫn tận tay trị được thói biếng ăn của các con mình chỉ bằng những cách đơn giản không tưởng.
Chị Namee J. Sunico là tác giả cuốn sách “Whole Natural: Baby Food” – cẩm nang dạy nấu ăn theo phong cách người Philippines đầu tiên tại đất nước này. Chị cũng đồng thời là mẹ của 2 em bé Sebi và Juliana đang tuổi ăn tuổi lớn. Mặc dù rất bận rộn và bản thân cũng đầu tư nhiều công sức để tìm tòi và phát triển công thức dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ nhưng bản thân chị cũng đang gặp phải vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ khác cũng phải đau đầu, đó là con kén ăn, biếng ăn.
Chị Namee J. Sunico là mẹ của 2 em bé xinh xắn và cũng từng biếng ăn.
Trong loạt bài chia sẻ với các bậc cha mẹ về hiện tượng con kén ăn, Sunico cho hay: “Một đứa trẻ kén ăn sẽ lựa chọn món mà chúng thích thay vì món được mẹ nấu mang cho ăn”. Món chúng thích sẽ tùy theo tình trạng sức khỏe, sự phát triển và cân nặng của từng đứa trẻ. Nguồn thức ăn này có ảnh hưởng lớn đến cách mà trẻ đang phát triển, ảnh hưởng đến kỹ năng vận động, vóc dáng và sự phát triển toàn diện của mỗi bé.
Bởi vậy, để đảm bảo con có đủ năng lượng và nguồn dinh dưỡng phát triển toàn diện, Sunico đã chia sẻ 5 bí quyết đơn giản chính chị đã áp dụng để con không còn biếng ăn nữa.
1. Ăn cùng con ít nhất 1 bữa/ngày
Theo Sunico, việc ăn cùng con còn quan trọng hơn cả việc bón cho con ăn. Bởi đây là cách giúp người mẹ cụ thể hóa những món mà trẻ nên ăn. Mẹ ăn gì thì con sẽ muốn ăn cùng, và nếu người mẹ có chế độ ăn khoa học, hợp lý thì tất nhiên trẻ cũng sẽ làm theo.
Video đang HOT
Hàng loạt món ngon, đủ dinh dưỡng mà Sunico ăn cùng con mỗi ngày.
2. Tôn trọng sở thích ăn uống của con
Mẹ cần bày tỏ sự tôn trọng với sở thích, nhu cầu của con. Có thể bằng cách gợi ý, đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu bé đang mong muốn. Nếu trẻ không muốn ăn thì có lẽ con đang cảm thấy không ổn, con có thể đang mệt hoặc bị ốm, cũng có thể con vừa ăn xong nên không muốn ăn nữa. Trẻ chưa thể giao tiếp mọi thứ và bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng như người lớn. Sunico nhấn mạnh: “Khi ở nhà, nếu các con tôi không muốn ăn thì tôi cũng không ép, vì tôi biết khi nào con đói thì con sẽ tự tìm đến đồ ăn thôi”.
Bé Juliana vô cùng tự tin khi cùng mẹ vào bếp và gọi món ăn ở nhà hàng, bé không con kén ăn như trước.
3. Đến giờ ăn thì đóng cửa phòng bếp
Sunico cũng từng là một đầu bếp, nên bà mẹ trẻ đã áp dụng ngay biện pháp này để các con tập trung và có thói quen ăn uống đúng giờ hơn mỗi khi đến giờ ăn. Khi căn bếp đã đóng cửa, con sẽ không thể lấy đồ ăn, và nếu con muốn ăn thì phải chờ đến bữa sau. Theo một cách nào đó, trẻ sẽ tự học cách điều chỉnh và làm thế nào để thích nghi với lịch trình đó, không còn biếng ăn nữa.
4. Luôn sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh
“Tôi cho con trai chơi với đậu xanh mặc dù con không biết nó là cái gì, và hàng ngày để con dần tiếp xúc với những món ăn lành mạnh. Lâu dần con sẽ biết cách ăn những loại thức ăn đó”, người mẹ trẻ chia sẻ. Nguồn thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp con lớn lên khỏe mạnh mà còn giúp kích thích các giác quan của con phát triển. Cha mẹ có thể cho con tiếp xúc bằng cách ăn bốc để con trải nghiệm và cảm nhận một cách trực quan sinh động nhất, đó cũng là một kỹ năng sống mà trẻ nên được học, giúp con ăn uống ngon miệng hơn.
5. Biến mỗi món ăn thành 1 bài học thú vị
Không chỉ hấp dẫn mà Sunico còn biến tấu mỗi món ăn là 1 bài học thú vị dành cho con.
“Nhiều bố mẹ quát con không được nghịch đồ ăn, nhưng theo tôi thì trẻ cần được chơi với đồ ăn và cha mẹ nên cho phép con”, người mẹ trẻ khẳng định. Hãy thử suy nghĩ và biến mỗi loại đồ ăn thành 1 bài học thú vị cho con. Chẳng hạn, mẹ đặt cà rốt lên đĩa và dạy con nó rất tốt cho mắt. Trẻ có khả năng ghi nhớ những từ như beta carotene, khoáng chất, vitamin. “Con gái tôi vẫn thường nói là con uống sữa để sau này trở thành diễn viên múa ba lê. Và mấy năm nay con gái tôi đang luyện tập múa“, Sunico cho biết thêm. Vì vậy sự lồng ghép sáng tạo, đưa những thông tin bổ ích thông qua đồ ăn cũng là 1 cách hay ho cha mẹ nên áp dụng để giúp con bớt biếng ăn và kén ăn.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Thức ăn xay nhuyễn có giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu?
Việc không để trẻ ăn thô dần khi trẻ đã dần mọc răng và chỉ ăn thức ăn nghiền sẽ khiến trẻ biếng ăn...
Khi bắt đầu mọc răng, cần cho trẻ ăn bớt dần thức ăn xay nhuyễn (Ảnh minh họa)
Hỏi: Nhiều người hay cho rằng khi cho trẻ ăn cần xay nhuyễn giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu... kể cả khi trẻ đã bắt đầu mọc răng, liệu có đúng không thưa bác sĩ?
Hồng Hoa (Hà Nội)
Trả lời:
Độ thô của thức ăn phụ thuộc theo lứa tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi, giai đoạn này đang kích thích mầm, thì nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như sữa là phù hợp. Sau giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung, lúc này cần chuyển thức ăn lỏng sang đặc. Thức ăn đặc đầu tiên là bột cùng các thực phẩm như thịt, cá, trứng... được nghiền nhỏ là phù hợp. Lúc này, đường tiêu hóa bắt đầu thay đổi, các enzym trên đường tiêu hóa tiết nhiều hơn để tiêu được protein có tính chất thô hơn. Ở giai đoạn này, nếu cha mẹ không tập cho trẻ ăn thô dần thì ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Vì lúc này vị giác của trẻ đang phát triển, giúp trẻ định hình phân biệt được các loại thức ăn khác nhau.
Trẻ thường mất 3 năm để đường tiêu hóa trưởng thành, khi mình ăn, nhai có thức ăn bổ sung vào các enzym tiêu hóa tốt hơn, khi mình ăn nhiều thức ăn bổ sung khác, giúp cho sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột thay đổi theo khẩu phần ăn của trẻ. Một hệ vi sinh tốt lại kích thích hệ miễn dịch trên đường ruột của trẻ tốt hơn. Việc không để trẻ ăn thô dần khi trẻ đã dần mọc răng và chỉ ăn thức ăn nghiền sẽ khiến trẻ biếng ăn và càng lớn lên, động tác nhai của trẻ không thành thạo, không được rèn luyện tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này. Đây là căn nguyên dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn, từ chối ăn và rồi khi ăn thức ăn gợn hơn thì bé lại ọe, nôn khiến bố mẹ nhìn thế lại sợ lại nghiền nhỏ, lại xay...
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi T.Ư
Theo baogiaothong
Niềm tin của người Philippines với Trung Quốc rơi xuống mức 'tệ hại' Thăm dò mới cho thấy niềm tin của người Philippines với Trung Quốc giảm từ mức "kém" (poor) xuống mức "tệ hại" (bad), với "điểm tin tưởng" là -33 vào tháng 9. Trái ngược với sự lựa chọn của Tổng thống Rodrigo Duterte, niềm tin của người Philippines dành cho Trung Quốc đã giảm xuống mức "tệ hại", trong khi với Mỹ vẫn...